Trường hợp hết thời gian thử việc nhưng vẫn tiếp tục làm việc? Người lao động phải thử việc trong thời gian bao lâu?
Trong cuộc sống thường ngày thì không khó để có thể bắt gặp được những loại giao kết dân sự. Việc các chủ thể thực hiện các giao kết trong quan hệ lao động giữ người sử dụng lao động và người lao động là khá nhiều và rất phổ biến. Khi các nhà tuyển dụng có nhu càu tuyển dụng người lao động thì trước khi được ký kết hợp đồng lao động chính thức thì những người lao động sẽ thực hiện quá trình thủ việc để đảm bảo xem có thể làm việc trong môi trường công việc mà người sử dụng lao động đưa ra hay không. Do đó, để bảo vệ quyền và lợi ích cho chính mình thì người lao động, người sử dụng lao động đều phải nắm rõ về các quy định về vấn đề thử việc. Theo như quy định của pháp luật Lao động hiện hành thì khi hết thời hạn thử việc thì người lao động có thể được nhận vào làm hoặc sẽ bị từ chối không được người sử dụng nhân vào làm.
Vậy pháp luật hiện hành đã đưa ra các quy định về việc thử việc và vấn đề liên quan đến giao kết hợp đồng lao động như thế nào? Đồng thời khi người lao động tham gia vào quá trình thử việc những thuộc trường hợp hết thời gian thử việc nhưng vẫn tiếp tục làm việc thì Luật Lao động quy định với nội dung ra sao? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi đến quý bạn đọc nội dung liên quan đến việc hết thời gian thử việc nhưng vẫn tiếp tục làm việc như sau:
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
1. Trường hợp hết thời gian thử việc nhưng vẫn tiếp tục làm việc
Trên tình hình thực tế hiện nay, trong quá trình tuyển dụng người lao đọng của người sử dụng lao động thì đa phần người sử dụng lao động đều lựa chọn hình thức ký hợp đồng thử việc được thực hiện phổ biến ở nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp lớn. Bởi lẽ pháp luật đưa ra quy định về thời gian thử việc và được các doanh nghiệp áp dụng thì trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường. Tuy nhiên, khi hết thời gian thử việc cả người sử dụng lao động sẽ phải thực hiện những quy định bắt buộc về hợp đồng lao động.
Có hai trường hợp xảy ra khi hết thời gian thử việc thì người lao động đạt yêu cầu thì sẽ tiếp tục được làm việc. Tuy nhiên vấn đề nảy sinh ở đây là việc các công ty, doanh nghiệp khi nhận những người lao động đạt yêu cầu này vào làm việc nhưng không thực hiện việc ký kết hợp đồng theo như quy định của pháp luật hiện hành. Từ đó có thể nhận định dựa trên quy định của Luật Lao động năm 2019 trong hai trường hợp đó là
Một là, Đối với người thử việc đạt yêu cầu người sử dụng lao động ký hợp đồng lao động.
Hai là, Đối với người thử việc đạt yêu cầu người sử dụng lao động không ký hợp đồng lao động nhưng vẫn thông báo hợp tác làm việc.
Trường hợp người thử việc đạt yêu cầu người sử dụng lao động không ký hợp đồng lao động nhưng vẫn thông báo hợp tác làm việc và người lao động vẫn tiếp tục làm việc được biết đến là tình trạng xảy ra ở rất nhiều doanh nghiệp muốn trốn tránh các nghĩa vụ đóng bảo hiểm, chi trả các chế độ khác cho người lao động tham gia vào các công việc trong doanh nghiệp đó.
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 27, Bộ luật lao động 2019 quy định: “khi kết thúc thời gian thử việc đối với người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động. Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc. Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc”.
Như vậy, theo nguyên tắc mà
Trường hợp người lao động thử việc đạt yêu cầu, ký hợp đồng lao động là đúng với quy định của pháp luật. Trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ không bị phạt và không phải chịu bất cứ bồi thường nào. Trong khi người sử dụng lao động đã ký kết hợp đồng với người lao động thì sẽ phải thực hiện việc trả lương, đóng bảo hiểm và chi trả các chi phí đãi ngộ đối với người lao động đã ký kết hợp đồng lao động đó.
Như vậy có thể thấy rằng đối với trường hợp mà khi kết thức hợp đồng lao động mà người lao động vẫn tiếp tục tham gia vào làm việc tại doanh nghiệp thì sẽ có hai trường hợp sảy ra đó là việc người lao động được ký hợp đồng khi được nhận vào làm việc chính thức. Trường hợp thứ hai đó là khi người sử dụng lao động vẫn tiếp tục làm việc sau khi hết thời gian thử việc những lại không được ký kết hợp đồng lao động chính thức. Do đó, khi người lao động không giao kết hợp đồng lao động sẽ có thể phải chịu thiệt thòi.
Do đó, theo như quy định về Bộ luật Lao động thì người lao động có hợp đồng lao động được hưởng quyền lợi từ việc tham gia bảo hiểm xã hội: khi có tranh chấp liên quan đến các chế độ lương thưởng, giờ làm việc hoặc thời giờ nghỉ ngơi… Bên cạnh đó thì những người lao động không được ký kết hợp đồng lao động thì đồng nghĩa với việc không được hưởng các quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội như: Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ ốm đau, thai sản; hưu trí… không được hưởng các chế độ từ việc tham gia bảo hiểm y tế.
Bời vì sao mà tác giả lại đua ửa nhận định này là vì: Trong quy định của pháp luật lao động hiện hành thì đã đưa ra định nghĩa về khái niệm của hợp đồng lao động đó là: “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”. Vì vậy việc ký hợp đồng lao động sẽ bảo vệ lợi ích cho cả người lao động lẫn người sử dụng lao động. Do đó, khi người tham động tham gia vào thị trường lao động thì nên tự bảo vệ các quyền lợi của mình bằng cách ký kết hợp đồng lao động chính thức để pháp luật có thể bảo vệ quyền lợi của người lao động một cách tối ưu nhất.
2. Người lao động phải thử việc trong thời gian bao lâu?
Nói đến người lao động tham gia vào quá trình lao động thì không thể nào không nhắc đến việc pháp luật quy định về thời gian thử việc mà người lao động phải làm trước khi được người sử dụng lao động nhận làm chính thức. Do đó, dựa trên cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 24 Bộ luật Lao động năm 2019 đã đua ửa quy định về thử việc đó là việc người sử dụng lao động và người lao động khi có thỏa thuận về thử việc thì có thể ghi nhận nội dung này trong hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng thử việc.
Trên cơ sở thỏa thuận của các bên, thời gian thử việc cũng sẽ do các bên quyết định nhưng vẫn phải đảm bảo thời gian tối đa theo quy định của pháp luật. Vấn đề quy định về thời gian thử việc của người lao động trong quá trình đi xin việc được quy định tại Điều 25 Bộ luật Lao động năm 2019 ghi nhận. Theo như quy định này thì thời gian thử việc của người lao động do hai bên người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận. Tuy nhiên, việc thỏa thuận của các bên vẫn phải dựa trên căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và đồng thời khi người sử dụng lao động yêu cầu người lao động thử việc thì phải bảo đảm điều kiện như sau:
Một là, Đối với những công việc của người quản lý doanh nghiệp thì thời gian thử việc của người lao động theo như quy định này là không quá 180 ngày.
Hai là, Đối với những công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên thì thời gian thử việc của người lao động theo như quy định này là không quá sau mươi ngày.
Ba là, Đối với những công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ thì thời gian thử việc của người lao động theo như quy định này là không quá ba mươi ngày.
Bốn là, Đối với những công việc khác thì thời gian thử việc của người lao động theo như quy định này là không quá sau ngày làm việc.
Từ quy định vừa được nêu ra ở trên, có thể thấy rằng người sử dụng lao động khi thực hiện việc tuyển dụng người lao động thì chỉ được yêu cầu người lao động thử việc trong các khoảng thời gian nhất định đối với công việc nhất định như đã được nêu ra ở trên. Nếu thử việc quá thời gian quy định, doanh nghiệp có thể bị phạt từ 02 – 05 triệu đồng dựa trên căn cứ điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định 28/2020/NĐ-CP. Đồng thời thì Bộ luật Lao động cũng đưa ra quy định về vấn đề không áp dụng thời gian thử việc đối với những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.