Trong những năm qua, giáo dục và đào tạo đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng, phát triển tổ quốc. Tuy nhiên, những kết quả đó chưa tương xứng với sự quan tâm của Đảng, điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiện tại mà còn ảnh hưởng đến tương lai của đất nước. Vì vậy công cuộc đào tạo và nâng cao trình độ để xứng với chức năng nhiệm vụ của người thầy người cô là vô cùng quan trọng và cấp thiết.
Mục lục bài viết
1. Trường hợp giáo viên phải và không phải nâng chuẩn trình độ:
1.1. Trình độ mà giáo viên các cấp cần đạt:
Hiện nay đã có qui định mới về trình độ chuẩn của giáo viên. Quy định này được áp dụng từ ngày 01/7/2020 nhưng trên thực tế, không phải giáo viên nào cũng đáp ứng được yêu cầu trên. Do đó, Nhà nước đã đề ra lộ trình nâng chuẩn trình độ giáo viên từ ngày 01/7/2020 đến hết ngày 31/12/2030 (căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 71/2020/NĐ-CP).
Điều 72. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo:
Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
+ Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
+ Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
+ Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
+ Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của
Như vậy đã có sự thay đổi về về tiêu chuẩn giáo viên các hệ mầm non, tiểu học và trung học cơ sở.
1.2. Đối tượng cần nâng chuẩn trình độ:
Vì có sự thay đổi trong tiêu chuẩn trình độ giáo viên vì vậy các trường hợp phải nâng chuẩn trình độ gồm các trường hợp sau:
Đối tượng thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo:
1.2.1. Giáo viên mầm non:
+ Chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên (trước đây chỉ yêu cầu trình độ trung cấp sư phạm)
+ Thời gian công tác: tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định
1.2.2. Giáo viên tiểu học:
+ Chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên ( trước đây chỉ yêu cầu trình độ trung cấp sư phạm)
+ Thời gian công tác: tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 còn đủ 08 năm công tác (96 tháng) đối với giáo viên có trình độ trung cấp, còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đối với giáo viên có trình độ cao đẳng đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.
1.2.3. Giáo viên trung học cơ sở:
+ Chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên (trước đây chỉ yêu cầu bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm);
+ Thời gian công tác: tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.
Với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, nếu môn học chưa đủ giáo viên đạt yêu cầu nêu trên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Như vậy có thể thấy nếu thời gian công tác tiếp theo không còn dài thì sẽ không phải nâng chuẩn trình độ và nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện tiêu chuẩn như điều 71
2. Lộ trình của nâng chuẩn trình độ ở giáo viên:
Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở được quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 72
Lộ trình được thực hiện thành hai giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025, bảo đảm đạt ít nhất 60% số giáo viên trung học cơ sở đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân;
Giai đoạn 2: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030, thực hiện đối với số giáo viên còn lại để bảo đảm 100% số giáo viên trung học cơ sở hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân.
3. Vai trò nâng chuẩn trình độ ở giáo viên:
Cô giáo, thầy giáo trong chế độ ta cần phải góp phần vào công cuộc xây dựng XHCN. Phải có chí khí cao thượng, phải “tiên ưu, hậu lạc”, nghĩa là khó khăn thì chịu trước thiên hạ, sung sướng thì hưởng sau thiên hạ. Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không đăng lên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy tốt là những anh hùng vô danh. Tác giả Hồ Chí Minh. Thực hiện theo lời dạy của Bác thầy cô giáo luôn phấn đấu nộ lực học tập cải thiện bản thân về tri thức và cả nhân cách của mình để xứng với nhiệm vụ cao cả của ngành giáo. Học tập và làm theo lời bác nghị quyết trung ương Đảng 7 khóa 12 đã quán triệt nội dung công tác cán bộ nâng tầm năng lực xứng đnags với vai trò nhiệm vụ được giao.
Ngành giáo dục là một ngành vô cùng quan trọng giáo viên đóng vai trò như người chuyền tải tri thức họ tích lũy được giảng dạy theo chương trình học sách giáo khoa do bộ giáo dục biên soạn. Trình độ của một người giáo viên là vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thế hệ trẻ em tương lai, việc cần nâng chuẩn trình độ giao viên các cấp là vô cùng cần thiết. Tất nhiên, việc phát nâng cao chuẩn trình độ cần có sự đầu tư về thời gian và nhân lực. Phát triển nâng cao trình độ giáo viên là chìa khóa để đảm bảo rằng giáo viên thường xuyên cập nhật những thay đổi mới trong lĩnh vực chuyên môn giáo dục của bản thân. Mặc dù rất nhiều giáo viên hiểu được tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực chuyên môn nhưng thầy cô giáo lại chưa có đủ thời gian để học tập hiệu quả nhất. Vì vậy lộ trình đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của thầy cô giáo: sẽ theo kế hoạch của địa phương, của nhà trường. Đặc biệt là khi giáo viên được cử đi học nâng chuẩn trình độ thì sẽ được cơ quan quản lý, sử dụng tạo điều kiện về thời gian; được hỗ trợ tiền đóng học phí (áp dụng theo quy định hiện hành của pháp luật đối với sinh viên sư phạm); Được tính thời gian đào tạo vào thời gian công tác liên tục và được hưởng 100 % lương và các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật.
Việc nâng cao trình độ đối với giáo viên là vô cùng quan trọng, cho phép giáo viên kết nối với cộng đồng học thuật, cập nhật các phương pháp dạy học mới, các kiến thức mới, xu hướng mới trong giáo dục phù hợp với từng giai đoạn. Nâng cao trình độ chuyên môn một cách nghiêm túc giúp giáo viên có khả năng áp dụng thêm nhiều kiến thức vào bài giảng hay thiết kế lớp học cho học sinh. Thực hành áp dụng các kiến thức từ sách vở đến thực tiễn giúp giáo viên nâng cao năng lực sáng tạo của cá nhân. Công việc của người thầy ưu tú là kích thích những người có vẻ tầm thường có nỗ lực phi thường. Vấn đề hóc búa là không phải xác định những người chiến thắng; mà làm cho những người bình thường trở thành người chiến thắng. -K.Patricia Cross. Thầy cô cần nỗ lực không ngừng đáp ứng những tiêu chuẩn về trình độ để có thể đảm bảo chất lượng dạy học cũng như đầu ra của học sinh. Việc nâng cao trình độ này không chỉ là mặt hình thức mà nó còn cần thực chất nâng cao trình độ của thầy cô để nâng cao trình độ giảng dạy cho học sinh chứ không phải chỉ là vẻ bề ngoài.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật giáo dục 2019
– Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở