Theo quy định của pháp luật thì việc chia tài sản khi ly hôn được thực hiện như thế nào? Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn? Trường hợp cấm chia tài sản?
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng:
Điều 38
– Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
– Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
Quy định này được áp dụng từ
Cũng có trường hợp do vợ, chồng phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng. Nếu tài sản riêng không có hoặc không đủ mà vợ chồng không thỏa thuận được về việc lấy tài sản chung để trả nợ riêng cho một bên thì vợ chồng có quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân để người vợ, chồng lấy phần tài sản của mình trong khối tài sản chung của vợ chồng nhằm thanh toán món nợ mà mình đã vay của người khác.
Quy định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân còn nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của mỗi bên vợ, chồng cũng như quyền lợi của những người khác có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng.
Luật hôn nhân và gia đình của Nhà nước ta không quy định vấn đề ly thân giữa vợ chồng. Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng với nhau về mọi mặt phương diện, trong đó bảo đảm quyền nhân thân của vợ chồng khi lựa chọn nơi cư trú chung (Điều 43 Bộ luật dân sự 2015; Điều 20
Hậu quả pháp lí sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân, Điều 29, 30 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định việc xác định quyền tài sản của vợ, chồng sau khi thoả thuận chia tài sản chung. Nếu thoả thuận đó nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản sẽ không được pháp luật công nhận. Trong khi đó, Điều 40 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định mang tính bao quát hơn về trách nhiệm đối với những giao dịch với bên thứ ba trước thời điểm phân chia tài sản chung. Thoả thuận phân chia được xác định là quyền của vợ, chồng nhưng pháp luật cũng không quên bảo vệ quyền và lợi ích của bên thứ ba để đảm bảo việc thực hiện thoả thuận này không ảnh hưởng tới trách nhiệm của vợ, chồng với một bên khác.
Cụ thể quy định về chế độ tài sản cũng như xác định quyền tài sản sau khi phân chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân, Điều 14 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định:
– Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.
– Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì phần tài sản được chia; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng.
– Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng.
2. Nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn:
Tài sản của vợ chồng sau ly hôn được chia theo thỏa thuận của vợ chồng, nếu không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không đầy đủ thì Tòa án giải quyết chia tài sản theo các nguyên tắc được pháp luật quy định.
Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, nếu đã sáp nhập vào tài sản chung thì theo yêu cầu của vợ chồng về tài sản thì được thanh toán theo công sức đóng góp của mình vào khối tài sản chung đó.
Việc phân định tài sản chung khi ly hôn được hiểu theo những khía cạnh như sau:
– Hoàn cảnh: Pháp luật xem xét hoàn cảnh thực tế của gia đình và vợ, chồng để đảm bảo việc chia tài sản này khách quan và mang tính nhân đạo hơn.
– Yếu tố lỗi: Một trong những căn cứ để chia tài sản chung là yếu tố lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền và nghĩa vụ vợ chồng, pháp luật bảo vệ cho người không có lỗi, hoặc lỗi ít nghiêm trọng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ vợ chồng.
– Trường hợp tài sản riêng của vợ chồng sáp nhập vào khối tài sản chung thì theo yêu cầu của vợ, chồng thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó.
– Nếu không có thỏa thuận, quyền sử dụng đất được chia theo các nguyên tắc chung được Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Nếu chỉ có một bên có nhu cầu sử dụng thì phải thanh toán cho bên kia giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng.
– Cho phép quyền lưu cư trong vòng 6 tháng trong trường hợp nhà thuộc sở hữu riêng của một bên và bên kia có khó khăn về chỗ ở.
– Vợ chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng.
– Vợ chồng phải liên đới chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ chung về các khoản nợ mà phát sinh trong thời kì hôn nhân.
3. Trường hợp cấm chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi, pháp luật có quy định trường hợp nào bị cấm chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 38 và Điều 42
Từ các quy định trên, vợ chồng có quyền thỏa thuận phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, có thể thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung.
Tuy nhiên, việc thỏa thuận phân chia tài sản chung sẽ bị vô hiệu nếu rơi vào các trường hợp được quy định như việc thỏa thuận phân chia tài sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích gia đình, quyền, lợi ích hợp pháp của con hay nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại…
4. Quy định mới về phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn:
Thứ nhất, là về nguyên tắc phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn, so với luật cũ, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 bổ sung một nguyên tắc rất quan trong trong việc phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn là tính đến việc xét lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ vợ chồng, Theo quy định của Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ vợ chồng” ở đây được hiểu là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn. Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.
Thứ hai, quy định mới về giải quyết quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn
Vấn đề này được quy định tại Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Theo đó, trừ trường hợp giữa vợ chồng với người thứ ba có thỏa thuận khác, thì sau khi ly hôn, quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực . Trường hợp tranh chấp liên quan đến trách nhiệm liên đới của vợ chồng theo Điều 27, về các nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng theo Điều 37, nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng theo Điều 45 thì giải quyết theo Bộ luật dân sự.
Thứ ba: quy định mới về quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn.
Đây là một trong những điểm mới nổi bật của
Thứ tư: quy định mới về chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh. Theo Điều 64 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì nếu vợ, hoặc chồng đang thực hiện kinh doanh có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng, thì khi chia tài sản khi ly hôn, có quyền được nhận tài sản đó và thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng. Trừ trường hợp pháp luật kinh doanh có quy định khác.
Có thể nói, việc phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn là một trong những vấn đề rất được quan tâm, đây là một trong vấn đề hay dẫn đến tranh chấp giữa các bên trong quá trình ly hôn, vì thế việc bổ sung và quy định mới các quy định về xác định, phân chia tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn có ý nghĩa quan trọng, góp phần hạn chế tranh chấp, bảo đảm quyền và lợi ích của các bên đương sự và bên có liên quan.
5. Chia tài sản khi vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận:
Nếu kết hôn nhằm xác lập quan hệ vợ chồng theo pháp luật thì ly hôn là việc chấm dứt quan hệ đó khi hôn nhân đã thực sự tan vỡ, không thể hàn gắn. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc cả hai người. Khi ly hôn, không chỉ các quyền và nghĩa vụ nhân thân phát sinh giữa vợ chồng từ khi kết hôn chấm dứt mà tài sản chung của vợ chồng cũng sẽ được chia theo yêu cầu của vợ, chồng.
Tài sản chung của vợ chồng được xác lập kể từ khi vợ chồng kết hôn và tồn tại suốt trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp vợ, chồng yêu cầu chia toàn bộ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn thực chất là việc phân chia khối tài sản chung của vợ chồng đã tạo lập, duy trì và phát triển trong thời kỳ hôn nhân cho mỗi bên vợ, chồng trên cơ sở thỏa thuận của vợ chồng hoặc theo những nguyên tắc được quy định trong pháp luật.
Luật hôn nhân và gia đình 2014 cho phép vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận. Điều 47 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận là loại chế độ tài sản của vợ chồng được xác định dựa trên sự thỏa thuận bằng văn bản (hợp đồng), có công chứng hoặc chứng thực do vợ chồng lập trước khi kết hôn để quy định chế độ tài sản của vợ chồng trong suốt thời kỳ hôn nhân. Nội dung thỏa thuận bao gồm: tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng; quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình; điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản; nội dung khác có liên quan. Theo đó, ngay trước khi kết hôn vợ chồng cần phải thỏa thuận rõ trong văn bản thỏa thuận điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản. Ly hôn là một trường hợp chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng. Căn cứ vào những thỏa thuận đã ghi trên văn bản thỏa thuận trước khi kết hôn:
“Việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết” (khoản 1 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014).
Như vậy, trên nguyên tắc vợ chồng tự do thỏa thuận về vấn đề tài sản trước khi kết hôn thì khi ly hôn pháp luật cũng cho họ quyền tự do định đoạt tài sản của mình. Chỉ khi nào họ không tự thỏa thuận được thì pháp luật mới can thiệp trên cơ sở các quy định của pháp luật về giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn.