Trình tự thủ tục xin hưởng chế độ hỗ trợ học nghề mới nhất 2021. Hướng dẫn các bước tiến hành thủ tục xin hưởng chế độ hỗ trợ học nghề khi thất nghiệp theo quy định mới nhất 2021 của Luật việc làm.
Chế độ hỗ trợ học nghề là một chính sách hỗ trợ đặc biệt của nhà nước đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc đối với người lao động chưa thuộc diện được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được hỗ trợ học nghề nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Người lao động có đủ điều kiện được hỗ trợ học nghề cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ nộp lên trung tâm dịch vụ việc làm đề nghị hưởng chế độ hỗ trợ học nghề. Để tìm hiểu rõ hơn về thủ tục xin hưởng chế độ hỗ trợ học nghề, bài viết này chúng tôi xin được làm rõ vấn đề thủ tục hưởng chế độ hỗ trợ học nghề như sau:
Tư vấn trình tự, thủ tục, các bước tiến hành xin hỗ trợ học nghề khi thất nghiệp miễn phí: 1900.6568
Căn cứ theo Điều 25 Nghị định 28/2015/NĐ-CP có quy định chi tiết một số điều của
– Đối với trường hợp người lao động đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 55 Luật Việc làm 2013 có nhu cầu học nghề được hỗ trợ 01 lần để học 01 nghề tại cơ sở đào tạo theo quy định của pháp luật về dạy nghề. Phương thức hỗ trợ kinh phí học nghề được thực hiện thông qua cơ sở dạy nghề. Theo đó điều kiện mà người lao động được hỗ trợ học nghề theo Điều 55 như sau:
+ Người lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013
+ Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp tối thiểu từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi nghỉ việc theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tùy vào từng đối tượng đó là người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hay người lao động đã đóng đủ 9 tháng bảo hiểm thất nghiệp trở lên nhưng chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì hồ sơ chuẩn bị sẽ khác nhau. Theo đó, người lao động cần phải thực hiện trình tự, thủ tục xin hưởng chế độ hỗ trợ học nghề mới nhất như sau:
Thứ nhất, Người lao động có nhu cầu học nghề thì phải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề cho trung tâm dịch vụ việc làm:
+ Đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì chuẩn bị hồ sơ hỗ trợ học nghề gồm có: đơn đề nghị hỗ trợ học nghề theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương Binh và Xã hội quy định nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
+ Đối với người thất nghiệp có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên nhưng không thuộc diện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì hồ sơ xin hỗ trợ học nghề gồm những giấy tờ sau: Đơn đề nghị hỗ trợ học nghề (theo mẫu), bản chính hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ được quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, sổ bảo hiểm xã hội. Sau khi đã chuẩn bị xong một bộ hồ sơ thì người lao động nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm địa phương nơi người lao động có nhu cầu học nghề.
Thứ hai, sau khi người lao động nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị xin hưởng hỗ trợ học nghề thì trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét hồ sơ đề nghị xin hỗ trợ học nghề và trao cho người lao động phiếu hẹn trả kết quả theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động – Thương Binh và Xã hội quyết định về việc hỗ trợ học nghề cho người lao động.
Quyết định về việc hỗ trợ học nghề được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện chi trả cho cơ sở dạy nghề, 01 bản đến cơ sở dạy nghề để thực hiện việc dạy nghề cho người lao động, 01 bản đến người lao động. Quyết định về việc hỗ trợ học nghề thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội quy định. Trường hợp người lao động không được hỗ trợ học nghề thì trung tâm dịch vụ việc làm phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Đối với trường hợp người thất nghiệp có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên nhưng không thuộc diện hưởng trợ cấp thất nghiệp khi được giải quyết hỗ trợ học nghề thì trung tâm dịch vụ việc làm xác nhận đã giải quyết hỗ trợ học nghề vào sổ bảo hiểm xã hội và chụp 01 bản để lưu hồ sơ.
Trường hợp người lao động đã hưởng hết thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà vẫn tiếp tục học nghề hoặc chuẩn bị tham gia học nghề theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thì vẫn được hỗ trợ học nghề cho đến khi hết thời gian học nghề.
Như vậy, cơ sở dạy nghề tổ chức dạy nghề cho người lao động theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, có trách nhiệm lập danh sách có chữ ký của người lao động đang học nghề chuyển cho tổ chức bảo hiểm xã hội để thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ học nghề theo quy định.
Người lao động sau khi đã nộp hồ sơ đầy đủ đến trung tâm dịch vụ việc làm thì trung tâm dịch vụ việc làm phải có trách nhiệm xem xét hồ sơ, tạo điều kiện cho người lao động được hưởng hỗ trợ học nghề nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo đúng quy định của pháp luật về việc làm.
Theo số liệu thống kê năm 2016 của Quỹ Quốc Gia về việc làm, hỗ trợ tạo việc làm thì số lượng người lao động cần hỗ trợ việc làm ước tính khoảng 105.000 lao động, tiếp theo đó năm 2017 quỹ đã hỗ trợ tạo việc làm cho trên 114 nghìn lao động, trong đó chủ yếu là lao động ở khu vực nông thôn (chiếm khoảng 90%), lao động nữ (chiếm 67%) và các lao động yếu thế như lao động là người khuyết tật (2.540 người), lao động là người dân tộc thiểu số (6,112 người), lao động bị thu hồi đất,…Số lượng người lao động yêu cầu hỗ trợ học nghề, tìm việc làm ngày càng tăng cao, điều đó cho thấy Quỹ Quốc gia ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong đối với vấn đề liên quan đến việc làm.
Thực tiễn cho thấy, Chính phủ rất quan tâm tới vấn đề việc làm của người lao động, điều đó được thể hiện thông qua việc Chính phủ liên tục đưa những chính sách mới vào thực tiễn nhằm giảm thiểu tối đa số lượng lao động thất nghiệp hay nâng cao hỗ trợ học nghề, tìm việc làm cho người lao động đang thất nghiệp.
Bởi nếu tỷ lệ người lao động thất nghiệp cao sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy về kinh tế, văn hóa, an sinh, tệ nạn xã hội khó có thể lường trước được. Để khắc phục, giảm thiểu những hệ lụy này thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải có những biện pháp hữu hiệu hơn nữa trong việc nâng cao kinh nghiệm, chuyên môn kỹ thuật của người lao động, tạo điều kiện nâng cao thể lực của người lao động đối với những công việc có cường độ cao, từ đó mới có thể đáp ứng nhu cầu công việc.
Mục lục bài viết
1. Phải làm gì để được hưởng trợ cấp học nghề?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi tên Minh, hiện đang được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên khi tôi chấm dứt
Trung tâm giới thiệu việc làm (TTGTVL) quận Liên Chiểu, Đà Nẳng có giấy hẹn vào ngày 16-12-2013, tôi xin được hỏi: Hiện tại tôi có nhu cầu học nghề đầu bếp ,khóa học 4 tháng (tại Trung tâm dạy nghề ẩm thực NETSPACE_02 Phan Thành Tài, Đà Nẵng) thì tôi có thể được hưởng trợ cấp học nghề hay không? Tôi phải làm như thế nào? Kính nhờ quý anh chị tư vấn giúp! Tôi xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của bạn thì bạn đã làm thủ tục đăng ký ở trung tâm giới thiệu việc làm và cũng đã có giấy hẹn tức là thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp của bạn đã được giải quyết.
Thứ hai, Về việc hưởng hỗ trợ học nghề:
Cụ thể, trường hợp của bạn thì bạn sẽ được hỗ trợ học nghề bởi người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ học nghề với thời gian không quá sáu tháng.
Mức hỗ trợ sẽ căn cứ vào Quyết định số 55/2013/QĐ-TTg quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.Quyết định này quy định người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Cụ thể đối với trường hợp của bạn thì bạn sẽ được hỗ trợ với mức tối đa 600.000 đồng/người/tháng khi khóa học nghề của bạn là 04 tháng; tuy nhiên mức hỗ trợ cụ thể cho bạn sẽ được tính theo tháng, tùy theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế.
Trường hợp bạn tham gia học nghề có mức chi phí học nghề cao hơn mức hỗ trợ học nghề theo quy định trên thì phần vượt quá mức hỗ trợ học nghề bạn sẽ phải tự chi trả. Bạn chỉ được hỗ trợ kinh phí để học một nghề và một lần, thực hiện thông qua cơ sở dạy nghề là Trung tâm dạy nghề ẩm thực NETSPACE_02 Phan Thành Tài, Đà Nẵng; không hỗ trợ bằng tiền trực tiếp cho bạn để tự học nghề. Nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ học nghề do Bảo hiểm xã hội Việt Nam chi trả từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
2. Thời gian học nghề, học tập có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi đang tham gia học nghề ở một công ty và có ý định xin làm việc ở công ty đó. Vậy tôi muốn hỏi là trong khoảng thời gian học nghề ở công ty, tôi có bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội không? Cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Theo khoản 3 Điều 61 của “Bộ luật lao động năm 2019” quy định: “Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết
Theo điểm a khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm: Người làm việc theo
Như vậy đối với trường hợp người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Tức là trong thời gian học nghề, tập nghề họ chưa có hợp đồng lao động mà chỉ là hợp đồng đào tạo nghề. Trong khi bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với nhưng người lao động có hợp đồng lao động.
Trong thời gian học nghề, người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.
Sở dĩ quy định đối tượng tham gia học nghề, tập nghề không thuộc đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc vì thời gian làm việc không dài; nguy cơ chịu rủi về nghề nghiệp không cao; và đối tượng thường là học sinh, sinh viên mới ra trường chưa có nhu cầu khả năng về mặt tài chính cũng là những lý do khiến cho việc pháp luật chưa quy định điều chỉnh đối tượng học nghề, tập nghề là đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
3. Quy định về giải quyết hỗ trợ học nghề
Căn cứ theo Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.
Người lao động đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 55 Luật Việc làm có nhu cầu học nghề được hỗ trợ 01 lần để học 01 nghề tại cơ sở đào tạo theo quy định của pháp luật về dạy nghề (cơ sở dạy nghề). Phương thức hỗ trợ kinh phí học nghề được thực hiện thông qua cơ sở dạy nghề.
Người lao động có nhu cầu học nghề thì phải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề cho trung tâm dịch vụ việc làm.
– Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, theo đó nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp;
– Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề theo quy định tại Khoản 2 Điều 24 Nghị định 28/2015/NĐ-CP nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm địa phương nơi người lao động có nhu cầu học nghề.
Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề và trao cho người lao động phiếu hẹn trả kết quả theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc hỗ trợ học nghề cho người lao động.
Quyết định về việc hỗ trợ học nghề được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện chi trả cho cơ sở dạy nghề; 01 bản đến cơ sở dạy nghề để thực hiện việc dạy nghề cho người lao động; 01 bản đến người lao động. Quyết định về việc hỗ trợ học nghề thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Trường hợp người lao động không được hỗ trợ học nghề thì trung tâm dịch vụ việc làm phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Luật sư
Đối với người thất nghiệp quy định tại Khoản 2 Điều 24 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, khi được giải quyết hỗ trợ học nghề thì trung tâm dịch vụ việc làm xác nhận đã giải quyết hỗ trợ học nghề vào sổ bảo hiểm xã hội và chụp 01 bản để lưu hồ sơ.
Trường hợp người lao động đã hưởng hết thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà vẫn tiếp tục học nghề hoặc chuẩn bị tham gia học nghề theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thì vẫn được hỗ trợ học nghề cho đến hết thời gian học nghề.
Cơ sở dạy nghề tổ chức dạy nghề cho người lao động theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và có trách nhiệm lập danh sách có chữ ký của người lao động đang học nghề chuyển cho tổ chức bảo hiểm xã hội để thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ học nghề theo quy định.