Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể trong khoảng thời gian xác định. Vậy, chủ đầu tư muốn thực hiện việc đầu tư dự án tại khu công nghiệp thì cần tuân thủ trình tự thủ tục nào?
Mục lục bài viết
1. Trình tự thủ tục khi đầu tư dự án tại khu công nghiệp:
Việt Nam là quốc gia sở hữu nhiều lợi thế tự nhiên và ngày càng được đầu tư phát triển hơn về cơ sở hạ tầng theo đường lối, chủ trương phát triển của Chính phủ. Chính vì vậy, đây trở thành vùng đất thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Để có thể tham gia đầu tư dự án tại khu công nghiệp thì cá nhân, doanh nghiệp cần lưu ý chuẩn bị hồ sơ, thực hiện theo trình tự nhất định:
1.1. Hồ sơ:
Tuỳ theo nhu cầu của chủ đầu tư hạ tầng, mỗi khu công nghiệp sẽ xây dựng quy trình thủ tục đầu tư và thời gian phù hợp cho từng bước. Hồ sơ thực hiện thủ tục đầu tư dự án trong khu công nghiệp sẽ thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định 31/2021/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư 2020. Theo đó, khi tiến hành thủ tục đầu tư dự án đầu tư trong khu công nghiệp các chủ đầu tư chuẩn bị một số giấy tờ cụ thể như sau:
– Đầu tiên, cá nhân cần có văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
– Cung cấp được các loại tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
– Ngoài ra, phải có những tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: cần có báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư;
Cần lưu tý về đề xuất dự án đầu tư phải chứa các nội dung chủ yếu sau: thông tin về nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Trong một số trường hợp nhất định, nếu có quy định về lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
– Cùng với đó phải cung cấp được nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
– Phải chuẩn bị thêm Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC khi muốn thực hiện thủ tục đầu tư dự án tại khu công nghiệp;
– Một số tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
1.2. Trình tự thực hiện thủ tục đầu tư dự án trong khu công nghiệp:
Khi nhà đầu tư thực hiện thủ tục đầu tư dự án trong khu công nghiệp thì sẽ phải tuân thủ trình tự thực hiện quy định trong Điều 35 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Bước 1: Lựa chọn vị trí khu công nghiệp phù hợp
Nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ và lựa chọn đầu tư vào khu công nghiệp thích hợp; hoàn tất hoạt động thỏa thuận với công ty hạ tầng liên quan đến vị trí, diện tích, dịch vụ tiện ích, giá, phí và phương thức thanh toán;
Bước 2: Nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đến cơ quan có thẩm quyền
Ban Quản lý các khu công nghiệp sẽ tiếp nhận hồ sơ thông qua Trung tâm hành chính công để xem xét cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Căn cứ Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Thời gian để thực hiện hoạt động này là trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư;
Trong một số trường hợp có tồn tại dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ 02 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên thì việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư phải căn cứ đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ giao Sở Kế hoạch và Đầu tư của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư.
Đối với dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và nhà đầu tư đã trúng đấu giá, trúng thầu; dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Đầu tư và thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì nhà đầu tư tiến hành nộp văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan đăng ký đầu tư nhận được văn bản đề nghị.
Đối với dự án đầu tư thuộc trường hợp Ban quản lý khu kinh tế chấp thuận nhà đầu tư, Ban quản lý khu kinh tế quyết định chấp thuận nhà đầu tư đồng thời với cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
Đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nếu có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, bản sao hợp lệ Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và bản sao hợp lệ Quyết định chấp thuận nhà đầu tư (nếu có) cho cơ quan đăng ký đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền trả kết quả theo quy định
2. Thực hiện đầu tư dự án trong khu công nghiệp cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ Điều 34 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế quy định điều kiện thủ tục đầu tư dự án trong khu công nghiệp như sau:
– Thứ nhất, cần đảm bảo về yếu tố đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cùng với đó là điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp;
Theo quy định hiện hành thì những yếu tố thể hiện việc đáp ứng điều kiện xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp tương ứng quy định tại Điều 9 quy định điều kiện đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, và tại Điều 10 sẽ quy định về điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp của Nghị định này.
– Điều kiện được đặt ra với khu vực dự kiến đầu tư xây dựng khu đô thị – dịch vụ là:
+ Cần xem xét, và nhận thấy dự kiến đầu tư xây dựng sẽ không ảnh hưởng đến quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Liên quan đến quy mô diện tích thì cũng phải phù hợp với nhu cầu cung cấp dịch vụ, tiện ích công cộng của khu công nghiệp và tối đa không vượt quá một phần ba (1/3) quy mô diện tích của khu công nghiệp.
+ Đặc biệt, về vấn đề môi trường
Khi tham gia đầu tư dự án tại khu công nghiệp thì vấn đề môi tường được ưu tiên hàng đầu bởi điều này có thê gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống, sức khỏe tính mạng của con người. Theo đó, các dự án đầu tư dự kiến thu hút đầu tư vào khu công nghiệp không thuộc Mức I và Mức II của Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Đầu tư năm 2020;
– Nghị định số 31/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
THAM KHẢO THÊM: