Hiện nay, Việt Nam đang ngày càng mở rộng với các quốc gia trên thế giới, trong đó lĩnh vực vận tải qua biên giới ngày càng được quan tâm. Dưới đây là quy định của pháp luật về trình tự và thủ tục cấp giấy phép vận tải qua biên giới.
Mục lục bài viết
1. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép vận tải qua biên giới:
Thế giới hiện nay đang hội nhập và phát triển, Việt Nam đang ngày càng mở rộng quan hệ với các quốc gia láng giềng. Vì vậy hoạt động vận tải qua biên giới cũng được quy định một cách cụ thể và rõ ràng trong các quy định của pháp luật. Trình tự và thủ tục xin cấp giấy phép vận tải qua biên giới được thực hiện như sau:
Bước 1: Các đơn vị kinh doanh vận tải khi muốn thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép vận tải qua biên giới sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ sẽ được phân tích cụ thể trong phần dưới đây. Có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nó thông qua dịch vụ bưu chính. Căn cứ theo quy định tại Quyết định 995/QĐ-BGTVT 2023 TTHC được sửa đổi lĩnh vực đường thuỷ nội địa, có quy định cụ thể về cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép vận tải qua biên giới. Theo đó thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục cấp giấy phép vận tải qua biên giới thuộc về Cục đường thủy nội địa Việt Nam và Sở giao thông vận tải. Theo đó thì sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ hợp lệ, các đơn vị kinh doanh vận tải sẽ nộp hồ sơ đến các cơ quan có thẩm quyền nêu trên.
Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép kinh doanh vận tải qua biên giới hoặc tiếp nhận thông qua dịch vụ bưu chính, thì các cán bộ tiếp nhận hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh vận tải qua biên giới sẽ cập nhật thông tin của hồ sơ theo quy định của pháp luật vào hệ thống dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Tổng cục đường bộ Việt Nam. Trong trường hợp xét thấy hồ sơ thiếu và cần phải sửa đổi bổ sung, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép vận tải qua biên giới sẽ
Bước 3: Trong thời gian 02 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện thủ tục cấp giấy phép vận tải qua biên giới cho các chủ thể nộp hồ sơ theo quy định của pháp luật. trong trường hợp không cấp thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng.
Bước 4: Việc trả kết quả sẽ được thực hiện tại trụ sở cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép vận tải qua biên giới hoặc thông qua dịch vụ bưu chính hoặc thông qua hình thức trực tuyến theo quy định của pháp luật. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính trong trường hợp này đó là giấy phép liên vận được cấp cho các phương tiện vận tải qua biên giới. Hiệu lực của giấy phép sẽ có thời hạn trong khoảng thời gian 60 ngày được tính kể từ ngày cấp. riêng đối với xe công vụ và các loại xe của cơ quan ngoại giao, phương tiện của các cơ quan lãnh sự và phương tiện của các cơ quan đại diện ngoại giao của các tổ chức quốc tế trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phương tiện của các doanh nghiệp và các hợp tác xã hoạt động vận tải nhầm mục đích phục vụ cho các công trình và dự án, phục vụ cho hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp và hợp tác xã đó trên lãnh thổ của Lào và Campuchia sẽ được cấp giấy phép theo thời gian và theo mục đích nhưng không được vượt quá 01 năm.
2. Thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép vận tải qua biên giới:
Theo như phân tích nêu trên thì có thể thấy, chuẩn bị hồ sơ là một trong những giai đoạn quan trọng mà các chủ thể có nhu cầu thực hiện thủ tục cấp giấy phép vận tải qua biên giới cần phải thực hiện. Thành phần hồ sơ là một trong những vấn đề cần được lưu tâm khi làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu hồ sơ không đầy đủ thì quá trình thực hiện thủ tục hành chính sẽ trở nên phức tạp và kéo dài. Căn cứ theo Nghị định 119/2021/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép vận tải đường bộ qua biên giới, thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép vận tải qua biên giới sẽ bao gồm các loại giấy tờ cơ bản sau đây:
– Đơn đề nghị xin cấp giấy phép vận tải qua biên giới theo mẫu do pháp luật quy định;
– Giấy đăng ký phương tiện được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong trường hợp phương tiện đó không thuộc sở hữu của các tổ chức hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật thì cần phải kèm theo tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp của các tổ chức hoặc cá nhân với phương tiện đó;
– Đối với các doanh nghiệp hoặc hợp tác xã thực hiện các công trình hoặc các hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của Campuchia hoặc trên lãnh thổ của Lào thì cần phải kèm theo hợp đồng được ký kết giữa các bên hoặc kèm theo tài liệu chứng minh đơn vị đó đang thực hiện các công trình hoặc các hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nước ngoài;
– Giấy chứng nhận an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của những đối tượng được xác định là người kinh doanh vận tải hàng hóa dễ cháy hoặc hàng hóa dễ nổ đối với người thứ ba, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của những đối tượng được xác định là người kinh doanh vận tải hành khách đối với hành khách.
3. Trường hợp thu hồi giấy phép vận tải qua biên giới:
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 của Nghị định 119/2021/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép vận tải đường bộ qua biên giới, có quy định về những trường hợp thu hồi giấy phép vận tải qua biên giới. Theo đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tức là những cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép vận tải qua biên giới sẽ có quyền thu hồi giấy phép vận tải qua biên giới đối với những đơn vị kinh doanh vận tải khi có một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật sau đây:
– Có hành vi kinh doanh vận tải không đúng với giấy phép vận tải qua biên giới được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi trên thực tế;
– Các đơn vị kinh doanh vận tải qua biên giới chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật;
– Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu đề nghị thu hồi giấy phép vận tải biên giới vì lý do các đơn vị kinh doanh vận tải có hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động xuất nhập cảnh hoặc xuất nhập khẩu tại cửa khẩu, vi phạm quy định về quản lý hoạt động ở các khu vực cửa khẩu.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giao thông đường bộ năm 2019;
– Nghị định 119/2021/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép vận tải đường bộ qua biên giới;
– Quyết định 995/QĐ-BGTVT 2023 TTHC được sửa đổi lĩnh vực đường thuỷ nội địa.