Trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng thương mại. Xử lý trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng thương mại? Trường hợp không được miễn trừ khi có sự kiện bất khả kháng?
Tóm tắt câu hỏi:
Các luật sư cho em hỏi về trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng thương mại ạ. Nếu đã chứng minh được sự kiện đó là trường hợp bất khả kháng thì có phải (bên xảy ra sự kiện bất khả kháng ) sẽ được miễn trừ trách nhiệm dân sự không ạ. Có khi nào sẽ không được miễn trừ không? Xin cảm ơn các vị luật sư?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, những sự cố nằm ngoài khả năng dự đoán có thể xảy ra khiến cho một hoặc cả hai bên không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình dẫn đến việc vi phạm hợp đồng. Trong một số điều kiện nhất định, bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm, không phải chịu các chế tài do hành vi vi phạm gây ra.
Định nghĩa sự kiện bất khả kháng chỉ được quy định chung trong “
“ Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dung mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”.
Điều 294,
Một bên đương sự không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất cứ bộ phận nào khi chứng minh được rằng:
– Việc không thực hiện là do một khó khăn trở ngại xảy ra ngoài sự kiểm soát của mình.
– Họ đã không thể trù liệu được trở ngại và tác động của nó đối với khả năng thực hiện hợp đồng một cách hợp lý vào lúc ký kết.
– Họ đã không thể né tránh hoặc khắc phục nó hay ít nhất tác động của nó một cách hợp lý.
Trở ngại nêu trên nói lên có thể nảy sinh từ những sự kiện sau đây gây ra – liệt kê này chưa phải toàn diện:
– Chiến tranh mặc dù có tuyên bố hay không, nội chiến, nổi loạn và cách mạng, hành động cướp bóc, hành động phá hoại
– Thiên tai như: bão tố dữ dội, gió lốc, động đất, sóng thần, huỷ diệt bởỉ sét đánh
– Nổ, cháy, huỷ diệt máy móc, nhà xưởng và bất cứ loại thiết bị nào
– Mọi hình thức tẩy chay, đình công, chiếm giữ nhà xưởng và cơ sở ngưng việc trong xí nghiệp của người đang mong tìm miễn giảm.
– Hành động hợp pháp hay phi pháp của người cầm quyền từ những hành động mà bên đương sự mong tìm miễn giảm phải gánh chịu rủi ro theo các điều khoản khác của hợp đồng và trừ những vụ việc nêu ở đoạn dưới đây.
Nhằm vào mục đích của nói trên và trừ khi có quy định khác đi trong hợp đồng, trở ngại không bao gồm: thiếu được cấp phép, thiếu chứng chỉ, thiếu giấy do nhập hay cư trú hoặc thiếu chấp thuận cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng và được cấp bởi nhà chức trách của bất cứ loại nào ở tại nước của bên đương sự mong muốn miễn giảm.
Từ quy định này cho thấy, một sự kiện được coi là bất khả kháng với tính chất là căn cứ miễn trách nhiệm hợp đồng cần phải thỏa mãn các dấu hiệu sau: Xảy ra sau khi các bên đã giao kết hợp đồng; Có tính chất bất thường mà các bên không thể lường trước được và không thể khắc phục được; Là nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm hợp đồng. Với cách hiểu như vậy, các trường hợp bất khả kháng có thể bao gồm: Thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, đình công, sự thay đổi chính sách, pháp luật của Nhà nước…Tuy nhiên, để được áp dụng miễn trừ do sự kiện bất khả kháng thì bên có hành vi vi phạm phải chứng minh được sự cố dẫn đến vi phạm hợp đồng đã thỏa mãn cả 3 điều kiện trên. Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, các bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, nếu các bên không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 296, Luật thương mại năm 2005.
Kết luận: Khác với luật pháp quốc tế, pháp luật Việt Nam còn quy định rất chung chung, mờ nhạt về sự kiện bất khả kháng. Điều này xuất phát một phần từ quan điểm cho rằng Hợp đồng là sự thỏa thuận tự nguyện giữa các bên, nên cũng như các quy định pháp luật khác trong lĩnh vực này, các nhà làm luật quy định khá mở, tạo điều kiện cho các bên tự thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên, việc có quy định được trong hợp đồng hay không lại là một chuyện hoàn toàn khác đối với các doanh nghiệp.
Luật sư tư vấn pháp luật về kinh doanh – thương mại qua tổng đài: 1900.6568
Thứ hai, các trường hợp sẽ không được miễn trừ
Về vấn đề một bên vi phạm hợp đồng do lỗi của người thứ ba (người thứ ba không thực hiện được nghĩa vụ của mình do gặp bất khả kháng) có được coi là căn cứ miễn trách nhiệm cho bên vi phạm không còn tùy thuộc vào thỏa thuậ của các bên. Do xét về bản chất, căn cứ miễn trách nhiệm này không phù hợp với nguyên tắc chịu trách nhiệm tài sản trực tiếp giữa các bên trong quan hệ hợp đồng. Các bên tham gia quan hệ phải tự mình gánh chịu các nghĩa vụ cũng như lợi ích về mặt tài sản phát sinh từ quan hệ đó. Nếu bên thứ ba được miễn trách nhiệm trước bên có hành vi vi phạm thì đó là vấn đề nằm trong khuôn khổ hợp đồng của hai bên đó và họ phải tự giải quyết. Hợp đồng đó được xác lập vì lợi ích của họ nên đương nhiên trách nhiệm cũng do họ gánh chịu, không thể yêu cầu bên có quyền lợi bị vi phạm phải chịu hoặc chia sẻ gánh nặng đó.
Khi có sự kiện bất khả kháng thì bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng phải gửi thông báo cho bên kia trong một thời hạn hợp lý. Tuy nhiên thông thường, các bên quy định rõ thời hạn thông báo và hậu quả của việc không thông báo: Nếu không thông báo thì sẽ mất quyền được miễn trách nhiệm hoặc kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp nếu các bên không có thỏa thuận cụ thể về hậu quả của việc không thông báo, thì các bên sẽ tuân theo luật áp dụng để giải quyết. Theo nguyên tắc chung của phần lớn luật áp dụng, nếu bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng vi phạm nghĩa vụ thông báo thì sẽ không được hưởng quyền miễn trừ trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng. Điều 79.4 của Công ước viên năm 1980 của Liên hiệp quốc về
“Bên không thực hiện hợp đồng phải thông báo cho phía bên kia biết về trở ngại và ảnh hưởng của nó đến khả nãng thực hiện hợp đồng. Nếu phía bên kia không nhận được thông báo về điều đó trong thời hạn hợp lý sau khi bên không thực hiện hợp đồng đã biết hoặc buộc phải biết về trở ngại đó, thì bên không thực hiện hợp đồng phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại gây ra cho phía bên kia do không nhận được thông báo.”
Do vậy, để bảo đảm lợi ích của mình, bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng cần:
– Gửi đến bên kia thông báo bằng vãn bản (fax, telegraph, email, điện tín, thư bảo đảm,…) về sự kiện bất khả kháng trong thời hạn hợp đồng hoặc luật áp dụng quy định nếu không có quy định thì trong một thời gian hợp lý.
– Kèm theo thông báo là vãn bản chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc tài liệu, chứng cứ hợp pháp khác có giá trị chứng minh. Nếu một bên gửi cho bên kia một thông báo về sự kiện bất khả kháng mà không có tài liệu chứng minh thì chắc chắn sẽ không được chấp nhận. Vì vậy việc chuẩn bị các chứng cứ để được hưởng miễn trừ trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng là rất cần thiết.
Kết luận, trường hợp không được miễn trừ khi có sự kiện bất khả kháng có thể do thỏa thuận của các bên hoặc do bên vi phạm không có thông báo và chứng cứ chứng minh được chấp nhận thì không được miễn trách nhiệm.