Trình tự, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán phái sinh. Quy định về hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh.
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán phái sinh. Quy định về hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh.
Căn cứ khoản 8 Điều 6 Luật chứng khoán sửa đổi, bổ sung 2010, khoản 1 Điều 3 Nghị định 42/2015/NĐ-CP quy định một số cách hiệu đến chứng khoán phái sinh và một số vấn đề liên quan như sau:
– Hợp đồng tương lai là cam kết mua hoặc bán các loại chứng khoán, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán nhất định với một số lượng và mức giá nhất định vào ngày xác định trước trong tương lai.
Chứng khoán phái sinh là chứng khoán bao gồm các loại sau:
– Hợp đồng tương lai là chứng khoán phái sinh niêm yết, trong đó xác nhận cam kết giữa các bên để thực hiện một trong các giao dịch sau:
+ Mua hoặc bán một số lượng tài sản cơ sở nhất định theo một mức giá đã được xác định vào một ngày đã được ấn định trước trong tương lai; hoặc
+Thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã xác định trước tại thời điểm giao kếthợp đồng và giá trị tài sản cơ sở tại một ngày được ấn định trước trong tương lai.
– Quyền chọn là chứng khoán phái sinh, trong đó xác nhận quyền của người mua và nghĩa vụ của người bán thực hiện một trong các giao dịch sau:
+ Mua hoặc bán một số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá thực hiện đã được xác định, tại thời điểm trước hoặc vào một ngày đã được ấn định trước trong tương lai; hoặc thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã xác định trước tại thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở tại thời điểm trước hoặc vào một ngày đã được ấn định trước trong tương lai; hoặc
+ Mua hoặc bán một số lượng hợp đồng tương lai nhất định theo mức giá thực hiện đã được xác định, tại thời điểm trước hoặc vào một ngày đã được ấn định trước trong tương lai.
– Hợp đồng kỳ hạn là chứng khoán phái sinh giao dịch thỏa thuận, xác nhận cam kết mua hoặc bán một số lượng tài sản cơ sở nhất định theo một mức giá đã được xác định vào một ngày đã được ấn định trước trong tương lai.
– Các chứng khoán phái sinh khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh là tổ chức kinh doanh chứng khoán thực hiện một hoặc một số hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh.
Tổ chức muốn kinh doanh chứng khoán phái sinh phải đáp ứng các điều kiện theo Điều 4 Nghị định 42/2015/NĐ-CP, khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2016/TT-BTC. Khi đáp ứng điều kiện nêu trên, căn cứ điểm a khoản 2 Điều 10 Thông tư 11/2016/TT-BTC tổ chức muốn kinh doanh chứng khoán phái sinh phải thực hiện thủ tục sau:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh theo hướng dẫn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
– Biên bản họp, Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc Quyết định của chủ sở hữu về việc thực hiện kinh doanh chứng khoán phái sinh;
– Các tài liệu hợp lệ chứng minh tổ chức kinh doanh chứng khoán đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 10 ;
– Danh sách kèm theo hồ sơ cá nhân Giám đốc (Tổng giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng giám đốc) phụ trách nghiệp vụ và các nhân viên cho mỗi hoạt động kinh doanh chứng phái sinh theo hướng dẫn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
– Các quy trình nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ, quy trình quản trị rủi ro áp dụng cho hoạt động chứng khoán phái sinh dự kiến thực hiện;
– Bản thuyết trình về cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng công nghệ thông tin với các hệ thống phù hợp (hệ thống giao dịch; hệ thống bù trừ, thanh toán) cho hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán phái sinh.
Số lượng hồ sơ: 1 bộ kèm theo thông điệp điện tử;
Thời hạn giải quyết: 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh, tổ chức kinh doanh chứng khoán có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung tại Điều lệ công ty các quy định liên quan tới hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh và nộp cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sau khi đã được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên gần nhất hoặc chủ sở hữu thông qua.