Trình tự xử lý kỷ luật đối với viên chức. Thẩm quyền xử lý kỷ luật.
Trình tự xử lý kỷ luật đối với viên chức. Thẩm quyền xử lý kỷ luật.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi Công ty Luật Dương Gia. Tôi xin trình bày tóm tắt nội dung trường hợp của tôi như sau: Tôi đang là giảng viên thuộc Khoa CNTT của một Trường Đại học. Đầu tháng 8/2016, Hiệu trưởng Gọi tôi lên yêu cầu tự viết đơn xin nghỉ việc, dựa vào tờ trình của Phó Khoa (Khoa hiện không có Trường Khoa) là tôi mắc một số lỗi (tôi sẽ trình bày ở dưới). Tuy nhiên tôi không đồng ý, thì ngay sau đó vài ngày thì Hiệu trưởng ký Quyết định kỷ luật cấp Trường với tôi và ra ngay quyết định đuổi việc tôi. Xin hỏi trình tự và cách làm như vậy của Hiệu trưởng có đúng không? Nếu không đúng, tôi cần làm những gì để khiếu nại? Tôi xin trình bày các lỗi sai mà Phó Khoa và Hiệu trưởng quy kết cho tôi, và giải thích của tôi cho từng nội dung như sau:
1. Không đi trực Khoa: Theo quy định mỗi Giảng viên trực khoa 1 buổi/1 tuần. Tuy nhiên vì công việc bận tôi không tham gia trực được, và đều bị trừ tiền lương các buổi trực đấy. Như vậy có bị coi là sai phạm không?
2. Không hoàn thành nhiệm vụ: Phó Khoa giao tôi xây dựng đề án xây dựng phòng máy thực hành của Trường, nhưng lại gửi qua email và không hề thông báo trực tiếp cho tôi, với thời hạn thực hiện là 5 ngày. Tuy nhiên trong thời gian đấy tôi không kiểm tra mail nên không biết được phân công và không thực hiện, như vậy có bị coi là sai phạm không?
Cần nói thêm là sau khi yêu cầu tôi tự viết đơn nghỉ không được, dù chưa họp kỷ luật ở cấp quan lý trực tiếp là Khoa, chưa yêu cầu tôi tường trình cũng như lấy ý kiến và biểu quyết hình thức kỷ luật, mức độ kỷ luật tại Khoa, mà Hiệu trưởng đã đưa ngay ra Quyết định xử lý kỷ luật cấp Trường vào ngày 8/9/2016 tới đây. Liệu tại cuộc họp này, tôi có thể yêu cầu hủy cuộc họp kỷ luật này và chuyển về Khoa để làm lại đúng trình tự hay không?
Trong trường hợp của tôi hiện đã có
Tôi xin chân thành và rât mong nhận tư vấn sớm của Luật sư. Chúc Luật sư khỏe và thành công.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo như bạn trình bày, hiện bạn đang là giảng viên thuộc Khoa CNTT của một Trường Đại học. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với viên chức áp dụng theo quy định tại Nghị định 27/2012/NĐ-CP gồm các bước như sau:
– Tổ chức họp kiểm điểm viên chức có hành vi vi phạm pháp luật: Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức chịu trách nhiệm tổ chức cuộc họp để viên chức có hành vi vi phạm pháp luật tự kiểm điểm và nhận thức kỷ luật, trừ trường hợp viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng.
– Thành lập Hội đồng xử lý kỷ luật để tư vấn về việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với viên chức có hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng.
– Tổ chức cuộc họp xử lý kỷ
– Ra quyết định xử lý kỷ luật.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Theo quy định trên, hiệu trưởng của trường bạn đã tự ra quyết định xử lý kỷ luật mà không thông qua cuộc họp tại cơ quan là trái với quy định pháp luật. Trong trường hợp này, bạn có quyền khiếu nại về quyết định xử lý kỷ luật của hiệu trưởng cơ quan bạn.
Về việc xác định các hành vi của bạn có phải là vi phạm hay không?
+ Việc bạn không tham gia trực khoa, nếu việc bạn không tham gia trực có lý do chính đáng theo nội quy của trường hoặc quy định pháp luật hoặc đã xin phép và được sự đồng ý của người đứng đầu thì đây không phải là hành vi vi phạm; nếu bạn tự ý nghỉ không trực ca thì đây là hành vi vi phạm, bạn sẽ bị xử lý theo nội quy cơ quan bạn.
+ Về việc Phó Khoa giao cho bạn đề án để làm, gửi qua mail nhưng không thông báo trực tiếp cho bạn, bạn có lý do là không kiểm tra mail nên không thực hiện nhiệm vụ, trong trường hợp này, phụ thuộc vào quy chế của đơn vị bạn, nếu đơn vị bạn có quy chế về việc nhận phân công công việc qua mail mà không cần thông báo trực tiếp, thì hành vi của bạn là hành vi không hoàn thành công việc được giao, sẽ bị xử lý theo nội quy cơ quan bạn; nếu theo quy chế quy định khi nhận phân công công việc phải có thông báo trực tiếp thì hành vi của bạn không phải là hành vi vi phạm.