Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
    • Tư vấn pháp luật đất đai
    • Tư vấn pháp luật hôn nhân
    • Tư vấn pháp luật hình sự
    • Tư vấn pháp luật lao động
    • Tư vấn pháp luật dân sự
    • Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội
    • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
    • Tư vấn pháp luật thừa kế
    • Tư vấn pháp luật đấu thầu
    • Tư vấn pháp luật giao thông
    • Tư vấn pháp luật hành chính
    • Tư vấn pháp luật xây dựng
    • Tư vấn pháp luật thương mại
    • Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự
    • Tư vấn pháp luật đầu tư
    • Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
    • Tư vấn pháp luật tài chính
    • Tư vấn pháp luật thuế
  • Hỏi đáp pháp luật
    • Hỏi đáp pháp luật dân sự
    • Hỏi đáp pháp luật hôn nhân
    • Hỏi đáp pháp luật giao thông
    • Hỏi đáp pháp luật lao động
    • Hỏi đáp pháp luật nghĩa vụ quân sự
    • Hỏi đáp pháp luật thuế
    • Hỏi đáp pháp luật doanh nghiệp
    • Hỏi đáp pháp luật sở hữu trí tuệ
    • Hỏi đáp pháp luật đất đai
    • Hỏi đáp pháp luật hình sự
    • Hỏi đáp pháp luật hành chính
    • Hỏi đáp pháp luật thừa kế
    • Hỏi đáp pháp luật thương mại
    • Hỏi đáp pháp luật đầu tư
    • Hỏi đáp pháp luật xây dựng
    • Hỏi đáp pháp luật đấu thầu
  • Yêu cầu báo giá
  • Đặt lịch hẹn
  • Đặt câu hỏi
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Biểu mẫu
  • Dịch vụ
    • Dịch vụ Luật sư
    • Dịch vụ nổi bật
    • Chuyên gia tâm lý
  • Blog Luật
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan

Tư vấn pháp luật giao thông

Trường hợp nào gây tai nạn giao thông bị đi tù? Tù bao nhiêu lâu?

Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Tư vấn pháp luật giao thông » Trường hợp nào gây tai nạn giao thông bị đi tù? Tù bao nhiêu lâu?
  • 12/09/202012/09/2020
  • bởi Luật gia Mai Thị Hồng
  • Luật gia Mai Thị Hồng
    12/09/2020
    Tư vấn pháp luật giao thông
    0

    Trường hợp nào gây tai nạn giao thông bị đi tù? Tù bao nhiêu lâu? Các khung hình phạt khi vi phạm quy định khi tham gia giao thông đường bộ.

    Mục lục

    • 1 1. Say rượu gây tai nạn giao thông có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
    • 2 2. Bồi thường thế nào khi gây tai nạn giao thông cho người đi bộ qua đường
    • 3 3. Gây tai nạn giao thông có bị phạt hành chính không?
    • 4 4. Gây tai nạn giao thông làm chết người và thay đổi hiện trường xử lý thế nào?

    Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về trường hợp gây tai nạn giao thông bị đi tù theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật giao thông khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!

    Tai nạn giao thông có lẽ là một điều không hề mong muốn với bất cứ ai, tuy nhiên theo thống kê cho thấy tình hình tai nạn giao thông ở nước ta hiện nay vẫn diễn ra hết sức phức tạp. Có những vụ tai nạn giao thông xảy ra để lại những hậu quả hết sức đáng tiếc, gây thiệt hại nghiêm trọng cả về tài sản và tính mạng của người tham gia giao thông. Trong Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã dành hẳn Mục 1 trong Chương XXI để quy định về Các tội xâm phạm an toàn giao thông trên cả đường bộ, đường sắt, đường thủy, và đường hàng không, tuy nhiên, có diễn biến phức tạp, và số lượng các vụ tai nạn xảy ra nhiều hơn cả vẫn là giao thông đường bộ. Vậy chế tài xử phạt đối với hành vi gây tai nạn giao thông này là như thế nào? Người gây tai nạn giao thông có phải đi tù không, và nếu phải đi tù thì mức phạt tù là bao nhiêu? Để trả lời những câu hỏi này, Luật Dương Gia xin gửi đến bạn bài viết về “Trường hợp nào gây tai nạn giao thông bị đi tù? Tù bao nhiêu lâu?” như sau:

    say-ruou-Gay-tai-nan-giao-thong-co-bi-truy-cuu-trach-nhiem-hinh-su.JPG

    Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 19006568

    Thứ nhất: những căn cứ để xác định người gây tai nạn giao thông có phải chịu trách nhiệm hình sự?

    Trong Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định về Tội vi phạm quy định khi tham gia giao thông đường bộ. Cũng giống như các tội hình sự khác, các tội gây tai nạn giao thông cũng có 4 yếu tố cấu thành tội phạm như sau:

    – Về chủ thể: Chủ thể chịu trách nhiệm đối với tội gây tai nạn giao thông là chủ thể thường, là người tham gia giao thông từ đủ 16 tuổi trở lên, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự

    – Về khách thể: Khách thể bị xâm phạm của tôi này là trật tự an toàn giao thông đường bộ. Ngoài ra còn có thể xâm phạm đến quan hệ tài sản, hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác khi có tai nạn xảy ra.

    Công cụ, phương tiện của tội phạm này là các phương tiện tham gia giao thông, có thể là các loại phương tiện thô sơ, xe cơ giới, hoặc các phương tiện chuyên dùng để tham gia giao thông khác.

    – Về mặt khách quan: Người này đã vi phạm các quy định về luật an toàn giao thông đường bộ, vi phạm ở đây được hiểu là không tuân thủ, hoặc tuân thủ không đầy đủ các quy định của pháp luật dẫn đến tai nạn xảy ra.

    Xem thêm: Mức phạt người rải đinh ra đường? Mức phạt hành vi rải đinh ra đường?

    Hậu quả: Hậu quả là yếu tố bắt buộc phải có để xác định tội này. Hậu quả ở đây là các thiệt hại về tài sản, như là xe cộ, hoặc về tính mạng, sức khỏe của người tham gia giao thông.

    – Về mặt chủ quan:Mặt chủ quan là yếu tố lỗi của người phạm tội, đối với hành vi gây tai nạn giao thông đường bộ lỗi ở đây là lỗi vô ý. Lỗi vô ý này có thể là vô ý do cẩu thả, hoặc vô ý do quá tự tin. Ví dụ người đã uống rượu say mà vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông, người này biết trước hành vi của mình có thể gây tai nạn giao thông, nhưng lại nghĩ rằng tai nạn có thể sẽ không xả ra và vẫn cố tình tham gia giao thông thì sẽ là vô ý do cẩu thả.

    Khi gây tai nạn giao thông mà đạt đến mức chịu trách nhiệm hình sự thì kể cả là lỗi vô ý thì người gây ra tai nạn cũng phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

    Như vậy để  xét gây tai nạn giao thông, người ta thường căn cứ vào 2 yếu tố chủ yếu đó là: lỗi và hậu quả xảy ra.

    Lỗi ở đây là đã có hành vi vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ, và do cơ quan chức năng xác định, do vậy để xác định một người có phải chịu trách nhiệm hình sự khi gây tai nạn giao thông hay không, không thể chỉ dựa vào Bộ Luật hình sự mà còn phải dựa vào quy định tại Luật Giao thông đường bộ.

    Hậu quả là thiệt hại về người và về tài sản, tùy và mức độ hậu quả có nghiêm trọng hay không để xác định có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không, và đồng thời đây cũng là căn cứ để có thể xác định khung hình phạt của tội này.

    Thứ hai: mức phạt tù đối với hành vi vi phạm quy định về an toàn giao đường bộ thông gây tai nạn.

    Căn cứ theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, tùy theo mức độ hành vi gây thiệt hại của người tham gia thông đường bộ mà người vi phạm sẽ có mức chịu trách nhiệm hình sự như sau:

    Xem thêm: Trường hợp nào lái xe được rời khỏi hiện trường tai nạn giao thông?

    – Trường hợp người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật như làm chết một người hoặc gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe cho một người mà tỉ lệ tổn thương cơ thể lên đến 61% hoặc là gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe cho 02 người với tỉ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%, nếu 03 người trở lên với tổng tỉ lệ tổn thương cơ của những người đó từ 61% đến 121% hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng thì sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    – Nếu vi phạm về quy tắc an toàn giao thông đường bộ như trên mà không có Giấy phép lái xe, đang trong tình trạng sử dụng rượu, bia mà nồng đọ cồn hoặc trong máu vượt qua mức pháp luật cho phép, sử dụng chất kích thích mà pháp luật cấm sử dụng hoặc gây tai nạn rồi bỏ chạy nhằm mục đích trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp bị nạn (Thây người bị tai nạn giao thông đang trong nguy kịch nguy hiểm đến tính mạng thấy nhưng bỏ đi. không cứu giúp đưa đi cấp cứu), Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông (mà gây ra tai nạn giao thông như mức nêu trên)

    Vi phạm quy định an toàn giao thông mà làm chết 02 người, gây tổn hại cơ thể hoặc gây thương tích cho 02 người mà mỗi người là 61%, 03 người trở lên với tổng tỉ lên tổn thương đến của những người đó từ 122% đến 200% hoặc hành vi đó gây thiệt hại tài sản 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng thì người vi phạm sẽ bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

    – Ngoài ra người vi phạm còn có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu vi phạm quy tắc về an toàn giao thông đường bộ mà làm chết đến 03 người trở lên hoặc là 03 người bị tổn hại sức khỏe, bị thương tích mà mỗi người là 61% trở lên, 03 người có tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể của những người đó là 201% trở lên, hoặc tổng tài sản bị gây thiệt hại từ 1.500.000.000 đồng trở lên.

    – Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp gây thương tích cho 01 người từ 31% đến 60% hoặc 02 người trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

    – Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm hoặc bị phạt tiền 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu trường hợp có khả năng ngăn chặn mà không ngăn chặn kịp thời dẫn đến gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản người khác.

    Ngoài ra người gây tai nạn giao thông còn có thể phải chịu hình phạt cấm hành nghề, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định trong khoảng thời gian từ 01 năm đến 05 năm.

    Như vậy, khung hình phạt cao nhất của tội gây tai nạn giao thông là phạt từ từ 07 đến 15 năm, tương ứng với tội rất nghiêm trọng. Tùy vào hành vi và hậu quả xảy ra trên thực tế mà người ta sẽ quy định mức phạt tù khác nhau.

    Xem thêm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây ra tai nạn giao thông

    Do tai nạn giao thông vẫn đang là tình trạng nhức nhối trong xã hội hiện nay, cho nên đối với những hành vi gây tai nạn cần phải được xử lý nghiêm minh để có thể răn đe người dân trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia đối với vấn đề Trường hợp nào gây tai nạn giao thông bị đi tù? Tù bao nhiêu lâu? Ngoài ra bạn có thể tham khảo các dịch vụ khác của Luật Dương Gia liên quan đến lĩnh vực này như sau:

    1. Say rượu gây tai nạn giao thông có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

    Tóm tắt câu hỏi:

    Em trai tôi năm nay 23 tuổi. Em trai tôi có uống rượu say đi xe máy và đâm phải một người đi xe đạp. Tuy nhiên, người đi xe đạp đó lại đi sai phần đường của mình. Người bị em trai tôi gây tai nạn bị thương ở đầu, chân và tay. Kết quả kiểm tra tỉ lệ thương tích cho hay người này bị tổn hại 20% sức khỏe. Trong thời gian người này nằm viện, gia đình tôi có đến thăm và đưa trước cho gia đình này 30 triệu để họ tiến hành điều trị. Xin hỏi hành vi của em trai tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

    Luật sư tư vấn:

    Theo quy định tại Điều 202 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi 2009 tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ:

    1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến năm năm.

     2. Phạm tội  thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

    Xem thêm: Tạm giữ xe gây tai nạn giao thông? Bao giờ được trả lại xe gây tai nạn?

    b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;

    c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; 

    d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn  giao thông;

    đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

    4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

    5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

    Trong trường hợp của em trai bạn, em trai bạn không gây chết người mà chỉ gây thương tích cho người đó. Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC thì: “Gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại khoản 1 Điều 202 đến Điều 205, Điều 208 đến Điều 215, Điều 217, Điều 220; khoản 2 các điều 206, 207, 216, 218, 219, 222, 223 Bộ luật Hình sự là một trong các trường hợp sau đây:

    Xem thêm: Xác định tỷ lệ thương tật là bao nhiêu % khi bị tai nạn giao thông?

    a) Làm chết một người;

    b) Gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

    c) Gây tổn hại cho sức khỏe của từ hai người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;

    d) Gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới bảy mươi triệu đồng;

    đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của từ hai người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản với giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới bảy mươi triệu đồng;

    e) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ bảy mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng”

    Đối chiếu với trường hợp của em trai bạn, vì em trai bạn gây thiệt hại cho sức khỏe của người đó là 20% vì thế hành vi vi phạm của em trai bạn chưa đủ các điều kiện để cấu thành tội phạm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này, em trai bạn sẽ phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho người đó theo quy định của “Bộ luật dân sự 2015”.

    2. Bồi thường thế nào khi gây tai nạn giao thông cho người đi bộ qua đường

    Tóm tắt câu hỏi:

    Xem thêm: Thời hạn tạm giữ xe vi phạm giao thông, tai nạn giao thông

    Chào luật sư. Tôi đang lưu thông trên đường hai chiều thì có một người chạy qua đường với tốc độ nhanh, tôi có báo hiệu kèn cũng như thắng gấp nhưng do khoảng cách gần cũng như người qua đường vẫn chạy cố qua bên kia đường nên có xảy ra tai nạn. Người bị tôi tông phải được đưa đi bệnh viện vì bị gãy chân. Tôi có đưa cho gia đình người đó 4 triệu để lo viện phí nhưng gia đình bên đó bắt tôi phải chịu hoàn toàn viện phí tuy chưa có quyết định của cơ quan cũng như xe tôi bị giữ đã quá 30 ngày mà không có bất cứ giấy gì từ CSGT. Luật sư cho tôi hỏi tôi phải giải quyết hai trường hợp trên ra sao có phải tôi phải chịu hoàn toàn viện phí không và xe của tôi phải giải quyết ra sao?

    Luật sư tư vấn:

    Thứ nhất, về vấn đề bồi thường thiệt hại trách nhiệm ngoài hợp đồng khi gây ra tai nạn giao thông.

    Về trường hợp của bạn trình bày như vậy không thể kết luận được lỗi tai nạn là do bên nào vì hiện tại theo thông tin của bạn là chưa có kết luận của bên cơ quan cảnh sát giao thông vì vậy đặt giả thiết:

    –  Trường hợp 1 nếu bạn lái xe không có lỗi đi đúng phần đường, làn đường đúng quy định của luật giao thông đường bộ và tai nạn xảy ra do lỗi ở người qua đường thì bạn chỉ phải bồi thường tương ứng với mức độ lỗi của mình hoặc khoogn phải bồi thường nếu người đi bộ có lỗi hoàn toàn vì căn cứ theo quy định tại Điều 617 “Bộ luật dân sự 2015”:

    “Điều 617. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi

    Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.”

    –  Trường hợp thứ 2 lỗi gây ra tai nạn là do bạn điều khiển phương tiện giao thông không đúng quy định gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường theo quy định tại Điều 609 “Bộ luật dân sự năm 2015” như sau:

    Xem thêm: Dừng đỗ xe không đúng nơi quy định gây tai nạn giao thông

    “1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

    a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

    b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

    c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

    2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”

    Vì vậy, việc gia đình người thân của bên bị tai nạn đặt ra đối với bạn thì cần xem xét đến 2 trường hợp đã phân tích ở trên để bồi thường cho người đi bộ bị tai nạn.

    Thứ hai, về tạm giữ phương tiện khi gây tai nạn giao thông.

    Về thời hạn tạm giữ phương tiện giao thông khi vi phạm, gây tai nạn :

    Xem thêm: Mức xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô có hành vi lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường và gây ra tai nạn giao thông

    Căn cứ quy định tại khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì:

    ” Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề

    Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

    Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

    Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.”

    Như vậy, trường hợp này bạn cần liên hệ với cảnh sát giao thông để được lấy xe của mình về.

    3. Gây tai nạn giao thông có bị phạt hành chính không?

    Tóm tắt câu hỏi:

    Em xin trinh bầy với luật sư như sau. Em có tham gia giao thông trên đường bằng phương tiện xe mô tô thì va chạm với một cô đi từ hẻm ra. Khi xảy ra va chạm thì có công an ra làm việc. Họ có thu giữ phương tiên của em và một số giấy tờ bao gồm: bằng lái xe, bảo hiểm xe và đăng kí xe. Khi xảy ra tai nạn em có tuân thủ đúng luật và cũng đã đưa người bị hại đi cấp cứu và cũng đã thăm hỏi nạn nhân. Sau khoảng một tuần cô đã bình phục và đồng ý giải quyết nội bộ. Em cũng đã làm đơn theo đúng trình tự pháp luật nhưng khi em xin lại phương tiện bên công an thì họ kêu phạt em 2,5 triệu đồng mà không nói rõ lí do chỉ nói là không nộp phạt thì không lấy được xe. Vậy cho em hỏi luật sư là trong trường hợp của em thì sẽ bị xử phạt như thế nào và tại sao ạ? Em xin cám ơn ạ.

    Xem thêm: Xử phạt vi phạm về hành vi không chú ý quan sát gây tai nạn giao thông

    Luật sư tư vấn:

    Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, khi xử phạt hành chính người có thẩm quyền xử phạt hành chính phải ra quyết định xử phạt hành chính. Theo Điều 68 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quyết định xử phạt hành chính phải bao gồm các nội dung chính sau đây:

    a) Địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định;

    b) Căn cứ pháp lý để ban hành quyết định;

    c) Biên bản vi phạm hành chính, kết quả xác minh, văn bản giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc biên bản họp giải trình và tài liệu khác (nếu có);

    d) Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;

    đ) Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm;

    e) Hành vi vi phạm hành chính; tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

    g) Điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng;

    h) Hình thức xử phạt chính; hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có);

    i) Quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

    k) Hiệu lực của quyết định, thời hạn và nơi thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nơi nộp tiền phạt;

    l) Họ tên, chữ ký của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

    m) Trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và việc cưỡng chế trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành.

    Theo bạn trình bày, bạn có tham gia giao thông trên đường bằng phương tiện xe mô tô thì va chạm với một người đi từ hẻm ra. Khi xảy ra va chạm thì có công an ra làm việc. Họ có thu giữ phương tiên của bạn và một số giấy tờ bao gồm: bằng lái xe, bảo hiểm xe và đăng kí xe. Khi xảy ra tai nạn bạn có tuân thủ đúng luật và cũng đã đưa người bị hại đi cấp cứu cũng như thăm hỏi nạn nhân. Sau khoảng một tuần người bị tai nạn đã bình phục và đồng ý giải quyết nội bộ. Bạn cũng đã làm đơn xin lấy xe và giấy tờ theo đúng trình tự pháp luật nhưng khi xin lại phương tiện công an yêu cầu bạn nộp 2,5 triệu đồng mà không nói rõ lí do. Theo quy định trên khi yêu cầu bạn nộp phạt, cơ quan công an phải ra quyết định xử phạt hành chính trong đó trình bày rõ bạn vi phạm theo quy định nào và mức phạt cụ thể là bao nhiêu. Do đó việc cơ quan công an phạt bạn 2,5 triệu mà không có căn cứ là không đúng quy định pháp luật. Bạn có quyền yêu cầu cơ quan công an ra quyết định xử phạt (trong trường hợp bạn có vi phạm) và chỉ rõ lý do cũng như mức phạt cho mình.

    4. Gây tai nạn giao thông làm chết người và thay đổi hiện trường xử lý thế nào?

    Tóm tắt câu hỏi:

    Làm ơn cho em hỏi: Em trai của em va chạm với xe công ten nơ, sau đó tài xế xe công chở xác em trai em đi vứt ở một nơi khác rồi bỏ trốn. Vậy cho em hỏi người tài xế đó bị xử phạt như thế nào ạ. Mong trả lời dùm em, em xin cảm ơn ạ.

    Luật sư tư vấn:

    Bạn không chia sẻ rõ nguyên nhân xảy ra tai nạn là do em trai bạn hay do tài xế xe container nên có thể xảy ra trường hợp như sau:

    – Nếu lỗi xảy ra tai nạn hoàn toàn do em trai bạn thì tài xế xe container sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ. Nhưng tuy nhiên, sau khi xảy ra tai nạn, hậu quả khiến em trai bạn thiệt mạng thì người đó lại có hành vi chở xác em trai bạn đi vứt ở một nơi khác rồi bỏ trốn. Do đó, người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt theo quy định tại Điều 319 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

    “Điều 319. Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt

    1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    b) Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa;

    c) Vì động cơ đê hèn;

    d) Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt.”

    – Nếu người tài xế lái xe container cũng có lỗi gây ra vụ tai nạn khiến em trai bạn tử vong, sau đó lại vứt xác em trai bạn ở một địa chỉ khác thì trách nhiệm sẽ nặng hơn. Ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt thì người đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định tại Khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017 như sau:

    72. Sửa đổi, bổ sung Điều 260 như sau: 

    “Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ 

    1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: 

    a) Làm chết người; 

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; 

    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; 

    d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: 

    a) Không có giấy phép lái xe theo quy định; 

    b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; 

    c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; 

    d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; 

    đ) Làm chết 02 người;

    …”

    Khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:

    van-de-boi-thuong-thiet-hai-khi-gay-tai-nan-giao-thong

    Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

    – Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn;

    – Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung.

    – Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;

    – Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;

    – Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;

    – Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác;

    Như vậy, dựa vào các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ cũng như nhân thân của người đó thì sẽ có khung hình phạt tương ứng. 

    Bài viết được thực hiện bởi Luật gia Mai Thị Hồng

    Chức vụ: Chuyên viên tư vấn

    Lĩnh vực tư vấn: Lao động, Bảo hiểm xã hội, Hình sự, Dân sự, Đất đai, Thừa kế, Giao thông

    Trình độ đào tạo: Cử nhân luật

    Số năm kinh nghiệm thực tế: Đang cập nhật ...

    Tổng số bài viết: 120 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Bạn có thể tham khảo các bài viết khác có liên quan của Luật Dương Gia:

    - Trách nhiệm hình sự khi gây tai nạn giao thông chết người
    - Bồi thường khi gây tai nạn giao thông làm chết người
    - Gây tai nạn giao thông có phải bồi thường khi không có lỗi không?
    - Gây tai nạn giao thông sau khi uống rượu có phải bồi thường không?
    - Tỷ lệ thương tích khi bị tai nạn giao thông
    - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn giao thông
    Xem thêm
    5.0
    01

    Tags:

    Gây tai nạn giao thông

    Giải quyết tại nạn giao thông

    Tai nạn giao thông

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Các tin cùng chuyên mục
    Lỗi đi xe trên vỉa hè, đi xe ngược chiều trên vỉa hè bị xử phạt bao nhiêu?
    Mức xử phạt hành vi chở quá số người quy định đối với ô tô, xe máy
    Mức xử phạt khi không có bảo hiểm bắt buộc đối với ô tô và xe máy mới nhất?
    Xe máy có được vào đường cao tốc? Mức phạt xe máy đi vào đường cao tốc?
    Bao nhiêu tuổi được lái xe? Mức phạt đối với hành vi lái xe khi chưa đủ tuổi?
    Giấy hẹn cấp bằng, biên lai tạm giữ bằng lái xe có thay được Giấy phép lái xe?
    Thế nào là đi sai làn đường? Phân biệt với lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường?
    Mức xử phạt đối với hành vi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường
    Các tin mới nhất
    Chi phí trong trường hợp thuê tư vấn đấu thầu để lập hồ sơ mời thầu
    Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng
    Quyền dân sự là gì? Nội dung các quyền dân sự của công dân theo Hiến pháp?
    Quyền chính trị là gì? Các quyền chính trị của công dân theo Hiến pháp?
    Tai nạn thương tích là gì? Nguyên nhân, hậu quả và cách phòng ngừa tai nạn thương tích?
    Thu ngân sách nhà nước là gì? Nội dung và vai trò của thu ngân sách nhà nước?
    Thương hiệu quốc gia là gì? Các tiêu chí để trở thành thương hiệu quốc gia?
    Lương cứng là gì? Phân biệt lương cứng với các loại lương khác?
    Tìm kiếm tin tức
    Dịch vụ nổi bật
    dich-vu-thanh-lap-cong-ty-nhanh-thanh-lap-doanh-nghiep-uy-tin Dịch vụ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp uy tín
    dich-vu-dang-ky-su-dung-ma-ma-vach-gs1-cho-san-pham-hang-hoa Dịch vụ đăng ký sử dụng mã số mã vạch GS1 cho sản phẩm hàng hoá
    Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký logo công ty, thương hiệu độc quyền
    dich-vu-dang-ky-bao-ho-ban-quyen-tac-gia-tac-pham-nhanh-va-uy-tin Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, tác phẩm nhanh và uy tín

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  454/18 đường Nguyễn Tri Phương, phường Hoà Thuận Tây, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    Tin liên quan
    Tin liên quan
    Mức phạt người rải đinh ra đường? Mức phạt hành vi rải đinh ra đường?
    18/12/2020
    nguoi-co-hanh-vi-rai-dinh-ra-duong-se-bi-xu-ly-the-nao-muc-xu-phat-doi-voi-hanh-vi-rai-dinh
    Trường hợp nào lái xe được rời khỏi hiện trường tai nạn giao thông?
    06/12/2020
    truong-hop-nao-lai-xe-duoc-roi-khoi-hien-truong-giao-thong
    Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây ra tai nạn giao thông
    21/09/2020
    Thời hạn tạm giữ xe vi phạm giao thông, tai nạn giao thông
    11/05/2020
    Tạm giữ xe gây tai nạn giao thông? Bao giờ được trả lại xe gây tai nạn?
    14/08/2020
    Quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ
    07/05/2020
    Xác định tỷ lệ thương tật là bao nhiêu % khi bị tai nạn giao thông?
    10/08/2020
    Dừng đỗ xe không đúng nơi quy định gây tai nạn giao thông
    18/01/2020
    Trường hợp nào gây tai nạn giao thông bị đi tù? Tù bao nhiêu lâu?
    12/09/2020
    Mức xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô có hành vi lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường và gây ra tai nạn giao thông
    17/01/2020