Khái quát về hợp đồng? Khái niệm về bất khả kháng, sự kiện bất khả kháng? Các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng?
Trong mối quan hệ đời sống hàng ngày, các cá nhân, tổ chức thường xuyên thiết lập các giao dịch dân sự, đặc biệt là hợp đồng. Mặc dù tôn trọng ý chí của các chủ thể nhưng việc pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng là điều hoàn toàn cần thiết để đảm bảo ranh giới pháp lý cho giữa ý chí và lợi ích nhà nước. Một trong những nội dung đặc trưng nhất trong yếu tố có khả năng loại trừ thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của các chủ thể được pháp luật dân sự, thương mại ghi nhận là sự kiện bất khả kháng. Đây cũng là nội dung được Luật Dương Gia phân tích và bình luận ngay trong bài viết dưới đây.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Khái quát về hợp đồng?
Theo Điều 385, Bộ luật dân sự 20: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Như vậy, hợp đồng dân sự không chỉ là sự thỏa thuận để một bên chuyển tài sản, thực hiện một công việc cho bên kia mà có thể còn là sự thỏa thuận để thay đổi hay chấm dứt các nghĩa vụ đó. Đối với các hợp đồng được ký kết nhằm mục đích kinh doanh ngoài có những dấu hiệu chung của hợp đồng thì hợp đồng kinh doanh có sự khác biệt thêm. Hợp đồng kinh doanh được hiểu là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích tìm kiếm lợi nhuận với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
Trên cơ sở bản chất và khái niệm về hợp đồng đã nêu, ta thấy hợp đồng có những đặc điểm pháp lý cơ bản sau:
Thứ nhất, chủ thể của hợp đồng Phạm vi chủ thể của hợp đồng rất rộng lớn. Tùy từng lĩnh vực và ngành nghề khác nhau mà pháp luật giới hạn phạm vi chủ thể cho phù hợp để nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Với các hợp đồng dân sự thông thường, chủ thể là các cá nhân, pháp nhân, hay các tổ chức khác. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ thể của hợp đồng kinh doanh được quy định rất cụ thể đó thường là thương nhân đáp ứng những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Tựa chung lại, chủ thể của hợp đồng bao gồm cá nhân có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, các tổ chức, doanh nghiệp, và các pháp nhân khác… được pháp luật thừa nhận có tư cách pháp lý độc lập với nhau, hoàn toàn bình đẳng với nhau khi tham gia quan hệ hợp đồng.
Thứ hai, sự tự nguyện khi thỏa thuận và ký kết hợp đồng Cơ sở hình thành hợp đồng là sự tự nguyện từ tự do ý chí của các bên. Các điều kiện của hợp đồng được giải thích trong các điều kiện tự do ý chí, xem xét về vấn đề tự do ý chí ta thấy: Một mặt, tự do ý chí được xuất phát từ nền tảng là tự do cá nhân, có nghĩa là không ai có thể bị ép buộc làm hay không làm một công việc gì đó ngoài ý muốn của họ, Mặt khác, tự do ý chí có nghĩa là không ai có thể bị ép buộc làm hay không làm một công việc mà xuất phát từ lợi ích của họ. Do vậy, hợp đồng được xem là sản phẩm của ý chí được hình thành từ lợi ích của các bên tham gia giao kết hợp đồng.
Thứ ba, các bên bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Trong hợp đồng, quyền lợi của bên này có nghĩa đó là nghĩa vụ của bên còn lại và ngược lại nghĩa vụ của bên này chính là quyền của bên còn lại. Quyền và nghĩa vụ của các bên hình thành từ sự tự nguyện thoả thuận của các bên, các bên tự mình đàm phán, trao đổi và ghi nhận quyền và nghĩa vụ đó.
2. Khái niệm về bất khả kháng, sự kiện bất khả kháng?
Sự kiện bất khả kháng là một thuật ngữ có nguồn gốc tiếng Pháp “force majeure” có nghĩa là “sức mạnh tối cao” hoặc “sức người không thể kháng cự nổi”. Bất khả kháng hay điều kiện bất khả kháng là một điều khoản phổ biến trong bất kỳ hợp đồng nào, về cơ bản để giải phóng một hoặc các bên ra khỏi các trách nhiệm pháp lý hay các bổn phận khi gặp các sự kiện hay tình huống bất thường ngoài tầm kiểm soát của các bên mặc dù đã cố gắng hết sức để khắc phục, như chiến tranh, đình công, nổi loạn, tội phạm, thiên tai (như lũ lụt, động đất, phun trào núi lửa), địch họa xảy ra và việc đó đã ngăn cản một hay các bên của hợp đồng trong việc phải hoàn thành bổn phận và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.
Khoản 1, Điều 156 Bộ luật dân sự giải thích sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Bằng cách quy định này, một sự kiện hay hoàn cảnh nào đó mà có thể coi là bất khả kháng thì đều có thể là nguồn của nhiều tranh cãi trong đàm phán hợp đồng và một bên nói chung có thể chống lại bất kỳ ý định nào của các bên trong việc thêm vào một điều gì đó mà nó có thể, về cơ bản, là rủi ro của bên đó. Ví dụ, trong một thỏa thuận cung cấp than, một công ty khai thác mỏ có thể yêu cầu để “rủi ro địa chất” được thêm vào như là sự kiện bất khả kháng, tuy nhiên công ty khai thác mỏ này nên và cần phải thực hiện khảo sát, phân tích trên diện rộng các dự phòng về mặt địa chất tại khu vực khai thác than và thậm chí là không nên đàm phán về hợp đồng cung cấp than nếu như công ty này không thể nắm rõ các rủi ro mà chúng có thể là hạn chế về mặt địa chất trong việc cung cấp than của họ từ lúc này sang lúc khác.
Đặc điểm của sự kiện bất khả kháng được ghi nhận là sự kiện này xảy ra chỉ sau khi ký hợp đồng, tức là có thể tính là sau khi hợp đồng có hiệu lực, không phải do lỗi của bất kỳ bên tham gia hợp đồng nào, mà xảy ra ngoài ý muốn, ý chí chủ quan và các bên không thể dự đoán trước, cũng như không thể tránh và khắc phục được mặc dù đã cố gắng, dẫn đến không thể thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng hoặc đầy đủ nghĩa vụ mặc định trong hợp đồng, bên chịu sự cố này có thể được miễn trừ trách nhiệm của hợp đồng hoặc kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng theo tinh thần mà pháp luật ghi nhận. Việc coi các hiện tượng thiên tai có thể là sự kiện bất khả kháng được áp dụng khá thống nhất trong luật pháp và thực tiễn của các nước trên thế giới. Sự kiện bất khả kháng cũng có thể là những hiện tượng xã hội như chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách của chính phủ.
Hiện nay, các quy định về sự kiện bất khả kháng còn khá mờ nhạt trong pháp luật Việt Nam, đặc biệt là các luật chung như Bộ luật dân sự, luật chuyên ngành như
3. Các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng?
Việc đưa ra định nghĩa về sự kiện bất khả kháng như Bộ luật dân sự hiện nay đã dẫn đến nhiều cách hiểu, cách áp dụng khác nhau trong quan hệ hợp đồng giữa các chủ thể, điều này nhằm thể hiện tính chất linh hoạt, tôn trọng ý chí trong giao dịch dân sự, nhưng ở một chừng mực nhất định lại xảy ra tình trạng xung đột. Bản thân quy định về sự kiện bất khả kháng không khẳng định rõ trường hợp nào là trường hợp bất khả kháng, mà chỉ nêu ra đặc điểm của sự kiện bất khả kháng, theo đó, những yếu tố chủ quan xảy ra cho chính bản thân mình như thiếu nguyên liệu, mất điện, lỗi mạng vi tính, bên cung cấp chậm trễ giao hàng,…về mặt lý luận cũng như pháp lý thì các sự kiện này không đương nhiên được coi là sự kiện bất khả kháng nếu các bên không thỏa thuận.
Nếu như xem xét về các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng chỉ có hai trường hợp lớn có khả năng xảy ra được xem là trường hợp bất khả kháng.
Trường hợp 1: Các yếu tố tác động từ thiên nhiên. Đây là trường hợp do yếu tố của thiên tai như lũ, hỏa hoạn, bão, sóng thần, núi lửa phun trào,…đây là các yếu tố mang tính “truyền thống” trong quá trình xác định sự kiện bất khả kháng được nhiều quốc gia ghi nhận và áp dụng.
Trường hợp 2: Các yếu tố tác động từ hiện tượng xã hội. Trường hợp này có thể hiểu trong một số hiện tượng cụ thể như khủng hoảng kinh tế trầm trọng, chiến tranh, địch họa, thay đổi chính sách của nhà nước,…việc áp dụng các sự kiện bất khả kháng này không quá nhiều so với trường hợp 1 và còn dẫn đến nhiều tranh cãi trong quá trình áp dụng.
Để đảm bảo an toàn pháp lý cũng như rõ ràng trong quá trình thiết lập hợp đồng, các chủ thể thường thỏa thuận, xác định trường hợp bất khả kháng bằng cách đưa ra định nghĩa hoặc liệt kê các trường hợp cụ thể để xác định trường hợp bất khả kháng.
Theo quy định của tại Khoản 2, Điều 351, Bộ luật dân sự: “Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.” Như vậy, bản chất sự kiện bất khả kháng sẽ loại trừ trách nhiệm của chủ thể có nghĩa vụ, nhưng vẫn tôn trọng ý chí thỏa thuận của các bên.