Trình tự thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề y? Các hành vi bị cấm trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh? Hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề y của người nước ngoài tại Việt Nam? Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề y?
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề y cho y sĩ, bác sĩ tại Việt Nam theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về hành chính khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu cuộc sống ngày càng tăng cao thì việc đảm bảo sức khỏe của mỗi người dân cũng theo đó mà tăng lên. Vấn đề khám bệnh, chữa bệnh không chỉ đặt ra với những người ốm yếu, bệnh tật mà giờ đã trở thành nhu cầu của toàn xã hội. Với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” cùng với sự nhận thức của người dân, “sống” không chỉ là “sống”mà còn phải là sống vui, sống khỏe, sống có ích. Biết được tầm quan trọng như vậy nên chúng ta cần một đội ngũ y bác sĩ có đủ đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Việc cấp chứng chỉ hành nghề cho những đối tượng này phải tuân thủ trình tự nghiêm ngặt của pháp luật đã được chúng tôi giải đáp trong bài viết này.
Tư vấn chi tiết thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề y cho bác sĩ, y sĩ tại Việt Nam: 1900.6568
1. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề y:
a) Đối với người Việt Nam
Người Việt Nam đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề y cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ quy định tại Điều 27 Luật khám, chữa bệnh năm 2009 và Điều 5
– Thứ nhất là đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. Hình thức và nội dung thông tin ghi trên đơn phải tuân thủ theo Mẫu 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
– Thứ hai là giấy xác nhận quá trình thực hành. Quá trình thực hành phải được đảm bảo thời gian thực hành theo Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 24 Luật khám, chữa bệnh năm 2009, theo đó thời gian thực hành là 18 tháng tại bệnh viện đối với người đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ, 12 tháng tại bệnh viện đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề y sĩ. Mẫu giấy xác nhận quá trình thực hành phải theo Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo
– Thứ ba là bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà bạn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, theo đó văn bằng chuyên môn y sĩ hoặc bác sĩ có thể là:
+ Văn bằng chuyên môn y;
+ Văn bằng cử nhân y khoa hay còn gọi bằng đại học y khoa do nước ngoài cấp nhưng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tương đương trình độ đại học y khoa được cấp bằng tại cơ sở đào tạo y khoa của Việt Nam, nhưng phải kèm theo giấy chứng nhận đã qua đào tạo bổ sung theo ngành, chuyên ngành phù hợp với thời gian đào tạo ít nhất là 12 tháng tại cơ sở đào tạo về y khoa hợp pháp của Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì được coi là tương đương với văn bằng bác sỹ và được cấp chứng chỉ hành nghề với chức danh là bác sỹ;
+ Đối với hành nghề bác sĩ trong lĩnh vực đông y thì cần có giấy chứng nhận là lương y hoặc giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.
Nếu không may làm mất các văn bằng chuyên môn trên thì phải có giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc bản sao hợp lệ giấy chứng nhận thay thế bằng tốt nghiệp do cơ sở đào tạo nơi đã cấp văn bằng chuyên môn đó cấp.
– Thứ tư, người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề phải có giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp (Gọi chung là bệnh viện), trong đó người kết luận chứng nhận đủ sức khỏe phải đảm bảo về điều kiện chuyên môn là thạc sĩ, đã có chứng chỉ hành nghề y và có thời gian khám bệnh tối thiểu là 54 tháng.
– Thứ năm là phiếu lý lịch tư pháp;
– Thứ sáu là sơ yếu lý lịch tự thuật theo Mẫu 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP và có xác nhận của thủ trưởng đơn vị nơi công tác đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đang làm việc trong cơ sở y tế tại thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoặc sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú đối với những người xin cấp chứng chỉ hành nghề không làm việc cho cơ sở y tế nào tại thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
– Thứ bảy, người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghê phải có hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp đơn.
b) Đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Những đối tượng này khi muốn xin cấp chứng chỉ hành nghề y sĩ hoặc bác sĩ thì cần chuẩn bị các giấy tờ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, cụ thể bao gồm:
Thứ nhất là đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề (mẫu 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP).
Thứ hai là người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề y sĩ hoặc bác sĩ phải có bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn y phù hợp với các đối tượng hành nghề quy định tại Điều 17 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 bao gồm: bác sĩ, y sĩ hoặc lương y và người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền đối với hành nghề trong lĩnh vực đông y.
thứ ba là giấy xác nhận quá trình thực hành:
+ Trường hợp thực hành tại Việt Nam thì điền đầy đủ thông tin theo Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà tiến hành thực hành tại các bệnh viện nước ngoài thì bắt buộc giấy xác nhận quá trình thực hành phải đảm bảo các thông tin nội dụng cơ bản như: Họ và tên ; ngày, tháng, năm sinh; địa chỉ cư trú; số hộ chiếu (ngày cấp, nơi cấp); văn bằng chuyên môn; năm tốt nghiệp; nơi thực hành; thời gian thực hành; nhận xét về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của người thực hành đó.
Thứ tư là bản sao giấy phép lao động bởi vì hoạt động khám, chữa bệnh là hình thức lao động, do vậy người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ hoặc y sĩ phải có bản sao giấy phép lao động được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động tại Việt Nam.
Thứ năm là bản sao giấy tờ chứng nhận về việc sử dụng ngôn ngữ khi khám, chữa bệnh gồm:
+ Nếu người nước ngoài đăng ký sử dụng tiếng Việt thì cần có giấy chứng nhận biết tiếng Việt thành thạo.
+ Nếu người nước ngoài thuê người phiên dịch trong quá trình khám, chữa bệnh thì người phiên dịch cần phải có giấy chứng nhận đủ trình độ phiên dịch đối với ngôn ngữ mà người nước ngoài đã đăng ký. Ngoài giấy chứng nhận đủ trình độ phiên dịch thì cần thêm
+ Đối với người nước ngoài dăng ký ngôn ngữ thứ hai để khám, chữa bệnh mà không phải tiếng mẹ đẻ thì cần các loại giấy tờ như Giấy chứng nhận sử dụng thành thạo ngôn ngữ đó và giấy chứng nhận đủ trình độ phiên dịch ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký. Ngoài ra cần phải có
Thứ sáu là giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề do cơ sở khám, chữa bệnh đáp ứng được yêu cầu của Bộ Y tế hoặc do cơ sở khám chữa, bệnh nước ngoài cấp nhưng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng hành nghề phải dưới 12 tháng từ khi cấp giấy chứng nhận khám sức khỏe.
Thứ bảy là giấy lý lịch tư pháp nếu người nước ngoài thuộc diện không phải cấp giấy phép lao động.
Thứ tám là hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp đơn.
2. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề
– Đầu tiên, người xin cấp chứng chỉ hành nghề nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ, có thể là Sở Y tế hoặc Bộ Y tế hoặc Bộ Quốc phòng. Thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ của các cơ quan này được quy định tại Điều 26 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 và Điều 9 Nghị định 109/2016/NĐ-CP cụ thể:
+ Nếu người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề làm việc tại cơ sở khám, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế hoặc làm việc tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Bộ khác trừ Bộ Quốc Phòng hoặc người nước ngoài làm việc khám, chữa bệnh tại Việt Nam thì nộp 1 bộ hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ của Bộ Y Tế.
+ Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề làm việc tại cơ sở khám, chữa bệnh thuộc Sở Y tế quản lý thì nộp một bộ hồ sơ tại văn phòng tiếp nhận hồ sơ của Sở Y tế.
+ Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề làm việc tại cơ sở khám, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc Phòng quản lý thì nộp một bộ hồ sơ tại văn phòng tiếp nhận hồ sơ của Bộ Quốc Phòng.
Đối với trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề được quy định tại Điều 28 Luật khám bênh, chữa bệnh năm 2009 và Điều 10 Nghị định 109/2016/NĐ-CP như sau:
Đối với trách nhiệm có quan tiếp nhận hồ sơ:
– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
+ Nếu người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề nộp hồ sơ đủ và đúng theo quy định và nộp trực tiếp tại văn phòng tiếp nhận hồ sơ, thì văn phòng tiếp nhận cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ ngay.
+ Nếu người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề nộp hồ sơ đủ và đúng theo quy định và nộp qua đường bưu điện thì sau 2 ngày tính theo dấu bưu điện đến, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ gửi phiếu tiếp nhận cho người đề nghị.
Đối với thời gian thẩm định hồ sơ:
Sau 20 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải tiến hành thẩm định hồ sơ và lập biên bản thẩm định.
+ Nếu hồ sơ hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ cấp chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 10 ngày, tính từ ngày có biên bản thẩm định cho người đề nghị.
+ Nếu hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản
+ Quá 60 ngày mà người đề nghị không chủ động gửi hồ sơ, tài liệu để sửa đổi, bổ sung từ khi có văn bản yêu cầu của cơ quan tiếp nhận thì hồ sơ của người đề nghị sẽ bị loại. Nếu người đề nghị muốn xin cấp chứng chỉ hành nghề thì sẽ làm lại từ đầu, bắt đầu từ khâu chuẩn bị hồ sơ và nộp.
Đối với thời gian tối đa để cấp chứng chỉ hành nghề y sĩ, bác sĩ:
Tối đa là 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế phải cấp chứng chỉ hành nghề y sĩ, bác sĩ;
Đối với trường hợp cần xác minh đối với người nước ngoài, người việt nam định cư ở nước ngoài được đào tạo ở nước ngoài, được nước ngoài cấp chứng chỉ hành nghề thì thời gian cấp chứng chỉ hành nghề sẽ kéo dài hơn nhưng tối đa không quá 180. Nếu không cấp chứng chỉ hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản, nêu lý do cụ thể cho người đề nghị biết.
Mục lục bài viết
1. Trình tự thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề y
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi làm việc ở bệnh viện ở Thanh Hóa được 10 năm. Hiện nay tôi đã nghỉ việc ở Thanh Hóa và đang định cư ở thành phố Hồ Chí Minh. Tôi có ý định muốn thành lập phòng khám tư nhân do mình quản lý ở thành phố Hồ Chí Minh, nhưng tôi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề y. Vậy tôi phải cần những thủ tục gì để được cấp chứng chỉ hành nghề. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Về trình tự thực hiện thì người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề nộp hồ sơ tại Sở Y tế sau đó Sở Y tế tiếp nhận và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đề nghị và xem xét, thẩm định hồ sơ để cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Trường hợp đủ hồ sơ và điều kiện theo quy định sẽ cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế phải có văn bản thông báo cho người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề để hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp không đủ điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề, Sở Y tế sẽ có văn bản trả lời và nêu lý do.
Bạn có thể gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại trụ sở Sở Y tế. Trong đó hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề (theo mẫu);
– Bản sao (có chứng thực) văn bằng hoặc giấy chứng nhận trình độ chuyên môn đối với lương y hoặc giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) cấp;
– Giấy xác nhận quá trình thực hành;
– Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc xác nhận của thủ trưởng đơn vị nơi công tác;
– Phiếu lý lịch tư pháp (chỉ áp dụng khi Bộ trưởng Bộ Tư pháp có hướng dẫn triển khai thực hiện theo quy định của Luật lý lịch tư pháp);
– Hai ảnh 04 x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn;
Sau khi nộp hồ sơ, hồ sơ của bạn sẽ được xem xét và giải quyết trong thời hạn không quá 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Không quá 180 ngày đối với trường hợp cần xác minh người được đào tạo ở nước ngoài hoặc có chứng chỉ hành nghề do nước ngoài cấp.
2. Các hành vi bị cấm trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi, theo quy định về khám chữa bệnh hiện nay những trường hợp nào bị cấm đối với đối tượng hành nghề này? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định các hành vi bị cấm liên quan đến việc thực hiện khám chữa bệnh như sau:
“1. Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh
2. Khám bệnh, chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hành nghề, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động.
3. Hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động, trừ trường hợp cấp cứu.
4. Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hoạt động.
5. Người hành nghề bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức, trừ bác sỹ đông y, y sỹ đông y, lương y và người có bài thuốc gia truyền.
6. Áp dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật y tế chưa được công nhận, sử dụng thuốc chưa được phép lưu hành trong khám bệnh, chữa bệnh.
7. Quảng cáo không đúng với khả năng, trình độ chuyên môn hoặc quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động; lợi dụng kiến thức y học cổ truyền hoặc kiến thức y khoa khác để quảng cáo gian dối về phương pháp chữa bệnh, thuốc chữa bệnh.
8. Sử dụng hình thức mê tính trong khám bệnh, chữa bệnh.
9. Người hành nghề sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc có nồng độ cồn trong máu, hơi thở khi khám bệnh, chữa bệnh.
10. Vi phạm quyền của người bệnh; không tuân thủ các quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh; lạm dụng nghề nghiệp để xâm phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể người bệnh; tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh.
11. Gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người hành nghề.
12. Ngăn cản người bệnh thuộc diện chữa bệnh bắt buộc vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cố ý thực hiện chữa bệnh bắt buộc đối với người không thuộc diện chữa bệnh bắt buộc.
13. Cán bộ, công chức, viên chức y tế thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành bệnh viện tư nhân hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo
14. Đưa, nhận, môi giới hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh”.
Như vậy, tất cả các chủ thể phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật đảm bảo cho quá trình cũng như hoạt động khám chữa bệnh.
3. Hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề y của người nước ngoài tại Việt Nam
Tóm tắt câu hỏi:
Dear Sir/Mdm, I am a Singaporean doctor and wish to apply for a medical practice licence in Vietnam. May I know what are the documents that are required? What are your charges for this services? Thanks and regards, Dr Ong Kian Soon
Dịch:
Thưa ông / bà, Tôi là một bác sĩ Singapore và muốn áp dụng cho một thực hành y tế giấy phép tại Việt Nam. Tôi có thể biết các tài liệu được yêu cầu là gì? chi phí cho dịch vụ này là gì? Trân trọng cảm ơn, Tiến sĩ Ong Kian Ngay?
Luật sư tư vấn:
Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam đối với người nước ngoài theo quy định tại Điều 19 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 như sau:
“1. Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
a) Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận là lương y;
c) Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
2. Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
3. Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
4. Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
5. Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 23 của Luật này.
6. Có lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại xác nhận.
7. Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp theo quy định của pháp luật về lao động.”
Do đó, nếu bạn có đủ các điều kiện nêu trên thì bạn sẽ được cấp giấy chỉ hành nghề y tại Việt Nam.
Thành phần hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 41/2011/TT-BYT bao gồm như sau:
“- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
– Bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn (văn bằng chuyên môn do tổ chức nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch ra tiếng Việt, bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam);
– Giấy xác nhận quá trình thực hành (Giấy xác nhận quá trình thực hành do tổ chức nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch ra tiếng Việt, bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam);
– Giấy chứng nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc giấy chứng nhận sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc giấy chứng nhận đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh;
– Bản sao có chứng thực giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp;
– Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện cấp;
– Hai ảnh 4x6cm được chụp lên trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn.
Theo quy định tại Luật khám chữa bệnh năm 2009 và Điều 7 Thông tư 41/2011/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ đối với người hành nghê và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người nước ngoài được quy định như sau:
Bước 1: Công dân đi thực hiện thủ tục hành chính cần chuẩn bị hồ sơ hợp lệ theo quy định.
Bước 2:
– Công dân nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa, Sở Y tế hoặc Cục quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế
– Cán bộ tiếp nhận hồ sơ và gửi cho người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Phiếu tiếp nhận hồ sơ;
– Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề để hoàn chỉnh hồ sơ;
-Trường hợp người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đã bổ sung hồ sơ nhưng không đúng với yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo cho người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề để tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 3: Công dân nhận kết quả theo Phiếu tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận một cửa, Sở Y tế.
* Thời hạn giải quyết: 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
4. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề y
Tóm tắt câu hỏi:
Xin Luật sư cho tôi hỏi. Tôi tốt nghiệp bác sỹ tháng 10/2010, làm việc tại Trung tâm điều trị và nuôi dưỡng bệnh nhân tâm thần, liên tục từ đó đến nay là sáu năm. Hiện nay tôi muốn xin cấp chứng chỉ hành nghề tại cơ sở. Nhưng bên cấp chứng chỉ hành nghề nói rằng tôi chưa đủ điều kiên để cấp chứng chỉ hành nghề. Vậy xin luật sư tư vấn giúp tôi chưa đủ ở điều kiện gì?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 quy định như sau:
“Điều 17. Người xin cấp chứng chỉ hành nghề.
1.Bác sỹ, y sỹ.
….
Điều 18. Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam.
1. Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
a) Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận là lương y;
c) Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
2. Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
3. Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
4. Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Để được cấp chứng chỉ hành nghề bạn cần đáp ứng các điều kiện theo quy định trên và bên cạnh đó bạn cần phải có xác nhận quá trình thực hành theo Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 như sau:
“Điều 24. Xác nhận quá trình thực hành.
1. Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
a) 18 tháng thực hành tại bệnh viện, việc nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sĩ;
2. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản về quá trình thực hành cho người đã thực hành tại cơ sở của mình, bao gồm nội dung về thời gian, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.”
Xác nhận về thời gian thực hành đối với bác sỹ được hưỡng dẫn tại Điều 16 Thông tư 41/2011/TT-BYT quy định như sau:
“Điều 16. Xác nhận về thời gian thực hành.
1.Xác nhận về thời gian thực hành đối với bác sỹ:
a) Đối với bác sỹ đã thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 01/01/2012:
– Nếu có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 18 tháng liên tục tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì được xác nhận có đủ thời gian thực hành;
– Nếu có thời gian khám bệnh, chữa bệnh chưa đủ 18 tháng liên tục tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thời gian đã thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 01/01/2012 được tính là thời gian thực hành (xác định từ thời điểm ký kết hợp đồng lao động hoặc có quyết định tuyển dụng) và phải tiếp tục thực hành đến khi đủ 18 tháng để được xác nhận có đủ thời gian thực hành;
– Nếu đã có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 18 tháng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng sau đó đã không tiếp tục thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian 02 năm tính đến ngày nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề thì không phải thực hành lại nếu có giấy chứng nhận cập nhật kiến thức y khoa liên tục. Trường hợp không có giấy chứng nhận cập nhật kiến thức y khoa liên tục thì phải thực hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh;”
Luật sư tư vấn về cấp chứng chỉ hành nghề y qua tổng đài:1900.6568
Theo quy định trên nếu bạn là bác sỹ có thời gian 18 tháng khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện hoặc việc nghiên cứu có giường bệnh thì bạn đủ điều kiện xác nhận quá trình thực hành.
Vì thông tin bạn đưa ra không đầy đủ nên nếu bạn đáp ứng đủ các điều kiện theo Điều 18 nêu trên và có xác nhận quá trình thực hành thì bạn đủ điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề. Trường hợp không biết rõ nguyên nhân bạn không đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề thì bạn có thể liên hệ trực tiếp Giám đốc Sở Y Tế để làm rõ vấn đề này.