Khái quát về giám sát đầu tư của cộng đồng? Quy định về trình tự, thủ tục, quy trình giám sát đầu tư của cộng đồng?
Huy động sự tham gia của cộng đồng để giám sát các hoạt động đầu tư công là chủ trương rất quan trọng của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động giám sát, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn được ra đời, tạo cơ sở pháp lý quan trọng, đảm bảo quyền cũng như nghĩa vụ của chủ thể giám sát. Quá trình thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng thực tế còn lúng túng và gặp nhiều khó khăn do chưa nắm bắt được chính xác, cụ thể về trình tự, thủ tục, quy trình giám sát. Chính vì điều đó, trong bài viết dưới đây, để cung cấp các thông tin pháp lý về nội dung này, Luật Dương Gia sẽ có sự phân tích, bình luận chi tiết về trình tự, thủ tục, quy trình giám sát đầu tư của cộng đồng, mong rằng sẽ có giá trị hữu ích đối với người đọc.
Tổng đài Luật sư
Cơ sở pháp lý:
Luật Đầu tư công năm 2019.
Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư.
1. Khái quát về giám sát đầu tư của cộng đồng?
Giám sát đầu tư của cộng đồng được nhà nước ghi nhận là quyền của công dân thông qua Ban giám sát đầu tư của cộng đồng và dựa trên nguyên tắc” “Các chương trình, dự án chịu sự giám sát của cộng đồng“. (Khoản 1, Điều 74 Luật Đầu tư công).
Giám sát đầu tư của cộng đồng là hoạt động quan trọng, góp phần đảm bảo hiệu quả trong việc thực hiện các dự án ở địa phương. Giám sát đầu tư của cộng đồng được giải thích tại Khoản 10 Điều 3, Nghị định 29/2021/NĐ-CP là “hoạt động tự nguyện của dân cư sinh sống trên địa bàn xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là địa bàn cấp xã) nhằm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư của cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình đầu tư; phát hiện, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm về đầu tư (trừ các chương trình, dự án bí mật quốc gia theo quy định của pháp luật).”
Hoạt động giám sát đầu tư của cộng đồng được thực hiện dựa trên 6 nội dung chính được quy định tại Khoản 3, Điều 74 Luật Đầu tư công, cụ thể:
Thứ nhất, việc chấp hành quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.
Đây là nội dung quan trọng đầu tiên phải thực hiện việc giám sát, đánh giá việc chấp hành quy định pháp luật về đầu tư là cơ sở để công dân thực hiện quyền tố cáo, phát hiện hành vi vi phạm, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý, nhằm đảm bảo việc đầu tư, xây dựng hay các nội dung liên quan phải được thực hiện dựa trên một khuôn khổ pháp lý nhất định.
Thứ hai, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định canh, định cư bảo đảm quyền lợi của Nhân dân.
Các dự án đầu tư phần lớn là các dự án lớn, sử dụng mặt bằng rộng, vị trí thuận tiện, thông thường đó là các vị trí có “giá đền bù” cao, hơn nữa, khi giải phóng mặt bằng thì công tác tái định canh, định cư theo quy định của pháp
Thứ ba, các chương trình, dự án sử dụng một phần vốn đóng góp của người dân.
Nội dung này là hoàn toàn hợp lý, khi người dân là “một phần” trong các chương trình, dự án, họ có quyền được giám sát đối với chương trình, dự án với tư cách đặc biệt, để quản lý phần vốn của mình hiệu quả, chính xác, thiệt thực và đúng pháp luật.
Thứ tư, tình hình triển khai và tiến độ thực hiện các chương trình, dự án.
Đây là hoạt động giám sát mang tính gắn bó lâu dài, theo từng tiến trình cụ thể, việc giám sát sẽ có hiệu quả trong công tác thúc đẩy các chương trình, dự án đảm bảo tiến độ thực hiện, nâng cao trách nhiệm của nhà thầu thực hiện chương trình, dự án.
Thứ năm, việc thực hiện công khai, minh bạch trong đầu tư công theo quy định tại Điều 14 của Luật này.
Công khai, minh bạch là nguyên tắc bất di bất dịch trong hoạt động Nhà nước nói chung và hoạt động đầu tư công nói riêng. Các nội dung công khai, minh bạch được quy định tại Điều 14 Luật Đầu tư công khá đa dạng, theo đó, việc giám sát các nội dụng này đảm bảo tránh tình trạng tham nhũng, thất thoát nguồn vốn của Nhà nước, của nhân dân.
Thứ sáu, phát hiện những việc làm tổn hại đến lợi ích của cộng đồng; những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường sinh sống của cộng đồng trong quá trình thực hiện đầu tư và vận hành dự án; những việc làm gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản thuộc dự án.
Nội dung này dường như là sự tổng hợp của các nội dung trên, thực tế, hoạt động giám sát các nội dung trên sẽ là cơ sở để thực hiện nội dung này. Điều này cũng nhằm trao quyền, nghĩa vụ để ban giám sát trong cộng đồng tự tin thực hiện quyền của mình một cách hiệu quả, triệt để và có căn cứ.
2. Quy định về trình tự, thủ tục, quy trình giám sát đầu tư của cộng đồng?
Trình tự, thủ tục, quy trình giám sát đầu tư của cộng đồng hiểu một cách đơn giản là các bước để tiến hành hoạt động giám sát đầu tư của cộng đồng. Nội dung này được ghi nhận tại Điều 75 Luật Đầu tư công, tuy nhiên, quy định tại Điều 75 lại không cụ thể đến mức chỉ ra các bước trong tiến trình thực hiện, mà chỉ được phản ánh trong hai khía cạnh:
Thứ nhất, các nội dung Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với các tổ chức chính trị – xã hội và các cơ quan liên quan thực hiện.
Một là, lập kế hoạch giám sát đầu tư của cộng đồng đối với chương trình, dự án hằng năm trên địa bàn theo các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 74 của Luật này.
Kế hoạch giám sát đầu tư của cộng đồng là tập hợp các công việc phải thực hiện dựa trên các nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng (đã được phân tích ở mục 1). Việc lập kế hoạch giám sát nhằm giúp cho hoạt động giám sát được diễn ra theo đúng định hướng, mục tiêu và đảm bảo lộ trình giám sát, tránh bỏ lọt nội dung và ghi cũng là sự chuẩn bị chu đáo, tinh thần trách nhiệm của các cơ quan.
Hai là, thành lập Ban giám sát đầu tư của cộng đồng cho từng chương trình, dự án.
Ban giám sát đầu tư của cộng đồng do Mặt trận tổ quốc Việt Nam chủ trì thành lập, với ít nhất 5 người, gồm đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Thanh tra nhân dân và đại diện người dân trên địa bàn. (Điểm a, Khoản 1, Điều 87 Nghị định 29/2021/NĐ-CP). Ban giám sát đầu tư của cộng đồng là đại diện nói lên tiếng nói chung của cộng đồng, được nhà nước trao quyền để thực hiện hoạt động của mình một cách hiệu quả và chủ động.
Ba là,
Thông báo là nghĩa vụ quan trọng nhăm đảm bảo quyền được thông tin của chủ chương trình, chủ đầu tư và Ban quản lý chương trình, dự án, việc thông báo nhằm giúp cho các chủ thể này có sự chuẩn bị chu đáo và cung cấp các tài liệu hay thực hiện các công việc cần thiết để đảm bảo cho hoạt động giám sát được tiến hành nhanh chóng, cụ thể và hợp pháp.
Thứ hai, trách nhiệm của chủ chương trình, chủ đầu tư và Ban quản lý chương trình, dự án.
Một là, cung cấp đầy đủ, trung thực, kịp thời tài liệu liên quan đến việc triển khai thực hiện chương trình, dự án quy định tại khoản 2 Điều 74 của Luật này cho Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
Các nội dung tại Khoản 2 Điều 74 Luật Đầu tư công bao gồm: “quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án có quy mô di dân, tái định canh, định cư lớn, dự án có nguy cơ tác động lớn đến môi trường, dự án có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống kinh tế – xã hội của cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án về chủ trương, chính sách đầu tư, xây dựng, đất đai, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường, đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định canh, định cư theo quy định của pháp luật.” Việc cung cấp đầy đủ, trung thực, kịp thời các tài liệu liên quan là cơ sở để Ban giám sát đầu tư nhanh chóng tiếp cận vấn đề, thực hiện công việc của mình hiệu quả hơn, là sự phối hợp giữa một bên mang quyền và một bên mang nghĩa vụ.
Hai là, tạo điều kiện thuận lợi cho Ban giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện việc giám sát theo quy định của pháp luật.
Để đánh giá tình thuận lợi trong điều kiện, thì phải xét về tính vật chất và ý thức, tức là chủ chương trình, chủ đầu tư và Ban quản lý chương trình, dự án phải chủ động trong việc chuẩn bị các tài liệu liên quan, thực hiện các hoạt động chuẩn bị quan trọng trước khi Ban giám sát đầu tư thực hiện quyền, đồng thời phải luôn sẵn sàng cho việc giám sát của chủ thể có quyền.
Ba là, tiếp thu ý kiến giám sát và tăng cường các biện pháp thực hiện dự án.
Trên cơ sở giám sát của Ban giám sát, việc tiếp thu ý kiến sẽ là cơ sở để cải thiện dự án hiệu quả hơn, đảm bảo phát hiện những sai sót và nhanh chóng khắc phục, sửa chữa, tự đó, các dự án sẽ đạt theo đúng chất lượng cũng như xây dựng dựa trên quy định của pháp luật.