Pháp luật quy định những tiêu chuẩn số tiết dạy đối với từng cấp giáo viên là khá chặt chẽ. Vậy vấn đề trừ lương giáo viên khi không dạy đủ số giờ, số tiết tiêu chuẩn được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Trừ lương giáo viên không dạy đủ số giờ, số tiết tiêu chuẩn:
Giáo viên là khái niệm để chỉ người dạy học ở bậc phổ thông hoặc tương đương. Theo quy định của pháp luật về giáo dục đã đưa ra định nghĩa pháp lý đầy đủ về nhà giáo và đúng tiêu chuẩn của nhà giáo như sau:
– Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác;
– Nhà giáo phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sau đây: phẩm chất đạo đức và tư tưởng tốt, đạt trình độ tiêu chuẩn được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ, đầy đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp, và có lý lịch bản thân rõ ràng.
Như vậy pháp luật giáo dục cũng đã quy định rất cụ thể về tên gọi đối với từng đối tượng nhà giáo theo cấp và theo bác giảng dạy cũng như theo công tác. Nhà giáo giảng dạy ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp thì gọi là giáo viên. Nhà giáo giảng dạy và công tác ở cơ sở giáo dục đại học và sau đại học thì gọi là giảng viên.
Theo quy định cụ thể tại Điều 12 của văn bản hợp nhất Luật Viên chức năm 2019 hiện hành có quy định về một số quyền của giáo viên như sau:
– Giáo viên có quyền được trả lương tương ứng với vị trí việc làm của mình, mức lương sẽ được trả phù hợp với chức danh nghề nghiệp và chức vụ quản lý cũng như kết quả thực hiện công việc được giao, tiến trình và mức độ hoàn thành nhiệm vụ, giáo viên còn được hưởng các khoản trợ cấp và các chính sách yêu đãi theo đúng quy định của pháp luật trong trường hợp làm việc ở những nơi vùng sâu vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo, những vùng có dân tộc thiểu số vùng có điều kiện kinh tế khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật, hoặc làm việc trong những môi trường độc hại, nguy hiểm, những ngành nghề lĩnh vực sự nghiệp đặc thù;
– Đồng thời thì giáo viên còn được hưởng tiền làm thêm giờ các công tác phí và tiền làm đêm cùng các chế độ khác theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với quy chế của các đơn vị sự nghiệp công lập;
– Bên cạnh đó thì giáo viên còn được hưởng các khoản tiền thưởng cũng như được xét nâng lương theo định kỳ phù hợp với quy định của pháp luật và quy chế của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Bên cạnh đó, con có thể căn cứ tại Điều 28 của văn bản hợp nhất Luật Viên chức năm 2019 hiện hành có thể thấy: trong quá trình thực hiện hợp đồng làm việc, nếu như một bên có yêu cầu thay đổi nội dung của hợp đồng làm việc thì sẽ phải thông báo cho bên kia một khoảng thời gian hợp lý, mà theo quy định của pháp luật đó là ít nhất 03 ngày làm việc. Đồng thời khi đó chấp thuận thì các bên sẽ tiến hành sửa đổi và bổ sung nội dung có liên quan trong hợp đồng làm việc đã ký kết ban đầu. Trong thời gian tiến hành thỏa thuận thì các bên vẫn phải tuân theo hợp đồng bắt đầu đã ký kết và không được vi phạm các nghĩa vụ, nếu như vi phạm mà gây ra thiệt hại thì phải bồi thường. Đối với trường hợp không thỏa thuận được thì các bên sẽ tiếp tục thực hiện theo đúng nghĩa vụ đã ký kết trong hợp đồng làm việc bắt đầu hoặc thỏa thuận chấm hợp đồng làm việc đó.
Tiền lương chính là một trong những nội dung mà hợp đồng làm việc cần phải quy định. Theo đó nếu muốn trừ lương cơ bản của giáo viên thì các chủ thể có thẩm quyền là nhà trường sẽ phải tiến hành thông báo cho giáo viên theo đúng thời hạn mà pháp luật quy định đó là ít nhất 03 ngày làm việc để giáo viên có thể xem xét tiếp tục thực hiện hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng phù hợp với mong muốn và nhu cầu của bản thân.
Như vậy thì trong trường hợp giáo viên không dạy đủ số tiết tiêu chuẩn thì giáo viên có thể bị trừ vào tiền công, tiền lương tăng thêm hoặc tiền thưởng (Theo quy chế của nhà trường), và nhà trường sẽ không được phép trừ các khoản tiền do không dạy đủ số tiết tiêu chuẩn vào lương cơ bản của giáo viên vì đây là hành vi trái quy định của pháp luật, do lương cơ bản chính là một phần thỏa thuận của hợp đồng giao kết ban đầu giữa hai bên, và lương cơ bản thì phải đắp ứng được mức tối thiểu do quy định mà pháp luật đưa ra, vì thế cho nên nhà trường không được tự ý trừ vào lương cơ bản của giáo viên.
2. Mức phạt đối với hành vi không dạy đủ số tiết tiêu chuẩn của giáo viên:
Căn cứ điều 12 Nghị định số 04/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, có quy định về việc giáo viên sẽ bị xử phạt khi không dạy đủ số tiết như sau: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi không dạy đủ số tiết hoặc khối lượng học tập trong chương trình giáo dục của một học phần hoặc môn học theo các mức phạt sau:
– Phạt cảnh cáo đối với vi phạm không dạy đủ số tiết dưới 05 tiết;
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với vi phạm không dạy đủ số tiết từ 05 tiết đến dưới 10 tiết;
– Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với vi phạm không dạy đủ số tiết từ 10 tiết đến dưới 15 tiết;
– Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng đối với vi phạm không dạy đủ số tiết từ 15 tiết trở lên.
Như vậy, căn cứ vào quy định trên, việc giáo viên không dạy đủ tiền sẽ áp dụng hai hình thức xử phạt bao gồm cảnh cáo và phạt tiền, tùy vào mức độ vi phạm khác nhau.
3. Các buổi chào cờ đầu tuần và sinh hoạt lớp cuối tuần có được coi là một tiết dạy không?
Theo quy định tại thông tư số
Định mức tiết giảng dạy của giáo viên là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể là, định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học được pháp luật xác định là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở được pháp luật xác định là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông được pháp luật xác định là 17 tiết.
Ngoài ra, về chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn, thì cũng theo thông tư số
Như vậy, giờ chào cờ và sinh hotạ lớp cuối tuần được xem là hoạt động của nhà trường và lớp học mà giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện, những giờ này được tính vào trong 3 tiết dạy được giảm/tuần, cho nên không được tính vào số tiết giảng dạy của giáo viên chủ nhiệm.
4. Quy định về tính dạy tăng giờ và tăng buổi của giáo viên:
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì có thể thấy giáo viên thực hiện các công việc theo phân công của lãnh đạo nhà trường cũng như các đơn vị sự nghiệp công lập, nếu vượt giờ định mức theo quy định của pháp luật và của quy chế đơn vị sự nghiệp công lập thì sẽ được hưởng chế độ tăng giờ và tăng buổi theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo. Việc tính tăng giá sẽ được thực hiện dựa trên nguyên tắc giáo viên thực hiện vượt định mức do việc tính tăng giá sẽ được thực hiện dựa trên nguyên tắc giáo viên thực hiện vượt định mức do giảng dạy/năm thì sẽ được tính tiền tăng giờ dựa trên số giờ và số tiết vượt định mức đó. Và theo đó thì định mức giờ giảng dạy trong năm học theo khung thời gian năm học đó sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ Giáo dục và đào tạo quy định hằng năm. Nhìn chung thì công thức tính tiền lương dạy thêm giờ được áp dụng như sau:
– Tiền lương dạy thêm giờ/năm học = số giờ dạy thêm/năm học x tiền lương 01 giờ dạy thêm;
– Tiền lương 01 giờ dạy thêm = tiền lương 01 giờ dạy x 150%;
– Tiền lương 01 giờ dạy được áp dụng như sau:
Tiền lương 01 giờ dạy | = | Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học | x | Số tuần dành cho giảng dạy |
Định mức giờ dạy/năm | 52 tuần |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất Luật Viên chức năm 2019;
– Nghị định số 04/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục;
– Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số