Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài mới nhất. Thẩm quyền giải quyết hồ sơ đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài.
Hiện nay càng ngày càng nhiều doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng thị trường và đưa sản phẩm của mình vươn xa hơn ra ngoài thế giới, cùng với đó là càng ngày càng nhiều doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình ở nước ngoài. Vốn dĩ khi đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài tiêu thụ thì các doanh nghiệp vốn đã gặp khó khăn về cạnh tranh và mở rộng thị trường so với các sản phẩm, thương hiệu nội địa, do vậy việc đăng ký nhãn hiệu để được bảo hộ ở nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp có thể yên tâm hơn trong việc phát triển sản phẩm của mình ở thị trường mới, cũng như bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Mục lục bài viết
1. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ra nước ngoài:
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ra nước ngoài hay còn được gọi là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu qua nghị định thư Madrid. Do Việt Nam hiện nay đang là thành viên của Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid nên doanh nghiệp Việt Nam có thể nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để được bảo hộ nhãn hiệu của mình tại các quốc gia cũng đang là thành viên của Thỏa ước và Nghị định thư này.
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ra nước ngoài ở Việt Nam là Cục Sở hữu trí tuệ. Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước có nhu cầu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ra nước ngoài có có thể gửi đơn trực tiếp đến Cục sở hữu trí tuệ để được giải quyết.
Cục Sở hữu trí tuệ hiện nay đang có địa chỉ tại: 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Người có nhu cầu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ra nước ngoài có thể nộp đơn trực tiếp đến Cục, hoặc có thể gửi thông qua đường bưu điện.
Ngoài việc đăng ký nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam để được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ra nước ngoài, doanh nghiệp có có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký nhãn hiệu ở quốc gia mà mình muốn được bảo hộ, thời hạn giải quyết sẽ tùy theo quy định ở từng nơi mà doanh nghiệp đăng ký.
2. Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ra nước ngoài:
Dựa trên tinh thần của Nghị định thư Madrid, Bộ Khoa học công nghệ đã quy định cụ thể các tài liệu giấy tờ mà doanh nghiệp cần phải chuẩn bị khi thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ra nước ngoài tại Mục 7.1 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN như sau:
+ Tờ khai đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài ( theo mẫu), trong tờ khai này, doanh nghiệp cần phải nêu rõ mình muốn được bảo hộ thương hiệu ở quốc gia nào.
+ Mẫu nhãn hiệu, trình bày rõ ràng, dễ nhìn.
+ Danh mục các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được sử dụng mang nhãn hiệu này.
+ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa đã được bảo hộ ở Việt Nam.
+ Bản sao các chứng từ xác nhận đã nộp các loại phí và lệ phí trong trường hợp doanh nghiệp đã trực tiếp nộp phí, lệ phí vào tài khoản ngân hàng hoặc nộp qua đường bưu điện.
+ Đối với trường hợp nhãn hiệu chứng nhận hoặc thuộc về tập thể thì chủ nhãn hiệu cần chuẩn bị thêm các giấy tờ sau đây:
- Bản quy chế đối với việc sử dụng cần bảo hộ.
- Tài liệu thuyết minh về nét đặt thù của sản phẩm tùy từng trường hợp sản phẩm cụ thể.
- Đối với nhãn hiệu cần đăng ký bảo hộ là chỉ dẫn địa lý thì cần phải có bản đồ địa lý của khu vực đó và có xác nhận đồng ý cho phép đăng ký của Ủy Ban Nhân Dân cấp Tỉnh ở địa phương đó.
+ Trong trường hợp người nộp đơn là người được ủy quyền thì phải có
Lưu ý: Ngôn ngữ được sử dụng trong đơn đăng ký có thể là hai loại ngôn ngữ: tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
3. Trình tự thủ tục đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài:
Trình tự thủ tục đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài của doanh nghiệp về cơ bản bao gồm các bước sau:
Bước 1: Tra cứu đánh giá khả năng đăng ký bảo hộ của nhãn hiệu.
Ở giai đoạn này doanh nghiệp sẽ tra cứu để nhận xem nhãn hiệu dự định đăng ký của mình có đủ khả năng để được bảo hộ ở nước ngoài không, hay nói cách khác có bị trùng hay có phải là nhãn hiệu dễ gây nhầm lẫn không, nếu nhãn hiệu bị trùng hay gây nhầm lẫn thì có thể chủ động tìm phương án sửa đổi giải quyết.
Bước 2: Nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ra nước ngoài tới Cục sở hữu trí tuệ.
Ở bước này sẽ có hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận và xử lý hồ sơ yêu cầu:
Hồ sơ doanh nghiệp gửi đến Cục sở hữu trí tuệ đầu tiên sẽ được kiểm tra xem có đầy đủ giấy tờ trong hồ sơ theo quy định, đối với trường hợp đã xác nhận đầy đủ giấy tờ thì Cục sẽ tiến hành tiếp nhận hồ sơ.
Sau đó hồ sơ yêu cầu của doanh nghiệp sẽ được tiến hành tổ chức thẩm định tại Cục Sở hữu trí tuệ. Nếu hồ sơ hợp lệ thì Cục sẽ tiến hành chuyển hồ sơ sang bước tiếp theo, nếu hồ sơ không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra văn báo bằng văn bản có nêu rõ lý do và gửi đến người nộp hồ sơ để yêu cầu thực hiện sửa chữa, bổ sung. Cục Sở hữu trí tuệ có thể sẽ ra
- Hồ sơ còn thiếu giấy tờ, tài liệu.
- Chủ nhãn hiệu chưa thực hiện nộp đủ các khoản phí và lệ phí theo quy định.
- Thiếu giấy ủy quyền, hoặc giấy ủy quyền không hợp lệ trong trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện việc yêu cầu.
Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ, chủ nhãn hiệu thực hiện sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của Cục.
+ Giai đoạn 02: Cục Sở hữu trí tuệ gửi hồ sơ đến Văn phòng quốc tế
Đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ra nước ngoài sẽ được nộp đến Văn phòng quốc tế thông qua Cục Sở hữu trí tuệ.
Tương vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm chuyển đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế cho Văn phòng quốc tế.
Ngày nhận được đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ra nước ngoài tại Văn phòng quốc tế sẽ được xác nhận như sau:
- Nếu trong vòng 02 tháng Văn phòng quốc tế nhận được đơn từ Cục sở hữu trí tuệ tính từ ngày trên dấu nhận đơn, thì ngày nhận nộp đơn đăng ký sẽ được coi là ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được đơn.
- Nếu trong 02 tháng trên mà phía người nộp đơn không hoàn thiện hồ sơ để gửi đến Văn phòng đăng ký quốc tế thì ngày nộp đơn sẽ được coi là ngày Văn phòng quốc tế nhận đơn.
Bước 3 : Nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Doanh nghiệp nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu quốc tế sau khi các cơ quan nhà nước đã hoàn tất các thủ tục trên. Thời hạn để doanh nghiệp nhận được Giấy chứng nhận có thể kéo dài từ 12 đến 18 tháng, tùy thuộc vào nước mà doanh nghiệp muốn đăng ký bảo hộ.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực trong vòng 10 năm nếu quốc gia là thành viên Nghị định thư Madrid hoặc 20 năm đối với quốc gia là thành viên Thỏa ước Madrid (kể cả trường hợp đồng thời là thành viên Nghị định thư Madrid) tính từ ngày nộp đơn. Trong vong 06 tháng trước khi hết thời hạn bảo hộ, doanh nghiệp có nhu cầu có thể làm thủ tục gia hạn thời gian bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài của mình.