Các trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài? Các trường hợp không áp dụng pháp luật dân sự nước ngoài?
Xuất phát từ các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài nên khi giải quyết các quan hệ này nếu không có các quy phạm thực chất trực tiếp điều chỉnh quan hệ thì các cơ quan có thẩm quyền bắt buộc phải dùng các quy phạm xung đột, một trong các phương pháp được áp dụng phổ biến trong tư pháp quốc tế. Thừa nhận quy phạm xung đột cũng là thừa nhận có thể áp dụng pháp luật nước ngoài theo sự dẫn chiếu của quy phạm này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì có những căn cứ theo quy định về việc không áp dụng pháp luật dân sự nước ngoài thì sẽ không được áp dụng pháp luật dân sự nước ngoài. Vậy các trường hợp không áp dụng pháp luật dân sự nước ngoài được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Các trường hợp không áp dụng pháp luật dân sự nước ngoài”
– Cơ sở pháp lý:
1. Các trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài.
– Thực tiễn chứng minh việc áp dụng pháp luật nước ngoài ở một mức độ nhất định được thừa nhận ở hầu hết các nước trên thế giới Việc áp dụng pháp luật nước ngoài là một nhu cầu khách tất yếu trong quan hệ quốc tế nhằm đảm bảo lợi ích của nhà nước áp dụng, đảm bảo quyên lợi của các bên tham gia quan hệ và để thúc đẩy mối quan hệ giữa các quốc gia trong quan hệ quốc tế. Trong nhiều trường hợp việc áp dụng pháp luật nước ngoài là phương án hợp lí nhất có thể đảm bảo trọn vẹn mọi khía cạnh.
( Ví dụ: hai công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài kết hôn với nhau theo những điều kiện và nghi thức kết hôn do pháp luật nước sở tại quy định. Về điều kiện kết hôn thì giữa luật nước đó và luật Việt Nam không có gì mâu thuẫn, nhưng về nghi thức kết hôn thì có sự khác biệt giữa hai hệ thống pháp luật này, họ kết hôn theo nghi thức tôn giáo, phù hợp với quy định của nước sở tại. Vấn đề là việc kết hôn đó có được thừa nhận tại Việt Nam hay không? Nếu căn cứ vào luật Việt Nam thì cuộc kết hôn đó trái pháp luật Việt Nam về nghi thức kết hôn (Việt Nam theo nghi thức dân sự tức là việc kết hôn phải được tiến hành trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền) nên sẽ không được công an nhận tại Việt Nam.
– Nhưng cuộc kết hôn này hoàn toàn phù hợp với pháp luật nơi cuộc kết hôn diễn ra vì vậy nó cần phải được thừa nhận để đảm bảo lợi ích cũng như tôn trọng ý chí của các bên và nhà nước nước ngoài. Nếu công nhận cuộc kết hôn này tức là Việt Nam đã thừa nhận áp dụng pháp luật nước ngoài mà cụ thể là luật hỗn. nước nơi tiến hành kết hôn. Xét thấy nếu thừa nhận việc kết hôn này thì không những không ảnh hưởng gì đến pháp luật Việt Nam vì bản chất quan hệ là một cuộc hôn nhân đúng nghĩa, việc áp dụng pháp luật nước ngoài không trái nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, vì vậy cuộc kết hôn này được pháp luật Việt Nam công nhận với căn cứ là phù hợp pháp luật nước nơi tiến hành kết hôn, hay phù hợp pháp luật nước ngoài. )
– Một căn cứ nữa của việc áp dụng pháp luật nước ngoài là luật nước ngoài chỉ được áp dụng trên cơ sở của sự quy định của các quy phạm xung đột do luật quốc gia hoặc điều ước quốc tế mà quốc gia tham gia dẫn chiếu. Tuy nhiên, áp dụng pháp luật nước ngoài luôn phải đảm bảo độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và bảo đảm trật tự pháp luật quốc gia.
– Các trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài: Việc áp dụng pháp luật nước ngoài là một điều tất yếu trong khi giải quyết các vụ việc của tư pháp quốc tế, song việc áp dụng pháp luật nước ngoài cũng chỉ được thực hiện trong các trường hợp nhất định, và trong các trường hợp đó thì việc áp dụng pháp luật nước ngoài là nghĩa vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của đương sự, chứ không phải là “nên” áp dụng hay biết thì áp dụng không biết thì không áp dụng. Các trường hợp phải áp dụng pháp luật nước ngoài là:
+ Khi quy phạm xung đột thông thường dẫn chiếu đến luật nước ngoài: Như trên đã trình bày, quy phạm xung đột là quy phạm dẫn chiếu luật hoặc quy phạm chọn luật áp dụng, chính vì vậy khi quy phạm xung đột dẫn chiếu đến thì luật nước ngoài phải được áp dụng. Có như vậy thì hiệu lực của quy phạm mới được tôn trọng và pháp luật mới được thực thi theo đúng quy định, bởi quy phạm xung đột thông thường là các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành ra. Luật nước ngoài khi được quy phạm xung đột thông thường dẫn chiếu đến cần được hiểu là toàn bộ hệ thống pháp luật nước ngoài bao gồm cả các quy phạm thực chất lẫn các quy phạm xung đột. Nên khi quy phạm xung đột thông thường dẫn chiếu đến luật nước ngoài sẽ có thể dẫn đến hiện tượng dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến luật nước thứ ba.
+ Khi quy phạm xung đột thống nhất dẫn chiếu đến luật nước ngoài : Giống như quy phạm xung đột thông thường, quy phạm xung đột thống nhất dẫn chiếu đến luật nước ngoài thì phải áp dụng pháp luật nước ngoài, bởi quy phạm xung đột thống nhất tuy không do nước xây dựng nên nhưng do nhà nước thoả thuận xây dựng nên cùng với một hoặc nhiều nước khác (xây dựng điều ước quốc tế s phương hoặc điều ước quốc tế đa phương) hoặc do nhà nước chấp thuận tham gia (gia nhập điều ước quốc tế đa phương). Tuy nhiên, ở đây có một sự khác biệt nhỏ nhưng hết sức quan trọng giữa sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột thông thường và quy phạm xung đột thống nhất, đó là luật nước nào được quy phạm xung đột thông nhất dẫn chiếu thì chỉ có nghĩa là phần luật thực định của pháp luật nước đó chứ không phải là toàn bộ hệ thống pháp luật của nước đó bạn gồm cả quy phạm xung đột như khi quy phạm xung đột thông thường dẫn chiếu đến. Vì vậy, đối với quy phạm xung đột thống nhất khi dẫn chiếu luật không xảy ra hiện tượng dẫn chiếu ngược và d chiếu đến pháp luật nước thứ ba. dẫn nhà song
+ Khi các bên thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài: Đây là trường hợp luật áp dụng do các bên thoả thuận lựa chọn, là trường hợp mà luật nước ngoài được áp dụng không do các quy phạm luật dẫn chiếu. Song, nói như vậy không có nghĩa là “tùy tiện” mà việc chọn luật của các bên cũng phải dựa trên căn cứ pháp luật hay nói cách khác là sự lựa chọn đó của các bên phải được pháp luật cho phép, nếu pháp luật không cho phép chọn thì dù có chọn luật thì sự lựa chọn ấy cũng không có giá trị pháp lí.
Việc cho phép các bên chọn luật áp dụng có thể được thể hiện trong điều ước quốc tế hoặc té trong pháp luật quốc gia. Ở đây để tôn trọng sự thoả thuận của các bên, luật nước ngoài được áp dụng cũng chỉ là phần luật thực định giống như khi quy phạm xung đột thống nhất dẫn chiếu và trường hợp này cũng không có dẫn chiếu ngược. Trong trường hợp quy phạm xung đột trong điều ước quốc tế và quy phạm xung đột trong luật Việt Nam cùng điều chỉnh một quan hệ hoặc một nhóm quan hệ nhất định, đặc biệt khi giữa các quý phạm xung đột này có sự khác biệt thì ưu tiên áp dụng quy phạm trong điều ước quốc tế.
+ Khi cơ quan có thẩm quyền xác định luật nước ngoài là hệ thống pháp luật có mối liên hệ gắn bó nhất
Thông thường, việc xác định luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế sẽ do các quy phạm xung đột quy định, hoặc do các đương sự thoả thuận lựa chọn khi được phép. Tuy nhiên, nếu các trường hợp trên đ đã được xem xét mà vẫn không xác định được luật áp dụng thì một giải pháp nữa đã được quy định để khắc phục tình trạng này, đó là luật áp dụng sẽ là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất theo xác định của cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Nếu pháp luật có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ là pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài đó sẽ được á áp dụng. Đây là một quy định mới đảm bảo sẽ luôn xác định được pháp luật áp dụng để giải quyết vụ việc.
2. Các trường hợp không áp dụng pháp luật dân sự nước ngoài.
Tại Điều 670 Bộ luật dân sự 2015 quy định về các trường hợp không áp dụng pháp luật dân sự nước ngoài, theo đó là các trường hợp sau:
+ Trường hợp 1: Hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Bởi lẽ, pháp luật của mỗi quốc gia là không giống nhau, Việt Nam cũng vậy, pháp luật Việt Nam có sự điều chỉnh và về cơ bản có những điểm khác nhau với pháp luật quốc tế, việc áp dụng pháp luật nước ngoài là có ý nghĩa tuy nhiên việc áp dụng pháp luật nước ngoài chỉ được áp dụng trong một số trường hợp nhất định do luật định. Việc áp dụng pháp luật nước ngoài mà đem đến hậu quả pháp lý là trái với những nguyên tắc cơ bản cơ pháp luật Việt Nam thì sẽ không được áp dụng. Bên cạnh đó, việc tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật các nước là một trong những nội dung của nguyên tắc bảo lưu trật tự công mà tư pháp quốc tế đã ghi nhận.
+ Trường hợp 2: Nội dung của pháp luật nước ngoài không xác định được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng. Trong trường hợp này, khi việc áp dụng pháp luật nước ngoài mà nội dung của pháp luật nước ngoài đó lại không được xác định rõ ràng về nội dung, về căn cứ, về đối tượng, về phạm vi áp dụng… mặc dù đã áp dụng biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng. Việc áp dụng pháp luật nước ngoài mà nội dung của pháp luật không được xác định thì điều này sẽ dẫn đến hệ quả pháp lý là việc áp dụng pháp luật sẽ không có căn cứ cũng như rất khó để áp dụng, làm cho việc áp dụng pháp luật trở nên mơ hồ, việc định danh, khung hình phạt cũng rất khó và khả năng xét xử đúng người, đúng tội là không được thực thi theo đúng nguyên tắc xét xử, do đó, trong trường hợp này cũng không được áp dụng pháp luật dân sự nước ngoài được. Theo đó, đối với trường hợp phá luật nước ngoài không được áp dụng vì lý do hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì sẽ được áp dụng pháp luật Việt Nam theo quy định của pháp luật của Việt Nam.