Thủ tục xử phạt hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp người bị xử phạt không thực hiện quyết định xử phạt xử lý thế nào?
Thủ tục xử phạt hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp người bị xử phạt không thực hiện quyết định xử phạt xử lý thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Cháu tên Ánh. Cháu cần được tư vấn giải đáp một số thắc mắc về pháp luật nên cháu mong mọi người giúp đỡ cháu. Sau đây là hai câu hỏi cháu mong các vị giúp cháu được trả lời.
1. A (15 tuổi), B (13 tuổi), và C (18 tuổi) sử dụng ma túy trái phép thì bị xử lý ra sao?
2. Trình tự thủ tục xử lý xử phạt một hành vi vi phạm hành chính? Nếu người bị xử phạt không thực hiện quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền có quyền làm gì?
Cháu xin chân thành cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và Điều 12, “Bộ luật hình sự 2015”, sửa đổi, bổ sung 2009 thì những người từ đủ 14 tuổi trở lên mới thuộc đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, trong trường hợp A và C sử dụng trái phép chất ma túy thì có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy theo nội dung được ghi nhận tại khoản 1 Điều 21, Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013, còn B không thuộc đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính. Không chỉ vậy, A và C còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 194, “Bộ luật hình sự 2015”, sửa đổi, bổ sung 2009 với hành vi tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy. Bởi lẽ để sử dụng trái phép chất ma túy, thì đương nhiên A và C phải thực hiện hành vi mua bán cũng như tàng trữ chất ma túy để sử dụng.
Về trình tự, thủ tục để tiến hành xử phạt một hành vi vi phạm hành chính được thực hiện theo nội dung được ghi nhận trong các điều khoản thuộc Mục 1, Chương III, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Trong đó, bước đầu tiên đó là buộc chấm dứt hành vi vi phạm (Điều 55) và sau đó có thể tiến hành việc xử phạt vi phạm hành chính mà không lập biên bản (Điều 56). Đối với các hành vi vi phạm hành chính buộc phải lập biên bản thì sau khi buộc chấm dứt hành vi vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt sẽ tiến hành lập
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính theo quy định tại Điều 83, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Xử phạt vi phạm hành chính với cán bộ công chức
– Thời hạn xóa tiền sự sau khi chấp hành quyết định xử phạt hành chính
– Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Luật sư tư vấn về xử phạt hành chính hành vi gây mất trật tự sau 22h