Về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế? Các trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế?
Các quyết định hành chính về thuế chính là các văn bản pháp luật do chủ thể có thẩm quyền ban hành, bắt buộc thi hành. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều trường hợp chủ thể phải thi hành quyết định hành chính về thuế đó lại không tự giá thực hiện nghĩa vụ của mình. Do đó, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế đã ra đời. Việc cưỡng chế này sẽ được áp dụng đối với một số đối tượng nhất định. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế.
Luật sư
* Cơ sở pháp lý:
– Luật Quản lý thuế năm 2019;
– Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 do Chính phủ ban hành quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.
Mục lục bài viết
1. Về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế:
Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế hay còn được gọi tắt là cưỡng chế thuế. Phạm trù cưỡng chế thường ám chỉ những tổ chức và cá nhân dựa vào quyền lực của mình dùng để các biện pháp cần thiết để buộc các đối tượng khác phải thực hiện đúng quy định và mệnh lệnh của mình.
Cưỡng chế thuế là việc Nhà nước dùng các biện pháp cần thiết để buộc người nộp thuế đã quá thời hạn từ giác chấp hành, quá thời hạn hoãn chấp hành quyết định hành chính thuế mà không chấp hành quyết định hành chính thuế, không khắc phục hậu quả, nộp tiền thuế, tiền phạt vào Ngân sách nhà nước hoặc có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
Đặc điểm của cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế:
– Cưỡng chế thuế là một hành vi thi hành pháp luật về thuế
Cưỡng chế thuế thể hiện sức mạnh quyền lực của Nhà nước, Nhà nước dùng biện pháp cần thiết để cưỡng chế người nợ thuế bắt buộc nộp tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước. Bởi vì với tư cách là một thiết chế quyền lực của giai cấp thống trị xã hội, Nhà nước có đầy đủ những ưu thế cần thiết cho việc nắm bắt, truyền tải và cũng như sự tôn trọng ý chí của mình trong việc tổ chức, điều hành một nền kinh tế phát triển theo những mục tiêu, định hướng nhất định. Bằng các hình thức hoạt động của bộ máy Nhà nước, Nhà nước tác động lên các quan hệ xã hội để đảm bảo cho các quan hệ xã hội phát triển theo đúng những mục tiêu đã định, ngăn ngừa các khuynh hướng phát triển sai lệch, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện sai trái.
– Cưỡng chế thuế là hành vi xuất hiện sau hành vi nợ thuế
Chỉ khi các biện pháp thu nợ đã được thực hiện nhưng người nợ thuế vẫn chưa chịu nộp số thuế nợ vào ngân sách nhà nước thì khi đó cơ quan thuế buộc phải dùng đến những biện pháp cưỡng chế thuế.
Áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế đảm bảo 100% các khoản nợ thuế được nộp vào ngân sách nhà nước, góp phần chống thất thu thuế.
Thực hiện các biện pháp cưỡng chế thuế không chỉ liên quan đến cơ quan thuế mà còn có sự tham gia của các cơ quan thi hành pháp luật khác.
Khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế đòi hỏi phải có sự phối hợp với các cơ quan, ban, ngành có chức năng có liên quan như: kho bạc, ngân hàng, công an, viện kiểm sát… Đồng thời khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế sẽ gây tốn kém về thời gian, chi phí hay nhân lực. Chẳng hạn như có thời gian chuyển hồ sơ cho bên công an, hay
Quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm:
Việc cưỡng chế thi hành hành quyết định hành chính thuế chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế của người có thẩm quyền theo quy định của Nhà nước về đối tượng áp dụng cưỡng chế thuế bao gồm:
– Người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành quyết định hành chính thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế
– Cơ quan thuế, công chức thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
– Người có thẩm quyền và trách nhiệm cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
– Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
2. Các trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế:
Các trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được quy định tại Điều 124 Luật Quản lý thuế năm 2019, cụ thể như sau:
Tại Khoản 1 quy định: “1. Người nộp thuế có tiền thuế nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định.” Thời hạn nộp thuế là thời gian tối đa mà người nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế xong đối với Nhà nước. Quá thời hạn này, người nộp thuế sẽ bị coi là nộp chậm thuế. 90 ngày là khoảng thời gian tương đương với một quý trong một năm dương lịch, đây là khoảng thời gian dài để người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế mà chưa được thực hiện đúng của mình. Quá thời gian 90 ngày thể hiện việc người nộp thuế không có thiện chí thực hiện nghĩa vụ của mình, nên cần phải có biện pháp khác để bắt buộc các chủ thể đó thực hiện nghĩa vụ.
Thứ hai, đó chính là “Người nộp thuế có tiền thuế nợ khi hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế.” (Khoản 2). Thời hạn gia hạn chính là một trong những “ưu ái” mà nhà nước dành cho người nộp thuế. Việc gia hạn tạo điều kiện cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ của mình, do đó, người nộp thuế có trách nhiệm phải thực hiện xong nghĩa vụ đó trong thời hạn gia hạn. Hết thời hạn gia hạn thì các chủ thể này sẽ bị cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ thuế của mình.
Tiếp theo là “Người nộp thuế có tiền thuế nợ có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn” (Khoản 3). Trốn thuế là hành vi phổ biến ở bất bì quốc gia nào. Có nhiều lý do để người nộp thuế trốn thuế, như việc số tiền thuế quá lớn, không muốn bỏ tiền ra để nộp thuế,… Hành vi phát tán tài sản và bỏ trốn là phổ biến mà người nộp thuế thường xuyên sử dụng để trốn thuế. Do đó, để ngăn chặn kịp thời việc đó, cần thiết phải thực hiện việc cưỡng chế thuế để tránh việc không thu được số tiền thuế của người nộp thuế đó.
Thứ tư, tại Khoản 4 quy định: “Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế, trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt.” Quy định này áp dụng đối với các chủ thể bị xử phạt hành chính về quản lý thuế. Tại Quyết định xử phạt hành chính về quản lý thuế luôn ghi rõ thời hạn mà người nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ nộp phạt của mình theo thời hạn. Khi thời hạn đã hết thì người nộp thuế sẽ bị cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ. Việc cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ nộp phạt là điều cần thiết, bởi lẽ quyết định xử phạt hành chính về thuế cũng chính là văn bản thể hiện quyền lực nhà nước, bắt buộc phải thực hiện. Việc cưỡng chế sẽ đảm bảo được việc thi hành quyết định cũng như thể hiện tính thượng tôn pháp luật.
Pháp luật hiện hành có quy định về các trường hợp chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế thu tiền thuế. Cơ sở để thực hiện việc này đó chính là “được cơ quan quản lý thuế khoanh tiền thuế nợ trong thời hạn khoanh nợ; không tính tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật này; được nộp dần tiền thuế nợ trong thời hạn nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thuế.” Khoanh nợ được hiểu chính là việc tạm thời chưa thu nợ thuế. Do đã quyết định tạm thời chưa thu nợ thuế thì việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế chưa được thực hiện là hợp lý. Nộp dần tiền thuế nợ tức khoản nợ thuế được chia thành nhiều phần và người nộp thuế sẽ thực hiện từng phần. Đây chính là một trường hợp tạo điều kiện cho các cá nhân nợ thuế thực hiện nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, khoảng thời gian thực hiện khoanh nợ, cũng như trả dần nợ thuế có giới hạn nhất định, đó chính là không quá 12 tháng kể từ ngày bắt đầu thời hạn cưỡng chế. Do đó, quá thời hạn này thì việc cưỡng chế vẫn được thực hiện như bình thường.
Biện pháp cưỡng chế áp dụng với những đối tượng đã nêu trên, và biện pháp này không áp dụng đối với đối với người nộp thuế có nợ phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh. Những phí hải quan, lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh không phải là thuế, do đó, việc áp dụng cưỡng chế quyết định hành chính về thuế là điều không phù hợp. Vì vậy biện pháp này không được áp dụng đối với những loại phí đó.
Tại Khoản 7 Điều 124 quy định “7. Cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế trước khi xuất cảnh và có thể bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh.” Điều này nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp, tránh trường hợp trốn nộp thuế, khi các cá nhân là người đại diện có thể cầm hết tài sản của doanh nghiệp và lẩn trốn ra nước ngoài.