Trình tự, thủ tục trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi làm bên bộ phận xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, nhưng chưa rõ về thời gian ra quyết định trả lại tang vật, phương tiện là như thế nào? Xin giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính như sau:
“8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra
Theo quy định trên, thời hạn tạm giữ tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là 07 ngày, Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Căn cứ Điều 9 Thông tư 47/2014/TT-BCA quy định trình tự, thủ tục trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ như sau:
Luật sư
“Điều 9. Trình tự, thủ tục trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ
1. Việc trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải có quyết định trả lại bằng văn bản của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ.
2. Khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện tiến hành các thủ tục sau:
a) Kiểm tra quyết định trả lại; kiểm tra Chứng minh nhân dân và giấy tờ khác có liên quan của người đến nhận.
Người đến nhận lại tang vật, phương tiện phải là người vi phạm có tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Nếu những người nêu trên ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.
b) Yêu cầu người đến nhận lại tang vật, phương tiện đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, xuất xứ, năm sản xuất, số máy, số khung, dung tích (nếu có), tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của cán bộ quản lý.
c) Lập biên bản trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.”
Như vậy, khi hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ phải trả lại tang vật, phương tiện theo trình tự, thủ tục như trên.
Mục lục bài viết
- 1 1. Thủ tục trả lại tài sản cho người bị thiệt hại khi bị tạm giữ tài sản
- 2 2. Cảnh sát phải bồi thường khi xe bị tạm giữ hư hỏng
- 3 3. Yêu cầu bồi thường đối với xe bị tạm giữ bị hư hỏng
- 4 4. Điều kiện thủ tục lấy lại tài sản cho mượn đang bị tạm giữ
- 5 5. Trình tự, thủ tục khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
1. Thủ tục trả lại tài sản cho người bị thiệt hại khi bị tạm giữ tài sản
Hiện nay, có rất nhiều trường hợp người bị thiệt hại được trả lại tài sản khi quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu tài sản bị hủy bỏ nhưng không rõ trình tự, thủ tục tiến hành như thế nào? Cơ quan nào có trách nhiệm giải quyết? Vì vậy, Công ty Luật Dương Gia xin đưa ra một số phân tích pháp lý về thủ tục trả lại tài sản như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Việc trả lại tài sản cho người bị thiệt hại được thực hiện theo quy định của Điều 50 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước và Điều 11 Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước.
2. Điều kiện:
Điều 50 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước quy định: “Tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu phải được trả lại ngay khi quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu bị hủy bỏ”. Như vậy, điều kiện ở đây đó là khi quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu tài sản bị hủy bỏ thì mới có thể tiến hành trả lại tài sản theo quy định của pháp luật.
3. Hồ sơ bao gồm:
– Thông báo về việc trả lại tài sản.
– Biên bản có chữ ký của người nhận lại tài sản, đại diện cơ quan đã ra quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu tài sản, công chức được giao thực hiện việc trả lại tài sản và thủ kho nơi bảo quản tài sản.
4. Thủ tục tiến hành:
Bước 1: Sau khi quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu bị huỷ bỏ, cơ quan đã ra quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu tài sản thông báo cho người bị thiệt hại về việc trả lại tài sản đến trụ sở cơ quan đã ra quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu tài sản hoặc nơi đang bảo quản tài sản để nhận lại tài sản. Trong nội dung thông báo phải ghi rõ về địa điểm, thời gian trả lại tài sản.
Bước 2: Khi đến nhận lại tài sản, người bị thiệt hại cần phải xuất trình giấy tờ tuỳ thân, giấy uỷ quyền (đối với người nhận uỷ quyền) và các giấy tờ liên quan chứng minh là người có tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu.
Bước 3: Công chức được giao thực hiện việc trả lại tài sản yêu cầu người nhận kiểm tra về số lượng, khối lượng và các đặc điểm khác của tài sản dưới sự chứng kiến của thủ kho nơi bảo quản tài sản. Việc trả lại tài sản phải được lập thành biên bản có chữ ký của người nhận lại tài sản, đại diện cơ quan đã ra quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu tài sản, công chức được giao thực hiện việc trả lại tài sản và thủ kho nơi bảo quản tài sản.
5. Thẩm quyền giải quyết: Cơ quan ra Quyết định hủy bỏ Quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu tài sản.
6. Thời hạn giải quyết hồ sơ: 05 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu bị hủy bỏ
7. Lệ phí: Mọi chi phí cho việc vận chuyển, lắp ráp, khôi phục hiện trạng ban đầu của tài sản do cơ quan đã ra quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu chi trả.
Có thể thấy, nếu so với các thủ tục hành chính khác thì thủ tục trả lại tài sản có quy định khá cụ thể, giảm bớt các thủ tục rườm rà và thời hạn giải quyết ngắn. Hi vọng nội dung tư vấn trên đây của Công ty Luật Dương Gia có thể giúp ích cho bạn.
2. Cảnh sát phải bồi thường khi xe bị tạm giữ hư hỏng
Theo quy định tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có quy định: để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm theo quy định của Nghị định này.
Theo căn cứ tại Khoản 5 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, về Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính, thì người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó. Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 10 Nghị định 115/2013/NĐ-CP quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ; tịch thu theo thủ tục hành chính, quy định về Quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu:
1. Khiếu nại, tố cáo hành vi, quyết định trái pháp luật của người có thẩm quyền tạm giữ, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Kiểm tra trước khi nhận lại tang vật, phương tiện khi hết thời hạn bị tạm giữ.
3. Yêu cầu cán bộ quản lý lập biên bản về việc tài sản trong thời gian tạm giữ bị mất, đánh tráo, hư hỏng, thiếu hụt và yêu cầu cơ quan quản lý tang vật, phương tiện bồi thường theo quy định của pháp luật.
Từ các quy định trên, khi phát hiện phương tiện bị tạm giữ của mình bị hư hỏng, người có phương tiện bị tạm giữ có quyền yêu cầu lập biên bản và yêu cầu được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường và hình thức bồi thường.
3. Yêu cầu bồi thường đối với xe bị tạm giữ bị hư hỏng
Tóm tắt câu hỏi:
Hôm trước, em đi đám cưới bạn về nên có uống rượu. Sau đó, em bị cảnh sát giao thông ngăn lại kiểm tra, rồi xe của em bị tạm giữ do kiểm tra thấy nồng độ cồn trong máu. 3 ngày sau khi em lên nộp phạt và làm thủ tục nhận lại xe thì thấy xe của em bị vỡ một bên gương và đèn xe phía sau cũng bị vỡ, khi xe của em bị tạm giữ thì gương và đèn đều còn nguyên vẹn. Vậy em muốn hỏi là trường hợp này em có được đòi bồi thường không? Ai sẽ là người đứng ra bồi thường cho em?
Em cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Điều 75 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm như sau:
“Điều 75. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 (bảy) ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này:
a) Điểm b Khoản 5; Điểm b, Điểm d Khoản 7; Khoản 8; Khoản 10 Điều 5;
b) Điểm b Khoản 5; Điểm b, Điểm e Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8; Khoản 9 Điều 6;
c) Điểm d Khoản 4; Điểm a Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8 Điều 7;
d) Điểm d, Điểm đ Khoản 4 Điều 8 trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện;
đ) Khoản 4; Điểm d, Điểm đ Khoản 5 Điều 16;
e) Khoản 3 Điều 17;
g) Điểm a, Điểm đ Khoản 1 Điều 19;
h) Khoản 1; Điểm a, Điểm c Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7 Điều 21.
2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong
3. Khi phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, chủ phương tiện phải chịu mọi chi phí (nếu có) cho việc sử dụng phương tiện khác thay thế để vận chuyển người, hàng hóa được chở trên phương tiện bị tạm giữ.”
Trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu quy định tại Điều 9 Nghị định 115/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 9. Trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
1. Người ra quyết định tạm giữ, tịch thu có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.
2. Trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ, tịch thu chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Người trực tiếp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định tạm giữ, tịch thu về việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện.”
Như vậy, theo quy định này thì người ra quyết định tạm giữ xe của bạn phải có trách nhiệm bảo quản xe của bạn. Khi xe của bạn bị hư hỏng thì người ra quyết định tạm giữ xe của bạn có trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Vì vậy, lúc này bạn cần xác định ai là người ra quyết định tạm giữ xe bạn để có yêu cầu bồi thường chính xác.
4. Điều kiện thủ tục lấy lại tài sản cho mượn đang bị tạm giữ
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Tôi có cho một người quen tên là A mượn xe máy của tôi ( xe giấy tờ không chính chủ). A đã dùng chiếc xe của tôi đi gây án (TCTT)và bị bắt, xe bị tặm giữ để điều tra. Cơ quan công an đã có mời tôi lên làm việc vì tôi là chủ phương tiện gây án, nhưng do lúc cho mượn xe tôi không biết mục A sẽ dùng xe của tôi đi gây án, nên tôi không bị truy cứu ( giúp người khác phặm tội) nhưng CQĐT cho tôi biết phải tam giữ xe để phục vụ cho điều tra và sẽ trả khi kết thúc điều tra. Nhưng đến bây giờ vụ án đã xét xử xong và A cũng đã chấp hành xong bản án nhưng tôi vẫn chưa nhận lại được xe vì CQĐT nói do giấy tờ xe không phải tôi đứng tên và không có giấy mua bán. Luật sư cho tôi hỏi tôi phải làm những thủ tục gì để nhận lại xe lại xe? Vì giờ tôi không tìm được người đã đứng tên giấy tờ xe. Cám ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì:
Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.
Chứng cứ được xác định bằng:
– Vật chứng;
– Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;
– Kết luận giám định;
– Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác.
Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội.
Trong trường hợp này, chiếc xe máy được A sử dụng để phạm tội được coi là vật chứng. Vật chứng trong quá trình xử lý vụ án hoặc kết thúc vụ án, sẽ được xử lý theo Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 như sau:
– Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ;
– Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước;
– Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước;
– Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật;
– Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ.
– Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền có quyền quyết định trả lại những vật chứng trên cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.
– Trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Như thế, trong trường hợp này của bạn,bạn phải chứng minh chiếc xe máy thuộc quyền sở hữu của bạn hoặc thuộc quyền quản lý của bạn thông qua giấy tờ xe,hợp đồng mua bán xe,hợp đồng ủy quyền…Nếu không có giấy tờ trên, bạn phải tìm được chủ sở hữu thì mới lấy được chiếc xe đó về. Còn nếu không có giấy tờ trên, xe máy sẽ bị tịch thu công quỹ nhà nước.
5. Trình tự, thủ tục khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
Trình tự, thủ tục khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu được quy định tại Nghị định 115/2013/NĐ-CP như sau:
Điều 16. Trình tự, thủ tục khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
1. Khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản có trách nhiệm:
a) Kiểm tra quyết định trả lại hoặc quyết định chuyển tang vật, phương tiện đó; kiểm tra Chứng minh nhân dân và giấy tờ khác có liên quan của người đến nhận;
b) Yêu cầu người đến nhận lại tang vật, phương tiện đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, đặc điểm, hiện trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu dưới sự chứng kiến của cán bộ quản lý. Việc giao, nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được lập thành biên bản;
c) Trường hợp chuyển tang vật, phương tiện đó cho cơ quan điều tra, tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hoặc hội đồng bán đấu giá hoặc cơ quan giám định thì người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải lập biên bản về số lượng, khối lượng, trọng lượng, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng của tang vật, phương tiện. Biên bản được lập thành hai bản có chữ ký của bên giao và bên nhận, mỗi bên giữ một bản;
d) Đối với tang vật, phương tiện bị tịch thu đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng thì cơ quan đã ra quyết định tịch thu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp tổ chức chuyển giao cho cơ quan được giao quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Luật sư tư vấn pháp luật lấy lại tài sản bị tạm giữ:1900.6568
2. Người quản lý, bảo quản chỉ thực hiện việc trả lại hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu khi có đầy đủ các thủ tục theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
3. Tang vật, phương tiện khi đã được đưa ra khỏi nơi tạm giữ thì người nhận tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm về sự mất mát, thay đổi đối với tang vật, phương tiện đó.