Trường hợp Đảng viên được sinh con thứ ba không bị xử lý kỷ luật. Các hình thức xử lý kỷ luật đối với Đảng viên có hành vi vi phạm chính sách dân số.
Trường hợp Đảng viên được sinh con thứ ba không bị xử lý kỷ luật. Các hình thức xử lý kỷ luật đối với Đảng viên có hành vi vi phạm chính sách dân số.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi: 1/Vợ chồng tôi là Đảng viên, muốn sinh con thứ ba có phải xin phép không? Nếu phải xin phép, báo cáo thì văn bản nào quy định? Tôi xin chân thành cảm ơn ạ! 2/ Nếu bị kỷ luật và kéo dài thời gian nâng lương, thì kỷ luật bằng hình thức nào và thời gian kéo dài khi xét nâng lương là bao nhiêu tháng?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Pháp lệnh dân số 2008 sửa đổi, bổ sung;
2. Nội dung tư vấn:
Bạn nêu vợ chồng bạn là Đảng viên và muốn sinh con thứ ba. Theo Điều 10, Pháp lệnh dân số 2008 sửa đổi, bổ sung quy định:
" Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản
…
2. Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định;"
Như vậy, khi vợ chồng bạn sinh con thứ 3 là đã vi phạm quy định về dân số. Trong trường hợp này, vợ chồng bạn được sinh con thứ ba khi các bạn thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại tiết c, điểm 10 Hướng dẫn 09-HD/UBKTTW năm 2013 như sau:
– Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
– Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
– Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
– Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
– Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
– Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):
+ Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ).
+ Sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.
– Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh".
Như vậy, nếu vợ chồng bạn sinh con thứ 3 nhưng thuộc vào 1 trong các trường hợp trên thì không vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình và không bị xử lý kỷ luật. Nếu vợ chồng bạn sinh con thứ 3 nhưng không thuộc vào trong các trường hợp trên thì vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình và phải chịu xử lý theo quy định Pháp luật. Cụ thể:
Hai vợ chồng bạn là Đảng viên sinh con thứ ba thì căn cứ Điều 26 Quy định 181-QĐ/TW quy định vi phạm quy định về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình như sau:
"1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách".
Do đó, theo quy định trên hai vợ chồng bạn sẽ phải chịu xử lý kỷ luật đối với Đảng viên vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình theo quy định tại Điều 26, Quyết định 181-QĐ/TW bằng hình thức khiển trách.
>>> Luật sư tư vấn hình thức kỷ luật đối với Đảng viên sinh con thứ ba: 1900.6568
Với câu hỏi thứ hai do bạn không nêu hiện tại hai vợ chồng bạn là cán bộ, công chức hay viên chức nên đủ căn cứ để tư vấn chính xác cho bạn. Tuy nhiên, hiện nay không có quy định Pháp luật về xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức sinh con thứ 3. Hình thức xử lý cụ thể cho mỗi cán bộ, công chức, viên chức vi phạm chính sách dân số được thực hiện theo quy định trong nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị đó đề ra nên cần tham khảo nội quy tại cơ quan người sinh con thứ ba đang làm việc. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư
– Kéo dài 12 tháng (một năm) đối với các trường hợp:
+ Cán bộ bị kỷ luật cách chức;
+ Công chức bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức;
+ Viên chức và người lao động bị kỷ luật cách chức.
– Kéo dài 06 (sáu) tháng đối với các trường hợp:
+ Cán bộ, công chức bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo;
+ Viên chức và người lao động bị kỷ luật cảnh cáo;
+ Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm; trường hợp trong thời gian giữ bậc có 02 năm không liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao bị kéo dài 06 (sáu) tháng.
– Kéo dài 03 (ba) tháng đối với viên chức và người lao động bị kỷ luật khiển trách.
Như vậy, tuỳ vào hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức hoặc viên chức để xác định thời gian bị kéo dài nâng lương.