Tranh chấp tài sản giữa các thành viên trong gia đình là một trong những loại tranh chấp phổ biến. Tuy nhiên, cách giải quyết tranh chấp này sao cho hợp tình hợp lý không phải bất kỳ ai cũng có thể giải quyết.
Mục lục bài viết
1. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp tài sản trong gia đình:
Các loại tranh chấp về tài sản trong gia đình có thể bao gồm tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, tranh chấp về thừa kế di sản, tranh chấp về phân chia tài sản chung tài sản riêng khi ly hôn của hai vợ chồng. Tuy nhiên về trình tự thủ tục giải quyết các tranh chấp tài sản trong gia đình đều được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự và các văn bản dưới luật cụ thể như sau:
1.1. Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản trong gia đình:
Các bên phải xác định được thẩm quyền giải quyết của tòa án trong trường hợp có tranh chấp về tài sản trong gia đình trong đó:
Thẩm quyền theo loại việc: căn cứ quy định tại điều 26, 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 theo đó các tranh chấp về tài sản trong gia đình bao gồm: tranh chấp về quyền sở hữu hoặc các quyền khác đối với tài sản tranh chấp về thừa kế di sản, Tranh chấp về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân hoặc chia tài sản khi ly hôn chia tài sản sau khi ly hôn… thẩm quyền giải quyết của tòa án
Thẩm quyền theo cấp: căn cứ theo quy định tại điều 35, 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 theo đó các tranh chấp về dân sự hôn nhân gia đình quy định tại các Điều 26, 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự mà không có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài thì sẽ thuộc quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp huyện ngược lại đối với những tranh chấp về dân sự hôn nhân gia đình thuộc điều 26, 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự mà có tài sản hoặc đương sự ở nước ngoài hoặc cần thiết phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện của nước Cộng hòa xã hội Việt Nam ở nước ngoài thì sẽ thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết
Thẩm quyền của tòa án được theo lãnh thổ: căn cứ theo quy định tại khoản một điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 theo đó tòa án nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc sẽ là tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về tài sản trong gia đình nếu trường hợp các bên đường sự thỏa thuận được với nhau về việc yêu cầu tòa án nơi nguyên đơn cư trú giải quyết tranh chấp thì tòa án có thẩm quyền giải quyết. Cần lưu ý đối với trường hợp tài sản tranh chấp là bất động sản là đối tượng tranh chấp thì tòa án nơi có bất động sản sẽ có thẩm quyền giải quyết ví dụ như đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất,…
1.2. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện:
Người khởi kiện cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các tài liệu chứng cứ sau đây:
– 01 đơn khởi kiện theo mẫu quy định về việc giải quyết tranh chấp tài sản được ban hành tại mẫu số 23 kèm theo nghị quyết
– Các giấy tờ là căn cứ để chứng minh về quyền sử hữu đối với tài sản ví dụ như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thỏa thuận phân chia tài sản chung tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân hóa đơn chứng từ chứng minh về việc mua bán tài sản,…
– Giấy tờ chứng minh về nhân thân của người khởi kiện có thể bao gồm chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân hoặc sổ hộ chiếu
– Các tài liệu và chứng cứ khác để chứng minh cho việc quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện đã bị xâm phạm.
1.3. Nộp hồ sơ và giải quyết:
– Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hợp lệ người khởi kiện sẽ nộp đơn khởi kiện kèm theo các tài liệu chứng cứ tại tòa án nhân dân nơi có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
– Chánh án Tòa án có thẩm quyền giải quyết sẽ phân công Thẩm phán tiếp nhận đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ:
+ Trường hợp nếu đơn khởi kiện đã đầy đủ thì Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện sẽ gửi thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho người khởi kiện và vào sổ thụ lý, trừ trường hợp người khởi kiện thuộc đối tượng được miễn giảm án phí theo quy định thì sẽ không phải nộp tiền tạm ứng án phí mà thẩm phán sẽ tiếp nhận đơn xét thụ lý đơn khởi kiện và tiến hành vào sổ thụ lý ngay sau khi nhận hồ sơ khởi kiện hợp lệ và thông báo thụ lý tới đương sự.
+ Trường hợp khi xem xét đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện Thẩm phán xét thấy các tài liệu chứng cứ chưa đầy đủ thì thẩm phán sẽ trả lại đơn hoặc yêu cầu sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện và nộp thêm tài liệu chứng cứ theo đúng quy định. Trong thời hạn nhất định sẽ phải sửa đổi bổ sung theo yêu cầu nếu không thực hiện sẽ bị trả lại đơn. Sau khi đã sửa đổi bổ sung đầy đủ theo yêu cầu thì thẩm phán sẽ tiến hành thụ lý như trên.
+ Đối với trường hợp không được miễn tiền tạm ứng án phí thì trong 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí người khởi kiện sẽ tới chi cục Thi hành án dân sự trên cùng phạm vi địa giới hành chính với tòa án tiến hành nộp em tặng ứng án phí. Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí xe mang biên lai nộp tiền tạm ứng án phí một tại tòa án đang giải quyết vụ việc để được thụ lý. Toà án sẽ thông báo thụ lý vụ việc sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên lai nộp tiền tạm ứng án phí tới người khởi kiện và các đương sự khác trong vụ án.
– Thời gian giải quyết tranh chấp tài sản trong gia đình theo quy định là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp cần phải xác minh thì thẩm phán có thể gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử tuy nhiên tối đa là 06 tháng kể từ ngày thụ lý.
– Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử tòa án sẽ thực hiện các công việc như tổ chức các phiên họp kiểm tra việc giao nộp tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải. Nếu xét thấy đủ các điều kiện và các đường sự không thể tiến hành hòa giải được với nhau thì trong thời hạn cho phép thẩm phán sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
– Thời gian để Tòa án mở phiên tòa giải quyết vụ án tranh chấp tài sản trong gia đình là 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử
CSPL: Điều 191, Điều 195, Điều 196 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản trong gia đình:
Việc giải quyết tranh chấp về tài sản trong gia đình là một hoạt động pháp lý được thực hiện bởi tòa án, đương sự và các chủ thể khác theo một trình tự và thủ tục do pháp luật quy định, bắt đầu từ việc người khởi kiện nộp đơn khởi kiện thụ lý đơn khởi kiện, hòa giải, thu thập đánh giá chứng cứ cho đến việc Tòa án đưa ra phán quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự và các văn bản dưới luật đồng thời phải đảm bảo các nguyên tắc trong việc giải quyết tranh chấp về tài sản trong gia đình để đảm bảo cho tất cả các thành viên trong gia đình có thể thỏa thuận về việc giải quyết tài sản và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi bên khi giải quyết tranh chấp.
Các nguyên tắc trong việc giải quyết tranh chấp tài sản trong gia đình:
Thứ nhất, giải quyết tranh chấp tài sản cần dựa trên nguyên tắc thỏa thuận giữa các bên điều này đồng nghĩa với việc tòa án sẽ phải tạo điều kiện cho các bên đường sự lựa chọn việc giải quyết tranh chấp về tài sản với nhau trên nguyên tắc thỏa thuận và ưu tiên việc giải quyết tranh chấp thông qua việc thỏa thuận, hòa giải. Bởi điều này không chỉ giúp các bên đường sự giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, giữ gìn mối quan hệ trong gia đình mà còn giúp các cơ quan tiến hành tố tụng có thể giải quyết vụ việc một cách hợp tình hợp lý đảm bảo duy trì các quan hệ dân sự.
Thứ hai, trong trường hợp các bên không thể tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp tài sản. Tòa án cần dựa trên các căn cứ tài liệu chứng cứ, chứng minh và các đương sự đã cung cấp để xác định được quyền sở hữu tài sản chung, tài sản riêng, công sức đóng góp vào khối tài sản chung của mỗi bên để đưa ra bản án, quyết định của tòa án trong việc phân chia tài sản chung tài sản riêng của mỗi thành viên trong hộ gia đình. Thẩm phán phải dựa trên những chứng cứ có thực, được thu thập một cách hợp pháp có liên quan và có giá trị chứng minh đối với vụ việc để giải quyết.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.