Quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân? Trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu?
Trong quan hệ dân sự nói chung và trong các quan hệ hôn nhân và gia đình nói riêng hay còn được hiểu theo một cách thông thường đó là việc 2 người khi đáp ứng đủ các điều kiện để chung sống với nhau như vợ chồng. Do đó, để có thể đảm bảo cuộc sống chung vợ chồng thì vấn đề đòi hỏi cần có khối tài sản chung vợ chồng để đáp ứng được nhu cầu vật chất và tinh thần của vợ chồng và chăm sóc con cái. Khối tài sản chung này của vợ chồng được hình thành trong thời kỳ hôn nhân và vợ chồng tạo lập ra khối tài sản đó thì đều có các quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu sử dụng và định đoạt đối với phần tài sản đó.
Tuy nhiên, phần tài sản chung này không phải là phần tài sản được quy định cố định là phần tài sản chung mà theo như quy định của
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
–
1. Quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Trên cơ sở quy định của háp luật hiện hành thì tài sản là vật có giá trị và được quản lý bằng các loại giấy tờ như giấy chúng nhận quyền sử dụng đất, giấy chúng nhận quyền sử dụng nhà,…. Do đó trong quá trình thực hiện việc tặng cho, trao đổi mua bán đối với những tài sản có giá trị thì cần phải được lập thành văn bản để nhằm mục đích giải quyết các tranh chấp sau này. Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 2 điều 38 Luật hôn nhân và gia đình cũng đã đưa ra quy định về vấn đề “thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản, văn bản này phải được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định pháp luật”. Như vậy, đối với việc chia tài sản chung vợ chồng và những tài sản khác thì cần phải được lập thành văn bản đồng thời cả hai vợ chồng phải đến phòng công chứng để công chứng văn bản này.
Ngoài ra, theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc chia tài sản chung của vợ chồng thì đều dựa trên nguyên tắc tự thỏa thuận. Những khi vợ chồng có nguyện vọng phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhưng không thỏa thuận được thì theo quy định tại khoản 3 Điều 38
Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo quy định tại Điều 39
Thứ nhất, thì thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được xác lập khi vợ chồng có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi nhận trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản;
Thứ hai, thì thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được xác lập đối với phần tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định;
Thứ ba, thì thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được xác lập do Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực.
Như vậy, đối với khối tài sản chung của vợ chồng nếu không tự thỏa thuận chia được thì việc chia phần tài sản chung đó có thể được thực hiện chia bởi quyết định, bản án của Tòa án. Do cách thức và các chủ thể thực hiện việc chia tài sản là khác nhau cho nên thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng cũng được xác lập khác nhau. Điều đặc biết là, tài sản chung mà có liên quan đến người thứ ba trước thời gian chia tài sản thì cũng phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với bên thứ ba trong quá trình phân chia tài sản chung đó.
Sau khi chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân thì tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chi tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng , trừ trường hợp vợ, chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.
Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định. Do đó, từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ chồng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ, chồng.
2. Trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu
Mặc dù, dựa trên cơ sở quy định của pháp luật thì đã có các quy định về việc vợ chồng có quyền thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thành tài sản riêng của mỗi người. Tuy nhiên, việc vợ chồng thỏa thuận về việc chia phần tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân cũng không làm ảnh hưởng đến bất cứ quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch được xác lập trước đó với người thứ ba. Điều này có thể hiểu đơn giản như: vợ hoặc chồng thực hiện thỏa thuận vay tiền của một bên khác trước thời kỳ phân chia tài sản chung vợ chồng thì khi vợ chồng này thực hiện việc phân chia khối tài sản của mình thì bên cho vay tiền kia sẽ không bị thay đổi bởi việc chia tài sản chung.
Bên cạnh đó thì đã có rất nhiều các trường hợp, mục đích của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản, do đó làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của những người có liên quan. Do đó, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của Nhà nước và của những người khác về tài sản, liên quan đến việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân,
“Điều 42. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu
Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
2. Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
a) Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;
b) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;
c) Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;
d) Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;
đ) Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;
e) Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Như vậy, có thể thấy rằng đối với việc pháp luật đã đua ra quy định này, đã tạo ra một hành lang pháp lý để các cá nhân có quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng khi vợ chồng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi cho mình. Đồng thời góp phần tích cực vào việc đấu tranh phòng chống hành vi vi phạm trên thực tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba – những người có quyền lợi liên quan đến tài sản của vợ chồng.
Bên cạnh việc pháp luật có quy định về việc vô hiệu một số trường hợp chia tài sản chung đề nhằm mục đích chốn trách trách nhiệm với bên thứ ba hoặc gây ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ đối với những thành viên khác trong gia đình thì cũng tuyệt đối không được thực hiện . Mục đích pháp luật quy định nên điều này là nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của các con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà người có trách nhiệm đầu tiên đối với những đối tượng này là cha mẹ của chúng, và điều này được thể hiện rất rõ trong quy định của
Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung. Hình thức thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản bắt buộc là văn bản và được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.