Người lao động cần phải làm gì khi bị người sử dụng lao động sa thải sai quy định pháp luật? Trình tự thủ tục khởi kiện vụ án về án lao động khi bị sa thải được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hồ sơ khởi kiện vụ án về án lao động khi bị sa thải:
Khi nhận thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm trong trường hợp công ty có
– Đơn khởi kiện (theo mẫu ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP);
– Bản sao Căn cước công dân (hoặc Hộ chiếu);
– Quyết định sa thải của công ty;
– Biên bản hoà giải không thành của Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động đối với tranh chấp lao động cá nhân (nếu có);
– Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp (nếu có);
– Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số lượng bản chính, bản sao);
Lưu ý: Trường hợp các tài liệu trong hồ sơ khởi kiện viết bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt nam theo quy định trước khi nộp và nộp kèm theo bản gốc để đối chiếu.
2. Trình tự thủ tục khởi kiện vụ án về án lao động khi bị sa thải:
Do tranh chấp lao động về xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải, không thuộc các tranh chấp bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết. Theo đó, người lao động có thể nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền, khi nhận thấy người sử dụng lao động sa thải mình trái quy định pháp luật. Trình tự thủ tục khởi kiện vụ án về án lao động khi bị sa thải theo quy định pháp luật được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện.
Người lao động cần chuẩn bị hồ sơ khởi kiện nêu trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện.
Cá nhân nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi người sử dụng lao động đang có trụ sở, theo 1 trong 3 hình thức sau:
– Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
– Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ.
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Tòa án tiếp nhận hồ sơ của người khởi kiện:
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, bộ phận tiếp nhận sẽ ghi vào sổ biên nhận và thông báo cho người khởi kiện.
+ Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cần bổ sung thêm, bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo cho người khởi kiện nộp bổ sung hồ sơ.
Bước 4: Thụ lý yêu cầu khởi kiện.
Tòa án sẽ gửi thông báo cho người khởi kiện nộp tạm ứng án phí, khi hồ sơ khởi kiện hợp lệ, trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Người khởi kiện tiến hành nộp tiền tạm ứng án phí tại Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí. Sau đó, nộp lại cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Vụ kiện sẽ được thụ lý sau khi cá nhân khởi kiện nộp biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án sẽ gửi thông báo về việc thụ lý vụ án cho người khởi kiện và phân công thẩm phán giải quyết vụ án.
Bước 5: Hòa giải, công khai chứng cứ:
Tòa án sẽ tiến hành giải quyết vụ án và triệu tập người lao động và đại diện người sử dụng lao động đến để làm bản tự khai và giải trình những điểm chưa rõ trong vụ án cũng như cung cấp thêm các chứng cứ cần thiết khác.
Tùy thuộc vào yêu cầu của các bên, Tòa án có thể mở các buổi hòa giải và kiểm tra việc tiếp cận, giao nộp và công khai chứng cứ để người lao động và người sử dụng lao động thương lượng nhằm giải quyết tranh chấp.
Bước 6: Mở phiên tòa giải quyết tranh chấp.
Trường hợp hòa giải tại Tòa án không thành, Tòa án sẽ mở thiên tòa sơ thẩm để giải quyết tranh chấp trong vòng 03 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.
3. Các trường hợp được áp dụng hình thức kỷ luật sa thải:
Sa thải là một trong những hình thức xử lý kỷ luật lao động khi người lao động có hành vi vi phạm nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Người sử dụng lao động chỉ được áp dụng xử lý kỷ luật sa thải người lao động trong các trường được pháp luật quy định. Theo quy định tại Điều 125
– Người lao động thực hiện một trong các hành vi xâm phạm đến trật tự lao động tại nơi làm việc như: trộm cắp tài sản của doanh nghiệp, tham ô, tham gia đánh bạc, cố ý gây thương tích hay sử dụng ma túy;
– Người lao động có hành vi xâm phạm đến tài sản, quyền sở hữu trí tuệ, quyền và lợi ích của người sử dụng lao động như: tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, (xâm phạm quyền tác giả, quyền của chủ sở hữu quyền tác giả); có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
– Người lao động có hành vi tái phạm trong thời gian chưa được xóa kỷ luật lao động, cụ thể tái phạm trong thời gian 06 tháng kể từ thời điểm bị xử lý kỷ luật theo hình thức kéo dài thời hạn nâng lương hoặc tái phạm trong thời gian 03 năm kể từ thời điểm bị xử ký kỷ luật cách chức.
– Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng 05 ngày làm việc cộng dồn trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc hoặc tự ý bỏ việc 20 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 365 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
4. Trình tự, thủ tục sa thải người lao động đúng quy định pháp luật:
Căn cứ theo quy định tại Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, khi xử lý kỷ luật sa thải người lao động, người sử dụng lao động phải thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Lập biên bản vi phạm, thu thập chứng cứ chứng minh vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (đối với người lao động chưa đủ 15 tuổi thì phải thông báo cho người đại diện theo pháp luật của người lao động).
Bước 2: Gửi thông báo về việc tổ chức phiên họp xử lý kỷ luật lao động cho những người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì trước khi tiến hành một cuộc họp xử lý kỷ luật người lao động, người sử dụng lao động phải gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp cho những thành phần có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc xử lý kỷ luật lao động.
Bước 3: Tổ chức phiên họp xử lý kỷ luật sa thải người lao động.
– Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động theo thời gian, địa điểm đã thông báo. Trường hợp một trong các thành phần tham dự họp không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.
– Nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp, trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.
Bước 4: Ra quyết định xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải.
Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo quy định pháp luật, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động ban hành quyết định xử lý kỷ luật sa thải người lao động và gửi đến các thành phần phải tham dự.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật lao động năm 2019;
– Bộ luật tố tụng dân sự 2015
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động quan hệ lao động.
– Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP một số biển mẫu trong tố tụng dân sự ban hành ngày 13 tháng 01 năm 2017.