Trường hợp đương sự chết trong quá trình xét xử tại tòa phúc thẩm? Đương sự là gì? Đương sự bao gồm những chủ thể nào? Thủ tục này được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự?
Hiện nay, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì trong tố tụng có rất nhiều khâu và nhiều giai đoạn. Trong tố tụng cũng phát sinh nhiều vấn đề mà luật cũng đã dự liệu đến đó là trường hợp đương sự chết trong quá trình tố tụng. Vậy đối với trường hợp đương sự chết trước hoặc trong quá trình xét xử phúc thẩm được pháp luật quy định như thế nào? Hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu về nội dung này trong bài viết chi tiết dưới đây:
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
–
1. Đương sự là gì? Đương sự bao gồm những chủ thể nào?
Đương sự trong vụ án dân sự có thể là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân bao gồm 4 chủ thể đó là nguyên đơn trong vụ án dân sự, nguyên đơn là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do
2. Trường hợp đương sự chết trước hoặc trong quá trình xét xử phúc thẩm
Trong quá trình xét xử tại tòa phúc thẩm, trường hợp đương sự chết có thể xảy ra trước hoặc trong quá trình xét xử. Trường hợp đương sự chết trước quá trình xét xử được hiểu là việc đương sự chết theo căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 92 xảy ra tại cấp sơ thẩm nhưng lên cấp phúc mới phát hiện. Trường hợp đương sự chết trong quá trình xét xử được hiểu là việc đương sự chết theo căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 92 xảy ra tại cấp sơ thẩm. Việc xác định đương sự chết hay trong quá trình xét xử nhằm áp dụng đúng thủ tục áp dụng vì trường hợp đương sự chết trước quá trình xét xử sẽ theo quy định tại điều 278 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011, còn nếu đương sự chết trong quá trình xét xử sẽ áp dụng theo quy định tai điều 260 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011. Việc đương sự chết trong quá trình xét xử tại tòa phúc thẩm được chia làm 2 trường hợp.
2.1. Đối với quyền và nghĩa vụ được chuyển giao
Thứ nhất, Chưa có người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng: Theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 214 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì một trong những trường hợp tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là: “Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó”. Theo đó nếu đương sư chết mà chưa có người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng thì vụ án dân sự sẽ bị tạm đình chỉ giải quyết. Những trường hợp dẫn đến chưa có người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng khi chưa xác định được người thừa kế để người này kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng; hoặc đã xác định được người thừa kế nhưng người này chưa đủ khả năng để thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng.
Thứ hai, Có sẵn người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng: Đưa người thừa kế đó vào tham gia tố tụng.
Theo điều 74 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế thì người thừa kế tham gia tố tụng. Bên cạnh đó, đối với đương sự là cơ quan, tổ chức đang tham gia tố tụng phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức thì việc kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức đó được xác định như sau:
Ngoài ra thì các quy định về tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh thì cá nhân, tổ chức là thành viên của tổ chức đó hoặc đại diện của họ tham gia tố tụng; là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó hoặc đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức tiếp nhận các quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó tham gia tố tụng;
Trường hợp tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức thì cá nhân, tổ chức tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của tổ chức đó tham gia tố tụng trong việc thay đổi chủ sở hữu của tổ chức và có việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho chủ sở hữu mới thì chủ sở hữu mới kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng. Tuy nhiên, khi tổ chức được chuyển giao quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về dân sự thì tổ chức đó kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng. Còn đối với những tổ chức không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự mà người đại diện đang tham gia tố tụng chết thì tổ chức đó phải cử người khác làm đại diện để tham gia tố tụng; nếu không cử được người đại diện hoặc tổ chức đó phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể thì các cá nhân là thành viên của tổ chức đó tham gia tố tụng.
Thứ ba, Không có người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng: trường hợp này vụ án dân sự sẽ vẫn tiếp tục được xét xử, tài sản thắng kiện của đương sự đã chết thuộc về Nhà nước. Theo điều 622
2.2. Đối với quyền và nghĩa vụ không được chuyển giao
Theo điểm a,b khoản 1 điều 217 thì các trường hợp để đình chỉ giải quyết vụ án có bao gồm:
“Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:
a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;
b) Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;…..”
Căn cứ vào điều 289 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì trường hợp này Tòa án sẽ đình chỉ xét xử phúc thẩm. Theo đó, điều 289 dẫn chiếu đến điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015: “ Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây: Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế; Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;”
Do đó, trong trường hợp này Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm. Theo đó, thì quyền và nghĩa vụ của người đã chết không được chuyển giao thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
3. Các giai đoạn của quá trình giải quyết một vụ án dân sự thông thường
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện
Đây là giai đoạn người khởi kiện nộp đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến Tòa án nhân dân. Sau khi nhận được đơn, Tòa án tiến hành cử Thẩm phán xử lý đơn khởi kiện. Nếu đơn khởi kiện đã đáp ứng yêu cầu về nội dung và hình thức, Tòa án tiến hành thông báo cho nguyên đơn về việc đóng tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm và thụ lý vụ án.
Bước 2: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm và phiên tòa xét xử sơ thẩm.
Giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm bao gồm việc thu thập chứng cứ; Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Tổ chức phiên hòa giải và công khai, tiếp cận chứng cứ,…Giai đoạn xét xử sơ thẩm bao gồm phần khai mạc phiên tòa, xét hỏi, tranh luận, nghị án và tuyên án.
Bước 3: Kháng cáo, kháng nghị và xét xử phúc thẩm.
Sau khi khi tuyên án, bản án sơ thẩm chưa có giá trị thi hành ngay mà cần trải qua giai đoạn để các chủ thể có thẩm quyền cân nhắc đến việc thực hiện kháng cáo, kháng nghị. Nếu bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị đúng thẩm quyền và thủ tục sẽ chuyển sang giai đoạn phiên tòa xét xử phúc thẩm.
Bước 4: Sau khi bản án dân sự phúc thẩm được tuyên.
Bản án có hiệu lực thi hành nhưng không loại trừ quyền kháng nghị của các chủ thể có thẩm quyền quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự.
Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về trường hợp đương sự chết trước hoặc trong quá trình xét xử phúc thẩm theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về phiên tòa khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!