Trộm cắp tài sản của công ty. Trộm cắp tài sản của công ty bị xử lí như thế nào? Trộm cắp tài sản của công ty có bị truy cứu hình sự không?
Chào luật sư !Tôi xin được trình bày nội dung sự việc: Em tôi làm ở một công ty liên doanh Trung Quốc, trong quá trình làm ca đêm thấy có một khẩu súng bắn ốc vít (trị giá mua mới khoảng 3 triệu đồng) và một cuộn dây cáp điện lõi đồng để ở vị trí vắng vẻ đã trót dại mang về nhà.Sau đó em tôi cầm dây đồng đi bán được 4 kg dây đồng, còn súng bắn ốc vẫn để ở nhà. Sau mấy ngày gia đình tôi biết và đã khuyên bảo em tôi cầm súng trả lại cho công ty và em tôi đã mang trả cho công ty. Nhưng bên công ty đã báo cho bên công an huyện và bên công an đã bắt em tôi,thu xe máy của em tôi (bảo đó là xe chở đồ ăn trộm) lập bản tường trình và trong bản tường trình cũng ghi rõ có lấy 4 kg dây cáp đồng và một súng bắn ốc nhưng đã trả lại cho công ty. Sau đó em tôi đã đến công ty xin được bồi thương thiệt hại và bên phía công ty đã đồng ý rút đơn kiện không kiện em tôi nữa. Nhưng đến nay đã 2 tháng bên phía công an vẫn không đưa ra quyết định xử phạt như thế nào, và vẫn giữ xe máy của em tôi.Đây là lần đầu tiên em tôi trót dại lấy trộm và đã thành khẩn nhận lỗi.Tôi xin hỏi luật sư với tội danh của em tôi sẽ bị xử lí như nào, và bên gia đình tôi muốn bên phía công an xử lí nhanh thì cần phải làm như thế nào ? Tôi mong sớm nhận được câu trả lời của luật sư, tôi xin chân thành cảm ơn !
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, xin tư vấn về hành vi trộm cắp của em trai bạn. Với hành vi trộm cắp tài sản như vậy theo quy định của “Bộ luật hình sự 2015” ghi nhận tại Điều 138 như sau:
“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
Luật sư
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng”.
Do không có ghi nhận của bạn cụ thể về giá trị tài sản chỉ biết rõ là tài sản trộm cắp có giá trị từ hai triệu đồng trở lên. Với giá trị tài sản trộm cắp trên 2 triệu đồng như vậy, em trai bạn sẽ bị khởi tố trách nhiệm hình sự theo đúng quy định của Bộ luật hình sự.
Thứ hai, tại khoản 1, Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự đã có quy định cụ thể về các trường hợp được khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại “Những vụ án về các tội phạm được quy định tại Khoản 1 các Điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.”
Như vậy, theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự tại Điều 105 thì không hề đề cập đến tội phạm tại Điều 139 của Bộ luật hình sự, do đó dù có đơn hay không có đơn của người bị hại mà ở đây là công ty của em trai bạn thì em trai bạn vẫn sẽ bị truy cứu hình sự bình thường.
Ngoài ra, như bạn nói em trai bạn phạm tội lần đầu, có những biện pháp khắc phục hậu quả, ăn năn hối cải. Đây chính là những tình tiết làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 46 của Bộ luật hình sự. Căn cứ vào những tình tiết đó, cơ quan xét xử sẽ đưa ra mức hình phạt đảm bảo nhất cho quyền lợi của em trai bạn.
Mục lục bài viết
- 1 1. Phạm tội trộm cắp tài sản thì bị xử lí như thế nào?
- 2 2. Sa thải người lao động trộm cắp tài sản của công ty
- 3 3. Sa thải đối với người lao động có hành vi trộm cắp tài sản công ty
- 4 4. Trách nhiệm hình sự của người có hành vi trộm cắp tài sản
- 5 5. Trộm cắp tài sản công ty phải chịu trách nhiệm như thế nào?
1. Phạm tội trộm cắp tài sản thì bị xử lí như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chồng tôi trước kia đã có một tiền án về tội tiêu thụ tài sản trộm cắp với mức án 1 năm và đã trở về vào tháng 4/2012. Đến ngày 3/11/2013, chồng tôi lại bị bắt vì tội trộm cắp tài sản với tổng số tiền là 20 triệu đồng, tang vật đã thu lại, và số tiền mặt là 8 triệu đồng. Ngày hôm sau, tôi đã trao cho cơ quan công an để trao trả lại người bị mất, chồng tôi cũng đã nhận hành vi của mình là sai trái pháp luât, tôi được biết những người đã có một tiền án khi xét xử sẽ bị cộng thêm 3 tháng giam giữ, trình độ học vấn của chồng tôi chỉ hết lớp 7, cả bố và mẹ chồng tôi đều bị tâm thần phân liệt. Cho đến ngày chồng tôi bị bắt thì chúng tôi vừa cưới được 1 tháng 3 ngày và hiện tại tôi đang mang bầu hơn 5 tháng và không có nghề nghiệp. Chồng tôi là lao động duy nhất trong gia đình, bố mẹ chồng tôi đã ly thân từ khi chồng tôi khoảng 4 tuổi. Vậy xin hỏi Luật sư theo quy định pháp luật, chồng tôi có thể bị xét xử như thế nào? Với các tình tiết tôi nói trên thì phán quyết của tòa có thể giảm nhẹ cho chồng tôi như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào thông tin mà chị đưa ra và căn cứ vào quy định tại Điều 250 Bộ luật Hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thì tội phạm mà chồng chị đã bị kết án trước đó không phải là tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng nên trường hợp của chồng chị là tái phạm mà không phải là tái phạm nguy hiểm. Vì vậy theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật Hình sự về tội trộm cắp tài sản thì khung hình phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Về giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự bao gồm:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;
e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;
k) Phạm tội do lạc hậu;
l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
m) Người phạm tội là người già;
n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
o) Người phạm tội tự thú;
p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;
r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.
Như vậy, chồng chị có hai tình tiết giảm nhẹ là “Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” và “Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra”. Toà án sẽ căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để quyết định hình phạt.
2. Sa thải người lao động trộm cắp tài sản của công ty
Tóm tắt câu hỏi:
Bên tôi là bên nhà thầu phụ, mới ký hợp đồng thực hiện một phần công việc trong gói thầu xây lắp của bên nhà thầu chính. Trong quá trình làm việc công nhân bên tôi đã lấy trộm 3 cuộn đồng có giá trị hơn 1 triệu. Vậy luật sư cho tôi hỏi bên tôi tiến hành xử lý kỷ luật sa thải có đúng không? Nếu mời họ lên làm việc 5 lần rồi mà họ không lên thì có được phép ra
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất:Theo nội dung bạn trình bày, bạn cần phải xác định hành vi của người lao động ở đây là hành vi trộm cắp tài sản của công ty bạn hay của nhà thầu chính. Nếu như là của nhà thầu chính, người lao động này không phải là lao động từ bên thầu chính, tài sản đó cũng không phải tài sản của công ty bạn và cũng không nằm trong giới hạn quản lý của công ty bạn thì hành vi này là hành vi trộm cắp tài sản, tuy nhiên giá trị dưới 2 triệu thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ – CP.
“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản;..”
Thứ hai: Nếu hành vi trộm cắp của người lao động bên thầu phụ là bên bạn, trộm cắp tài sản của bên bạn thì sẽ áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải là đúng theo quy định của “Bộ luật lao động 2019”
“Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;”
Nếu thuộc trường hợp thứ hai, xử lý kỷ luật sa thải đối với lao động theo quy định tại Nghị định 05/2015/NĐ – CP nếu bên bạn đã gọi 3 lần, đủ căn cứ chứng minh hành vi trộm cắp tào sản của công ty thì có thể ra quyết định sa thải người lao động
“2. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự được thông báo theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp người sử dụng lao động đã 03 lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp người lao động đang trong thời gian không được xử lý kỷ luật quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Bộ luật Lao động”
3. Sa thải đối với người lao động có hành vi trộm cắp tài sản công ty
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư. Tôi đang làm Giám đốc nhân sự cho một công ty nước ngoài. Tôi muốn sa thải và ko trả tiền lương đối với người lao động ăn cắp tại công ty có được không? Xin luật sư tư vấn giúp! Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Điều 126 “Bộ luật lao động 2019” về việc áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với người lao động:
“Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;
3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.
Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.”
Như vậy, theo quy định trên, khi người lao động có hành vi trộm cắp tài sản, công ty có quyền áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động. Việc thực hiện hình thức xử lý lý luật sa thải pảhi được áp dụng theo đúng nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động như sau:
Vậy nếu người lao động có hành vi trộm cắp tài sản của công ty thì công ty bạn hoàn toàn có thể áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với người lao động này. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 123 “Bộ luật lao động 2019” về nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật người lao động:
“Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động
1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.
2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;
d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.”
Khi công ty bạn tiến hành sa thải người lao động, phải thực hiện đúng theo nguyên tắc, trình tự được quy định trong “Bộ luật lao động 2019” và các quy định liên quan.
Ngoài ra, Điều 128 “Bộ luật lao động 2019” quy định như sau:
“Điều 128. Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động
1. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động.
2. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.”
Như vậy, theo quy định trên, khi áp dụng biện pháp xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động không được phép áp dụng biện pháp phạt triền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động. Vì vậy, trong trường hợp này, việc công ty bạn trừ lương đồng thời với việc áp dụng biện pháp xử lý kỷ luật sa thải là trái với quy định của pháp luật. Công ty bạn có quyền yêu cầu người lao động bồi hoàn lại tài sản đã trộm cắp thay vì thực hiện việc trừ lương, cắt lương. Trong trường hợp người lao động có hành vi gây thiệt hại do làm hư hỏng, dụng cụ của người sử dụng lao động thì có quyền áp dụng biện pháp khấu trừ lương.
4. Trách nhiệm hình sự của người có hành vi trộm cắp tài sản
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Cho em hỏi như này có coi là chiếm đoạt tài sản không? Bạn em làm trong quán nét và có lấy của quán nét 1.500.000 đồng nhưng đã trả hết rồi. Bây giờ chủ quán bắt là phải trả thành 6.000.000, em muốn hỏi có cần phải trả đủ 6.000.000 không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 138 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sung 2009 quy định tội trộm cắp tài sản như sau:
“1.Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiệm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.[…]”
Như vậy, theo quy định trên, cấu thành tội trộm cắp tài sản là chiếm đoạt tài sản từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiệm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong trường hợp bạn của bạn, bạn của bạn lấy trộm 1 triệu 500 nghìn của quán net, nếu không gây hậu quả nghiêm trọng hoặc chưa bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc không thuộc đối tượng đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản.
Nếu không có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự tội trộm cắp tài sản, thì bạn của bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo Điểm a Khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, bị phạt từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng.
Bạn của bạn có hành vi trộm cắp tiền của quán nét 1 triệu 500 nghìn đồng thì có trách nhiệm hoàn trả số tiền đã trộm cắp là 1 triệu 500 nghìn đồng; việc chủ quán bắt bạn của bạn trả thành 6 triệu đống là không có căn cứ.
5. Trộm cắp tài sản công ty phải chịu trách nhiệm như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Tại đơn vị em, có 1 người dùng xe máy cày đi thẳng vào xưởng cưa của Công ty. Dùng sức người cạy lấy 13 cái nọc tiêu bằng gỗ tạp dùng để đựng mủ (nhóm gỗ 7), (quy cách dài 3,8m x rộng 10 cm x dày 4 cm) chất lên xe máy cày thì bị bảo vệ Công ty bắt quả tang tại chỗ. cho em hỏi trường hợp này bị xử phạt tù hay không?
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 138 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:
“Điều 138. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng”.
Đối chiếu với trường hợp của bạn, chúng tôi xét thấy rằng hành vi đó có thể cấu thành tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 nếu tài sản trộm cắp có giá trị từ hai triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Nếu như chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm thì hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP là phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Như vậy, cần xác định giá trị gỗ mà người này đã trộm cắp thì sẽ có căn cứ xác định trách nhiệm hình sự.