Tập trung kinh tế là hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh giữa các doanh nghiệp. Vậy trường hợp phải thông báo khi tiến hành tập trung kinh tế được pháp luật quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Trường hợp phải thông báo khi tiến hành tập trung kinh tế:
Pháp luật quy định tập trung kinh tế bao gồm các hình thức sau đây:
– Hình thức sáp nhập doanh nghiệp;
– Hình thức hợp nhất doanh nghiệp;
– Hình thức mua lại doanh nghiệp;
– Hình thức liên doanh giữa các doanh nghiệp;
– Những hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
Khoản 1 Điều 33
Theo đó, nếu trong trường hợp thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế thì khi đó doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước khi tiến hành tập trung kinh tế.
Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế được xác định căn cứ vào một trong những tiêu chí sau đây:
– Tổng của tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;
– Tổng doanh thu ở trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;
– Giá trị về giao dịch của tập trung kinh tế;
– Thị phần kết hợp ở trên thị trường liên quan của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.
Thêm nữa, tại Điều 13 Nghị định 35/2020/NĐ-CP hướng dẫn
1.1. Các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế:
Các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế, trừ những doanh nghiệp là tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán, nếu trong trường hợp thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế thì phải thông báo đến cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước khi thực hiện tập trung kinh tế nếu mà thuộc trong một trong các trường hợp sau đây:
– Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc là nhóm doanh nghiệp liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên đạt 3.000 tỷ đồng trở lên ở trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;
– Tổng doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc là nhóm doanh nghiệp liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên đạt 3.000 tỷ đồng trở lên ở trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;
– Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế mà từ 1.000 tỷ đồng trở lên;
– Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên ở trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế.
1.2. Các doanh nghiệp là tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán:
Các doanh nghiệp là tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán dự định tham gia tập trung kinh tế nếu như trong trường hợp thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế thì phải thông báo đến cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước khi thực hiện tập trung kinh tế nếu như thuộc trong một trong các trường hợp sau đây:
– Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc là nhóm doanh nghiệp bảo hiểm liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên, của công ty hoặc là nhóm công ty chứng khoán liên kết mà công ty đó là thành viên đạt 15.000 tỷ đồng trở lên ở trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế; tổng tài sản ở trên thị trường Việt Nam của tổ chức tín dụng hoặc là nhóm tổ chức tín dụng liên kết mà tổ chức tín dụng đó là thành viên đạt 20% trở lên trên tổng số tài sản của hệ thống các tổ chức tín dụng trên thị trường Việt Nam ở trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;
– Tổng doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc là nhóm doanh nghiệp bảo hiểm liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên đạt 10.000 tỷ đồng trở lên ở trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế; tổng doanh thu bán ra hoặc là doanh số mua vào trên thị trường Việt Nam của công ty hoặc là nhóm công ty chứng khoán liên kết mà công ty đó là thành viên đạt 3.000 tỷ đồng trở lên ở trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế; tổng doanh thu ở trên thị trường Việt Nam của tổ chức tín dụng hoặc là nhóm tổ chức tín dụng liên kết mà tổ chức tín dụng đó là thành viên đạt từ 20% trở lên trên tổng số doanh thu của hệ thống những tổ chức tín dụng trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;
– Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế của doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán mà từ 3.000 tỷ đồng trở lên; giá trị giao dịch của tập trung kinh tế của tổ chức tín dụng từ 20% trở lên trên tổng số vốn điều lệ của hệ thống những tổ chức tín dụng trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;
– Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên ở trên thị trường liên quan trong năm tài chính liên kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế.
2. Hồ sơ thông báo khi tiến hành tập trung kinh tế:
Như đã nói ở mục trên, trong trường hợp thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế thì khi đó doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế được quy định tại Điều 34
– Thông báo tập trung kinh tế (thông báo được thực hiện theo mẫu do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành);
– Dự thảo nội dung thỏa thuận tập trung kinh tế hoặc là dự thảo hợp đồng, biên bản ghi nhớ việc tập trung kinh tế giữa các doanh nghiệp;
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các văn bản tương đương của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;
– Báo cáo tài chính của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm có thông báo tập trung kinh tế hoặc báo cáo tài chính từ thời điểm thành lập cho đến thời điểm thông báo tập trung kinh tế đối với doanh nghiệp mới thành lập đã có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật;
– Danh sách các công ty mẹ, công ty con, công ty thành viên, chi nhánh, văn phòng đại diện và những đơn vị phụ thuộc khác của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế (nếu có);
– Danh sách những loại hàng hóa, dịch vụ mà từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế đang kinh doanh;
– Thông tin về thị phần trong lĩnh vực dự định tập trung kinh tế của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế ở trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm thông báo tập trung kinh tế;
– Phương án khắc phục về khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh của việc tập trung kinh tế;
– Báo cáo đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế và những biện pháp tăng cường tác động tích cực của việc tập trung kinh tế.
Lưu ý rằng:
– Doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế sẽ phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ.
– Tài liệu ở trong hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch tiếng Việt.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Cạnh tranh 2018.
– Nghị định 35/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cạnh tranh.