Trường hợp thanh toán công tác phí? Quy định vể mức chi trả công tác phí theo quy định hiện hành.
Trường hợp thanh toán công tác phí? Quy định vể mức chi trả công tác phí theo quy định hiện hành.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi về công tác phí! Tôi là công nhân của doanh nghiệp nhà nước. Cơ quan tôi chia làm 2 đơn vị tại 2 huyện cách nhau 20km để kinh doanh. Tôi thuộc đơn vị A tại huyện A được lãnh đạo cử đi công tác 1 tuần tại đơn vị B tại huyện B. Vậy tôi có được thanh toán công tác phí không? Và được bao nhiêu??
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Do chúng tôi không xác định được bạn muốn hỏi chế độ công tác phí nào nên chúng tôi xin tư vấn theo hai hướng như sau:
Trường hợp thứ nhất, bạn muốn hỏi chế độ công tác phí doanh nghiệp dành cho nhân viên. Mỗi doanh nghiệp (dù là doanh nghiệp nhà nước hay ngoài nhà nước) đều có một chế độ công tác phí nhất định cho nhân viên. Do đó, để biết được chế độ công tác phí của doanh nghiệp mình ra sao, bạn tham khảo các quy định của pháp luật như sau:
Trường hợp thứ hai, bạn muốn hỏi chế độ công tác phí của các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Chế độ công tác phí này được quy định cụ thể trong Thông tư số 97/2010/TT-BTC Thông tư quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập:
"Điều 1. Quy định chung về chế độ công tác phí
1. Phạm vi, đối tượng được hưởng chế độ công tác phí:
Cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo quy định của pháp luật làm việc trong các cơ quan, đơn vị; sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn, công nhân, viên chức, lao động hợp đồng trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân (gọi tắt là cán bộ, công chức) được cấp có thẩm quyền cử đi công tác trong nước; Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khi tham gia hoạt động của Hội đồng nhân dân.
Đối với cán bộ, công chức được các cơ quan tiến hành tố tụng mời ra làm nhân chứng trong các vụ án có liên quan đến công việc chuyên môn cũng được áp dụng các quy định tại Thông tư này.
2. Công tác phí là khoản chi phí để trả cho người đi công tác trong nước bao gồm:
Tiền phương tiện đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở nơi đến công tác, cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có).
3. Các điều kiện để được thanh toán công tác phí:
– Thực hiện đúng nhiệm vụ được giao;
– Được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử đi công tác; hoặc có giấy mời của các cơ quan tiến hành tố tụng ra làm nhân chứng trong các vụ án có liên quan đến công việc chuyên môn;
– Có đủ các chứng từ để thanh toán theo quy định tại Thông tư này (trừ các trường hợp được phép thanh toán theo phương thức khoán)."
Cụ thể về mức tiền của từng nội dung trong chế độ công tác phí này được quy định trong Quyết định 3151/QĐ-BTC như sau:
Thứ nhất, tiền phương tiện đi công tác. Tiền phương tiện đi công tác chia thành hai trường hợp: thuê phương tiện đi công tác và khoán tiền tự túc phương tiện đi công tác
"Điều 3. Quy định về thanh toán tiền phương tiện đi công tác
1. Đối với trường hợp thuê phương tiện đi công tác:
a) Cán bộ đi công tác được thanh toán tiền phương tiện đi lại, bao gồm:
– Tiền thuê phương tiện chiều đi và về từ nhà đến sân bay, ga tàu, bến xe;
– Tiền vé máy bay, vé tàu, xe vận tải công cộng từ cơ quan để di chuyển đến nơi công tác và theo chiều ngược lại;
– Tiền thuê phương tiện đi lại tại địa phương nơi đến công tác: từ chỗ nghỉ đến chỗ làm việc, từ sân bay, ga tàu, bến xe về nơi nghỉ (lượt đi và lượt về);
– Cước qua phà, qua đò cho bản thân và phương tiện của người đi công tác; phí sử dụng đường bộ và cước chuyên chở tài liệu phục vụ cho chuyến đi công tác (nếu có) mà người đi công tác đã trực tiếp chi trả.
Trường hợp đơn vị nơi cử cán bộ đi công tác và đơn vị nơi cán bộ đến công tác đã bố trí phương tiện vận chuyển thì người đi công tác không được thanh toán các khoản chi phí này.
2. Đối với trường hợp khoán tiền tự túc phương tiện đi công tác:
b) Đối với các cán bộ không có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô khi đi công tác, nhưng nếu cán bộ đi công tác cách trụ sở cơ quan từ 10 km trở lên (đối với khu vực vùng cao, hải đảo; miền núi khó khăn, vùng sâu) và từ 15 km trở lên (đối với vùng còn lại) mà tự túc bằng phương tiện cá nhân của mình thì được thanh toán tiền tự túc phương tiện tương đương với mức giá vé tàu, vé xe thông thường tại địa phương của tuyến đường đi công tác."
Thứ hai, phụ cấp lưu trú
"Điều 4
2. Mức phụ cấp lưu trú
a) Đối với cán bộ ở đất liền được cử đi công tác làm nhiệm vụ trên biển, đảo thì được hưởng mức phụ cấp lưu trú tối đa là 200.000 đồng/người/ngày thực tế đi biển, đảo (áp dụng cho cả những ngày làm việc trên đảo, những ngày đi, về trên biển).
b) Đối với các cán bộ đi công tác ở các vùng còn lại được hưởng mức phụ cấp lưu trú tối đa là 150.000 đồng/ngày/người.
Trường hợp đi công tác trong ngày (đi và về trong ngày) Thủ trưởng đơn vị quyết định mức phụ cấp lưu trú theo các tiêu chí: căn cứ theo số giờ thực tế đi công tác trong ngày, theo thời gian phải làm ngoài giờ hành chính (bao gồm cả thời gian đi trên đường), quãng đường đi công tác… và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị."
Thứ ba, thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác. Các cán bộ đi công tác được thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ theo hình thức khoán hoặc theo hóa đơn thực tế.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
"Điều 5:
1. Thanh toán theo hình thức khoán:
b) Các chức danh cán bộ, công chức còn lại:
– Đi công tác ở quận thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Cần Thơ, thành phố Đà Nẵng và thành phố là đô thị loại 1 thuộc tỉnh. Mức khoán tối đa không quá 350.000 đồng/ngày/người;
– Đi công tác tại huyện thuộc các thành phố trực thuộc trung ương, tại thị xã, thành phố còn lại thuộc tỉnh: Mức khoán tối đa 250.000 đồng/ngày/người;
– Đi công tác tại các vùng còn lại: Mức khoán tối đa 200.000 đồng/ngày/người.
2. Thanh toán theo hóa đơn thực tế:
c) Các đối tượng cán bộ còn lại:
– Đi công tác tại các quận thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Cần Thơ, thành phố Đà Nẵng; thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh: Được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là 900.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng;
– Đi công tác tại các vùng còn lại: Được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là 600.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng;"
Bạn lưu ý một điều rằng, các chế độ mà chúng tôi vừa cung cấp, chỉ áp dụng cho các đối tượng tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 97/2010/TT-BTC. Nếu bạn không thuộc một trong các đối tượng này thì chỉ có thể hưởng chế độ công tác phí của doanh nghiệp chúng tôi đã trình bày trong trường hợp một.