Thực tiễn hoạt động thương mại tại nước ta hiện nay. Các vấn đề liên quan đến tranh chấp hợp đồng thương mại. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại.
Xã hội ngày càng phát triển. Các loại hình sản xuất kinh doanh xuất hiện ngày càng nhiều. Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp sản xuất hàng hóa đã kéo theo sự xuất hiện của các giao dịch hợp tác kinh doanh thương mại. Thực tế, khi giao kết
Mục lục bài viết
1. Thực tiễn hoạt động thương mại tại nước ta hiện nay:
– Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển, với sự đi lên mạnh mẽ của các ngành sản xuất hàng hóa, các doanh nghiệp, công ty ra đời để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều.
– Xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã giúp Việt Nam đẩy mạnh việc phát triển ngành sản xuất công nghiệp.
– Thực tế hiện nay, các xí nghiệp, doanh nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất xuất hiện ngày càng nhiều. Các doanh nghiệp này ra đời nhằm mục đích phục vụ nhu cầu sử dụng hàng hóa của người dân, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
– Nhu cầu sử dụng hàng hóa của người dân ngày một lớn. Sự biến chuyển từ ngành sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp đã giúp hoạt động thương mại có những bước đà phát triển mạnh mẽ. Về cơ bản, có thể hiểu, hoạt động thương mại là hoạt động kinh doanh giữa các chủ thể với nhau, Hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng , cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Như vậy, có thể khẳng định, bản chất của hoạt động thương mại là thu về lợi nhuận.
– Nền kinh tế ngày càng phát triển, hoạt động thương mại xuất hiện ngày càng nhiều. Chính vì vậy, Nhà nước đã và đang đưa ra những quy định mang tính phổ quát, nhằm mục đích điều chỉnh các hoạt động thương mại này. Về cơ bản, tham gia hoạt động thương mại, các cá nhân, tổ chức đều hướng đến mục đích chung là thu về lợi nhuận. Chủ thể tham gia hoạt động thương mại có thể là cá nhân với cá nhân, tổ chức và tổ chức, cá nhân với tổ chức,… Hay nói cách khác, hoạt động thương mại xoay quanh quan hệ cung cầu. Nguồn cung được sản xuất ra dựa trên nguồn cầu tại thực tế. Mà nhu cầu sử dụng hàng hóa, sản phẩm của con người hết sức phong phú và đa dạng. Điều này tạo nên sự đa dạng của hoạt động thương mại.
– Hơn hết, hoạt động thương mại tại nước ta hiện nay nằm dưới sự quản lý, bảo hộ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Nhà nước sử dụng sức mạnh quản lý của mình để kiểm tra, giám sát hoạt động thương mại của người dân. Từ đó, đưa ra những biện pháp hỗ trợ xử lý sao cho phù hợp.
2. Các vấn đề liên quan đến tranh chấp hợp đồng thương mại:
2.1. Hợp đồng thương mại:
– Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các thương nhân trong việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong hoạt động thương mại.
– Như đã phân tích ở trên, bản chất của hoạt động thương mại là sự giao dịch của các chủ thể tham gia nhằm thu về lợi nhuận. Do đó, hợp đồng thương mại là sự xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại.
– Hợp đồng thương mại được xem là căn cứ pháp lý, điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia trong hoạt động thương mại. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, nó sẽ là căn cứ để cơ quan chức năng có thẩm quyền đưa ra biện pháp xử lý đối với các bên liên quan.
2.2. Tranh chấp hợp đồng thương mại:
– Tranh chấp hợp đồng thương mại thực chất là tranh chấp giữa các chủ thể tham gia hoạt động thương mại về quyền và nghĩa vụ của nhau. Hay nói cách khác, nó là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến của các bên trong quan hệ thương mại với nhau liên quan đến việc thực hiện hợp đồng.
– Hiện nay, tranh chấp hợp đồng thương mại diễn ra khá phổ biến tại nước ta. Một khi lợi ích của một trong các bên bị ảnh hưởng, tranh chấp sẽ xảy ra.
– Khi xảy ra tranh chấp, các bên liên quan luôn muốn hướng đến việc giải quyết tranh chấp. Thông thường, các bên trong hợp đồng thương mại thường hướng tới việc thỏa thuận giải quyết với nhau. Trong một số trường hợp, nếu các bên không thể tự giải quyết, thì sẽ phải nhờ tới sự can thiệp của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
3. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại:
3.1. Hồ sơ giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại:
Như đã phân tích ở trên, khi tranh chấp hợp đồng thương mại xảy ra, các bên tham gia hợp đồng thường hướng tới việc thỏa thuận với nhau. Trong trường hợp không thể thỏa thuận với nhau, các bên sẽ tiến hành khởi kiện ra tòa. Khi tiến hành khởi kiện ra Tòa, bên khởi kiện cần chuẩn bị bộ hồ sơ giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại. Hồ sơ giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại bao gồm:
– Đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại.
– Tài liệu, giấy tờ nhân thân của người khởi kiện.
– Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện.
– Các giấy tờ, bằng chứng liên quan đến tranh chấp hợp đồng thương mại của các bên tham gia: Hợp đồng; Tài liệu về thực hiện hợp đồng; Giấy chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ (nếu tranh chấp về sở hữu trí tuệ); Các tài liệu, chứng cứ chứng minh đương sự là thành viên của công ty (nếu tranh chấp về thành viên của công ty); Bản kê các tài liệu liên quan đến vấn đề tranh chấp hợp đồng thương mại giữa các thương nhân với nhau.
Các giấy tờ nêu trên mang tính bắt buộc mà các cá nhân phải tuân thủ đảm bảo trong bộ hồ sơ của mình. Các loại giấy tờ này giúp đảm bảo tính hợp lệ của hồ sơ khởi kiện; giúp cá nhân liên quan bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đồng thời, nó giúp cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét một cách cụ thể và đầy đủ vụ việc. Từ đó, đưa ra quyết định có thụ lý hồ sơ để giải quyết vụ việc hay không.
3.2. Trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại:
Tranh chấp hợp đồng thương mại được diễn ra theo các quy trình, thủ tục nhất định như sau:
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện:
+ Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ khởi kiện tranh chấp kinh doanh thương mại tại
+ Đối tượng khởi kiện có thể nộp đơn dưới các hình thức sau đây: Nộp trực tiếp tại Tòa án; Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính; Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ vụ án:
Sau khi nhận đơn khởi kiện của , Tòa án có trách nhiệm thông báo nhận đơn cho người khởi kiện. Theo đó, tùy theo hình thức nộp đơn mà Tòa án có hình thức thông báo khác nhau theo luật định.
Bước 3: Tiến hành hoà giải:
+ Trước khi mở phiên tòa giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại, các bên xảy ra tranh chấp sẽ được tiến hành hòa giải. Theo đó, hòa giải viên sẽ thông báo và tổ chức cho các bên đương sự hòa giải để giải quyết tranh chấp trước khi đưa vụ việc lên Tòa thụ lý.
+ Trong trường hợp các bên hòa giải thành, Hòa giải viên lập biên bản hòa giải thành.
+ Trong trường hợp hòa giải không thành, Hòa giải viên lập thành biên bản và chuyển hồ sơ lên Tòa, đề nghị thụ lý, giải quyết.
Bước 4: Thụ lý vụ án:
+ Khi tiến hành hòa giải không thành, Tòa án sẽ xem xét hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ thì sẽ thụ lý vụ việc.
+ Sau khi thụ lý, thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Bước 5: Giải quyết vụ án:
Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án tiến hành giải quyết vụ án theo trình tự như sau:
+ Thông báo về việc thụ lý vụ án:
+ Trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được Thông báo của Tòa án thì bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn và tài liệu chứng cứ kèm theo.
+ Thời hạn chuẩn bị xét xử là 02 tháng kể từ ngày thụ lý. Trường hợp vụ án có tính chất phức tạp, Chánh án Tòa án có thể gia hạn thêm 01 tháng.
Như vậy, có thể thấy, Nhà nước đã đưa ra những quy định cụ thể và rõ ràng về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại. Quy định mà Nhà nước đưa ra là cơ sở để các cá nhân, tổ chức dựa vào để đưa ra quyết định có thực hiện khởi kiện hay không; khi nộp hồ sơ khởi kiện thì cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ giải quyết vụ việc theo quy trình như thế nào.
Cùng với đó, quy trình giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại mà Nhà nước đưa ra đảm bảo tính khách quan, ổn định trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của các bên trong hoạt động thương mại. Hơn hết, nó giúp hoạt động thương mại được thực hiện một cách trung thực, nghiêm túc nhất.