Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu qua nghị định thư Madrid. Điều kiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu qua nghị định thư Madrid.
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu qua nghị định thư Madrid theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật sở hữu trí tuệ khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Với bối cảnh Việt Nam đang trên con đường hội nhập với nền kinh tế thế giới, việc bảo hộ đối với các nhãn hiệu của chúng ta tại các nước trên thế giới đang là nhu cầu tất yếu của các tổ chức, cá nhân là chủ nhãn hiệu. Điều này không chỉ đảm bảo sự phát triển mở rộng của thương hiệu, đảm bảo quyền và lợi ích của chính chủ nhãn hiệu nói riêng, mà còn góp phần trong việc thúc đẩy thương mại, kinh tế và hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trên thế giới. Hiện nay, chủ nhãn hiệu có thể thực hiện các thủ tục để bảo hộ nhãn hiệu của mình tại các nước trên thế giới trên cơ sở Hệ thống Madrid nói chung, Nghị định thư Madrid nói riêng. Có thể nói đây chính là hành lanh pháp lý vững chắc tạo điều kiện cho chủ sở hữu nhãn hiệu đạt được quyền đối với nhãn hiệu của mình ở nước ngoài một cách dễ dàng và hiệu quả. Đối với riêng Việt Nam kể từ khi trở thành thành viên của Nghị định thư Madrid ngày 11/7/2006, bên cạnh Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì đây được coi là cơ sở pháp lý để các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam thuận lợi hơn trong việc đăng kí bảo hộ nhãn hiệu tại các nước trên thế giới cùng tham gia Nghị định thư. Vậy, để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thông qua Nghị định thư Madrid, tổ chức, cá nhân chủ nhãn hiệu tại Việt Nam cần thực hiện các thủ tục nào?
Qua bài viết này, Luật Dương Gia xin giới thiệu tới quý bạn đọc quy định mới nhất hiện hành về hồ sơ và trình tự thủ tục đăng kí bảo hộ nhãn hiệu qua Nghị định thư Madrid.
Thứ nhất, về điều kiện đăng kí bảo hộ nhãn hiệu thông qua Nghị định thư Madrid
Theo Nghị định thư Madrid năm 1989, Khoản 3 Điều 12
– Quốc gia mà chủ sở hữu nhãn hộ muốn được bảo hộ về nhãn hộ phải nằm trong danh sách thành viên của Nghị định thư Madrid nhưng không tham giaThỏa ước Madrid
– Nhãn hiệu muốn được bảo hộ phải đáp ứng một trong hai điều kiện: đã có văn bằng bảo hộ hoặc được nộp đơn đăng ký bảo hộ ở Việt Nam.
Thứ hai, về hồ sơ đăng kí bảo hộ nhãn hiệu thông qua Nghị định thư Madrid
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định thư Madrid, đơn quốc tế đăng ký bảo hộ nhãn hiệu phải được làm theo mẫu quy định, có xác nhận rõ ràng các thông tin trong đơn phải tương ứng với đơn cơ sở. Trên cơ sở này, tại Mục 1.7 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN đã quy định, khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chủ sở hữu cần chuẩn bị đơn đăng ký bao gồm các tài liệu, giấy tờ sau:
– Nộp tờ khai theo mẫu pháp luật quy định, trong đó chủ sở hữu của nhãn hiệu phải chỉ rõ quốc gia muốn được bảo hộ.
– Văn bản, giấy tờ thể hiện rõ về mẫu nhãn hiệu cần được bảo hộ và thông tin liên quan cùng với danh sách các dịch vụ được cung cấp hoặc mặt hàng mang nhãn hiệu này.
– Trường hợp nếu chủ nhãn hiệu nộp các loại phí và lệ phí qua bưu điện hoặc trực tiếp vào tài khoản cần nộp bản sao các chứng từ này.
Lưu ý:
– Ngôn ngữ được sử dụng trong đơn đăng ký phải là tiếng Anh hoặc tiếng Pháp
– Đối với trường hợp nhãn hiệu được yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu chứng nhận hoặc tập thể thì chủ nhãn hiệu cần chuẩn bị thêm các giấy tờ sau đây:
+ Bản quy chế trong sử dụng đối với nhãn hiệu cần bảo hộ
+ Tùy vào loại nhãn hiệu mà chủ nhãn hiệu cần cung cấp thuyết minh về những nét đặc thù của sản phẩm mang nhãn hiệu đó hoặc bản đồ địa lý của khu vực hoặc văn bản thể hiện sự đồng ý cho phép đăng ký của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh
Thứ ba, về trình tự thủ tục đăng kí bảo hộ nhãn hiệu thông qua Nghị định thư Madrid
Theo quy định tại Mục 1.41 Thông tư 01/2007/TT-BTNMT, tổ chức cá nhân đăng kí bảo hộ nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid tại Việt Nam thực hiện theo trình tự thủ tục sau:
Bước 1: Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận và xử lý đơn yêu cầu
– Tổ chức, cá nhân thực hiện nộp đơn yêu cầu đến Cục sở hữu trí tuệ trực tiếp hoặc thông qua bưu điện
– Cục Sở hữu trí tuệ kiểm tra các giấy tờ, tài liệu có trong đơn yêu cầu và xác nhận tiếp nhận đơn nếu hồ sơ đã đầy đủ theo quy định.
– Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức thực hiện thẩm định đối với hồ sơ yêu cầu. Đối với trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ phải
Lưu ý:
– Thời gian để người yêu cầu sửa chữa, bổ sung hồ sơ là 1 tháng kể ngày Cục Sở hữu trí tuệ có thông báo
– Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo yêu cầu bổ sung, sửa chữa nếu hồ sơ thuộc các trường hợp sau:
+ Hồ sơ còn thiếu giấy tờ, tài liệu pháp luật quy định
+ Người yêu cầu chưa nộp đủ các khoản phí, lệ phí
+ Trường hợp người yêu cầu ủy quyền cho người khác thực hiện việc yêu cầu nhưng không có
Bước 2: Cục Sở hữu trí tuệ nộp đơn đến Văn phòng quốc tế
– Tính từ ngày nhận được đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ phải thực hiện việc chuyển đơn đến Văn phòng quốc tế trong thời gian 30 ngày
– Nếu tính từ ngày trên dấu nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ mà trong 2 tháng Văn phòng quốc tế mới nhận được đơn thì ngày nhận nộp đơn đăng ký sẽ được coi là ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được đơn.
– Nếu trong thời hạn 2 tháng kể trên phía người yêu cầu không hoàn thiện đơn để gửi đến Văn phòng đăng ký quốc tế thì ngày nộp đơn sẽ được coi là ngày nhận đơn
Lưu ý:
Trong trường hợp người yêu cầu nộp hồ sơ có chỉ định Việt Nam thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện các công việc sau:
Trong thời gian 12 tháng kể từ ngày Văn phòng quốc tế có thông báo, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định đối với đơn và ra kết luận về khả năng bảo hộ đối với nhãn hiệu đó, đồng thời ra các quyết định sau đây
– Trường hợp hồ sơ yêu cầu đã đủ điều kiện:
+ Ra quyết định chấp nhận bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia và gửi đến Văn phòng quốc tế tuyên bố chấp nhận bảo hộ.
+ Trong thời gian 2 tháng kể từ ngày ra quyết định phải công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
– Trường hợp đơn yêu cầu không đáp ứng điều kiện:
+ Ra thông báo tạm từ chối với lý do rõ ràng, gửi đến Văn phòng đăng ký quốc tế, đề nghị người yêu cầu thực hiện sửa chữa sai sót hoặc có ý kiến phản đối trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày ra thông báo.
+ Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận hoặc từ chối nếu sau thời hạn này mà hồ sơ của người yêu cầu vẫn chưa hợp lệ hoặc ý kiến phản đối không xác đáng.
+ Người yêu cầu có quyền khiếu nại nếu có cơ sở về việc Cục sở hữu trí tuệ ban hành quyết định không phù hợp quy định pháp luật.
– Sau khi việc đăng ký quốc tế nhãn hiệu có hiệu lực tại Việt Nam, nếu chủ nhãn hiệu có yêu cầu và đã nộp đủ các phí, lệ phí thì Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện cấp Giấy xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam, với điều kiện người yêu cầu nộp phí, lệ phí theo quy định
Thứ tư, về phí và lệ phí thực hiện đăng kí bảo hộ nhãn hiệu thông qua Nghị định thư Madrid
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định thư Madrid 1989, các khoản phí đối với việc nộp đơn đăng ký có thể do cơ quan xuất xứ quy định theo thẩm quyền riêng và thu vì lợi ích riêng. Theo quy định tại Mục 1.8 Thông tư 01/2007/TT-BTNMT khi làm thủ tục đăng kí bảo hộ nhãn hiệu theo Nghị định Madrid cần nộp phí, lệ phí sau:
– Các khoản phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính và phí dịch vụ khác theo quy định cho Cục Sở hữu trí tuệ
– Các khoản phí, lệ phí cho Văn phòng quốc tế
Dịch vụ của Luật Dương Gia
– Tư vấn pháp luật về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mới nhất qua số điện thoại: 1900.6568
– Tư vấn về đăng kí bảo hộ nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid mới nhất.
– Tư vấn về hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid mới nhất.
– Tư vấn về trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid mới nhất.