Lý lịch của bố mẹ trong nhiều trường hợp sẽ kéo theo những ảnh hưởng đến con cái. Vậy trường hợp bố hoặc mẹ đi tù, con có ảnh hưởng gì không?
Mục lục bài viết
1. Trường hợp bố hoặc mẹ đi tù, con có ảnh hưởng gì không?
Án tích là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến nhân thân của một con người. Tuy nhiên, trong trường hợp bố hoặc mẹ đi tù, thì con cái sẽ không ảnh hưởng gì từ án tù của cha mẹ, nếu như sau khi cha mẹ chấp hành xong hình phạt tù và tiến hành thủ tục xóa án tích tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Về trường hợp đương nhiên được xóa án tích, hiện nay pháp luật quy định cụ thể tại Điều 70 của Bộ luật hình sự năm 2015, cụ thể như sau:
– Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật hình sự năm 2015 và Chương XXVI của Bộ luật hình sự năm 2015 khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 70 Bộ luật hình sự năm 2015;
– Người bị kết án được xóa án tích theo quy định của pháp luật trong trường hợp từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc các đối tượng đã chấp hành hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
+ 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
+ 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
+ 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
+ 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
– Người bị kết án được xóa án tích, trong trường hợp từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 Bộ luật hình sự năm 2015.
Căn cứ theo quy định tại Điều 63 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về việc xóa án tích, theo đó, người được xóa án tích sẽ coi như chưa từng bị kết án. Tức là, sau khi chấp hành xong hình phạt tù và được xóa án tích, thì coi như cha mẹ chưa bị kết án và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận lý lịch tư pháp. Vấn đề cha mẹ đi tù, thì thông thường, về cơ bản sẽ không ảnh hưởng gì đến đời sống của con cái, ví dụ như con cái có nhu cầu học tập và công tác trong các ngành công an hoặc quân đội … Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc thù, xuất phát từ tính chất và điều kiện nhất định, thì vấn đề án tích của cha mẹ vẫn đang được coi là rào cản lớn. Ví dụ: Nếu người con sau này muốn lấy chồng hoặc lấy vợ bên ngành công an thì ăn tiệc của cha mẹ là vấn đề bị ảnh hưởng, vì điều kiện kết hôn với người hoạt động trong ngành công an sẽ phụ thuộc vào quy chế nội bộ ngành và có xem xét đến lý lịch của cha mẹ trong trường hợp này, hoặc thậm chí, nếu con có bố mẹ hoặc người thân đã từng đi tù thì sẽ không được xem xét để kết nạp đảng theo quy định của pháp luật …
Như vậy đối với câu hỏi: Cha mẹ đi tù thì con có bị ảnh hưởng gì không? Trả lời cho câu hỏi này, cần phải tùy thuộc vào từng trường hợp nhất định. Tuy nhiên, không phải trong bất cứ hoàn cảnh nào, thì việc bố mẹ đi tù cũng sẽ ảnh hưởng đến con cái trong đường công danh sự nghiệp và hôn nhân.
2. Trường hợp bố hoặc mẹ đi tù, con có được kết nạp Đảng không?
Theo quy định của pháp luật hiện nay, để có thể kết nạp Đảng, quần chúng cần phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản sau đây:
– Quần chúng phải là công dân Việt Nam với độ tuổi từ 18 tuổi trở lên;
– Tham gia kết nạp đảng tự nguyện và không bị ép buộc;
– Thừa nhận và tự nguyện thực hiện theo cương lĩnh chính trị, thực hiện đầy đủ điều lệ đảng, thực hiện nghiêm chỉnh về tiêu chuẩn và nhiệm vụ của đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng nhất định;
– Qua thực tiễn chứng minh quần chúng tham gia kết nạp đảng là người ưu tú, là người được nhân dân tín nhiệm.
Tuy nhiên, một trong những điều kiện quan trọng để có thể xét kết nạp Đảng đó là tiến hành hoạt động xem xét lý lịch của người vào đảng. Theo quy định tại Điều lệ đảng thì những người vào đảng phải tự khai lý lịch đầy đủ và rõ ràng, trung thực và chịu mọi trách nhiệm về nội dung mà mình đã khai. Và đặc biệt, lý lịch đảng sau khi khai sẽ được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra trên thực tế và kết luận trước khi xem xét thông qua người này có được vào đảng hay không. Bên cạnh người bảo đau thì còn phải xem xét đến cả lý lịch của cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, người nuôi dưỡng trực tiếp người vào đảng, xem xét lý lịch của vợ hoặc chồng, con đẻ của những người vào đảng (trong trường hợp những người con này đã đáp ứng đầy đủ năng lực hành vi dân sự).
Như vậy có thể nói, những nội dung cần phải thẩm tra và xác định khi xem xét một người vào đảng bao gồm: Lịch sử chính trị, việc chấp hành đường lối và chủ trương, chấp hành chính sách của đảng và pháp luật, nhà nước.
Như vậy, trong trường hợp con có bố mẹ hoặc người thân đã từng đi tù thì sẽ thuộc trường hợp người thân bị vi phạm việc chấp hành pháp luật của nhà nước. Do đó, nếu con có bố mẹ đi tù thì sẽ không được xem xét kết nạp Đảng sau khi thẩm tra lý lịch đảng.
3. Trường hợp bố hoặc mẹ đi tù, con có được dự thi trường công an hoặc quân đội không?
Theo khoản 2 Điều 6 của Thông tư
– Về phẩm chất chính trị, thì cần phải đảo đảm theo quy định của Bộ Công an về tuyển người vào lực lượng Công an nhân dân.
– Về tiêu chuẩn đạo đức, thì trong những năm học trung học phổ thông, trung cấp phải đạt hạnh kiểm từ loại khá trở lên.
Theo quy định tại thông tư 24/2018/TT-BQP sửa đổi, bổ sung quy định tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, khi dự thi vào trường quân đội phải đáp ứng tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức như sau:
– Phẩm chất đạo đức tốt, đó được xác định là đoàn viên Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, bản thân cá nhân đó có lý lịch chính trị gia đình và lý lịch chính trị bản thân phải rõ ràng, đủ điều kiện để kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, không vi phạm quy định tại Điều 2 Quy định số 57-QĐ/TW ngày 03/5/2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng quy định một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng;
– Quân nhân phải được cấp có thẩm quyền đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian phục vụ tại ngũ …
Đối với những người có bố, mẹ từng đi tù là người không đáp ứng được tiêu chuẩn về lý lịch chính trị nếu bố mẹ chưa được xóa án tích. Do vậy, chỉ trong trường hợp cha mẹ đã được xóa án tích thì thí sinh mới có thể đăng ký dự thi vào các trường công an, quân đội. Theo Điều 69 của Bộ luật Hình sự năm 2015, người bị kết án được xóa án tích theo quy định trong các trường hợp, đương nhiên được xóa án tích, xóa án tích theo quyết định của tòa án, xóa án tích trong trường hợp đặc biệt, và người được xóa án tích coi như chưa bị kết án.
Tuy nhiên, trong trường hợp bố m ẹ của thí sinh tham gia dự tuyển vào những ngôi trường quân đội và công an đã được xóa án tích nhưng việc xét tuyển hay không còn phụ thuộc vào mức độ phạm tội của bố mẹ. Do đó, thí sinh trước khi dự tuyển cần tìm hiểu rõ quy chế tuyển sinh của trường hoặc liên hệ trực tiếp với trường để tìm hiểu rõ thông tin.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Thông tư 15/2016/TT-BCA quy định tuyển sinh vào các trường Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công An ban hành;
– Thông tư 24/2018/TT-BQP sửa đổi, bổ sung quy định tuyển sinh vào các trường trong Quân đội.