Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần phát hiện, ngăn chặn và kịp thời xử lý hành vi vi phạm pháp luật, không để xảy ra tình trạng bỏ lọt tội phạm. Dưới đây là quy định của pháp luật về trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự.
Mục lục bài viết
1. Trình tự giải quyết khiếu nại trong tố tụng hình sự:
Hoạt động khiếu nại và tố cáo trong tố tụng hình sự đóng vai trò vô cùng quan trọng, đảm bảo cho hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện một cách đúng đắn, kịp thời phát hiện hành vi vi phạm và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Trình tự giải quyết khiếu nại trong hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT. Cụ thể như sau:
(1) Bắt đầu kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền của mình và đáp ứng đầy đủ điều kiện thụ lý, trong khoảng thời gian giải quyết khiếu nại theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, cơ quan có thẩm quyền và người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cần phải tiến hành thủ tục thụ lý và thực hiện theo quy trình như sau:
-
Ban hành văn bản yêu cầu người khiếu nại trình bày đầy đủ nội dung khiếu nại, cung cấp đầy đủ thông tin có liên quan, giấy tờ, tài liệu, chứng cứ để làm rõ nội dung khiếu nại; đồng thời yêu cầu người bị khiếu nại giải trình bằng văn bản về quyết định tố tụng, hành vi tố tụng bị khiếu nại và cung cấp đầy đủ bằng chứng, chứng cứ, thông tin, giấy tờ, tài liệu liên quan đến những nội dung bị khiếu nại;
-
Kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ của quyết định tố tụng, hành vi tố tụng, quyết định giải quyết khiếu nại bị khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, đánh giá, nếu nhận thấy đáp ứng đầy đủ căn cứ giải quyết và không cần phải xác minh thêm nội dung khiếu nại thì người giải quyết khiếu nại cần phải ra quyết định giải quyết ngay. Ngược lại, trong trường hợp nhận thấy cần phải xác minh nội dung khiếu nại, thì người giải quyết khiếu nại cần phải tự mình xác minh hoặc cũng có thể ra quyết định phân công người tiến hành xác minh nội dung khiếu nại theo quy định của pháp luật. Người được phân công xác minh nội dung khiếu nại cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ xây dựng kế hoạch xác minh nội dung trình lên người có thẩm quyền phê duyệt;
-
Trực tiếp áp dụng biện pháp hoặc đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng một số biện pháp cần thiết nhằm mục đích ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra trên thực tế;
-
Trong trường hợp kết quả xác minh nội dung khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại còn mâu thuẫn với nhau, có nhiều nội dung khác nhau, nếu nhận thấy cần thiết thì người giải quyết khiếu nại cần phải tổ chức hoạt động đối thoại với người khiếu nại, người bị chống lại, cơ quan, tổ chức và các cá nhân có liên quan để trực tiếp làm rõ nội dung khiếu nại phục vụ cho quá trình giải quyết;
-
Khi thời hạn xác minh nội dung khiếu nại đã hết, tuy nhiên nội dung xác minh đó chưa được xác minh đầy đủ thì người giải quyết khiếu nại sẽ xem xét để ra quyết định gia hạn thời gian xác minh. Thời hạn gia hạn xác minh sẽ không được phép vượt quá thời hạn giải quyết khiếu nại trên thực tế;
-
Kết thúc việc xác minh, người được phân công xác minh bắt buộc phải có văn bản giải trình, báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại và đưa ra một số phương án giải quyết;
-
Ban hành quyết định giải quyết khiếu nại. Trong trường hợp người khiếu nại có đơn rút khiếu nại thì chủ thể có thẩm quyền cần phải ban hành quyết định đình chỉ quá trình giải quyết khiếu nại.
(2) Quá trình giải quyết khiếu nại bắt buộc phải được lập hồ sơ. Thành phần hồ sơ giải quyết khiếu nại thông thường bao gồm:
-
Đơn khiếu nại hoặc biên bản ghi nhận đầy đủ nội dung khiếu nại;
-
Văn bản thông báo thụ lý khiếu nại;
-
Văn bản giải trình của người bị khiếu nại;
-
Quyết định phân công thực hiện hoạt động xác minh, kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại đã được chủ thể có thẩm quyền phê duyệt;
-
Biên bản làm việc với người khiếu nại, làm việc với người bị khiếu nại, với cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân có liên quan đến nội dung khiếu nại;
-
Thông tin, giấy tờ, tài liệu, chứng cứ đã thu thập được trên thực tế;
-
Kết quả giám định và biên bản tổ chức hoạt động đối thoại, nếu có;
-
Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
-
Quyết định giải quyết khiếu nại;
-
Quyết định đình chỉ việc giải quyết khiếu nại;
-
Các loại giấy tờ, tài liệu khác có liên quan.
Lưu ý thêm, thành phần hồ sơ giải quyết khiếu nại bắt buộc phải được đánh số bút lục theo thứ tự tài liệu, giấy tờ và được lưu trữ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, căn cứ theo các Điều 475, Điều 476 và Điều 477 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định thời hạn để cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong tố tụng hình sự là 07 ngày.
2. Trình tự giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự:
Trình tự giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT. Cụ thể như sau:
(1) Được tính bắt đầu kể từ ngày nhận được đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, trong khoảng thời hạn giải quyết tố cáo theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, cơ quan có thẩm quyền hoặc người có thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo cần phải thực hiện theo quy trình như sau:
-
Kiểm tra điều kiện thụ lý đơn tố cáo theo quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT;
-
Ban hành quyết định xác minh đầy đủ nội dung trong đơn tố cáo. Trong trường hợp người giải quyết tố cáo không trực tiếp tiến hành thủ tục xác minh thì cần phải ra quyết định phân công cá nhân có thẩm quyền tiến hành xác minh nội dung tố cáo. Người được phân công xác minh nội dung tố cáo cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ xây dựng kế hoạch xác minh nội dung tố cáo để trình lên cá nhân có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;
-
Làm việc trực tiếp với người tố cáo, yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin, giấy tờ, tài liệu, bằng chứng và chứng cứ để làm rõ nội dung tố cáo. Trong trường hợp không có khả năng làm việc trực tiếp với người tố cáo vì lý do khách quan hoặc trở ngại khác thì cần phải có văn bản yêu cầu người tố cáo cung cấp đầy đủ giấy tờ, thông tin, tài liệu, bằng chứng và chứng cứ để làm rõ nội dung tố cáo đó;
-
Làm việc trực tiếp với người bị tố cáo, yêu cầu người bị tố cáo giải trình về những nội dung tố cáo và cung cấp đầy đủ thông tin, giấy tờ, tài liệu, bằng chứng và chứng cứ liên quan đến nội dung bị tố cáo. Trong trường hợp giải trình của người bị tố cáo chưa đầy đủ, chưa rõ thông tin, tài liệu, chứng cứ do người bị tố cáo cung cấp chưa hợp lý, chưa đầy đủ thì cần phải yêu cầu người bị tố cáo tiếp tục giải trình, tiếp tục cung cấp thông tin, bằng chứng, chứng cứ, giấy tờ và tài liệu để làm rõ các vấn đề có liên quan;
-
Ban hành văn bản yêu cầu cơ quan, cá nhân, tổ chức cung cấp đầy đủ thông tin, giấy tờ, tài liệu, bằng chứng và chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo. Trong trường hợp cần thiết, người xác minh có thể trực tiếp làm việc với cơ quan, cá nhân, tổ chức có liên quan để tiến hành hoạt động thu thập thông tin, giấy tờ, tài liệu và bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo đó;
-
Trực Tiếp áp dụng biện pháp cần thiết hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền áp dụng một số biện pháp cần thiết nhằm mục đích ngăn chặn kịp thời hành vi tố cáo trong việc gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, lợi ích của tổ chức, tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của các cá nhân;
-
Khi thời hạn xác minh nội dung tố cáo đã hết, tuy nhiên nội dung xác minh vẫn chưa được thực hiện xong, chưa được thu thập đầy đủ thì người giải quyết tố cáo cần phải xem xét để ra quyết định gia hạn thời gian xác minh. Tuy nhiên thời hạn gia hạn xác minh sẽ không được phép vượt quá thời hạn giải quyết tố cáo;
-
Kết thúc quá trình xác minh, người được phân công nhiệm vụ xác minh cần phải có văn bản báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo gửi đến chủ thể có thẩm quyền và đưa ra một số phương án giải quyết;
-
Ban hành quyết định giải quyết tố cáo.
(2) Quá trình giải quyết tố cáo bắt buộc phải được lập hồ sơ. Thành phần hồ sơ giải quyết tố cáo thông thường bao gồm:
-
Đơn tố cáo hoặc biên bản ghi nội dung tố cáo;
-
Thông báo về việc thụ lý đơn tố cáo;
-
Quyết định phân công quá trình xác minh, kế hoạch xác minh nội dung trong đơn tố cáo;
-
Văn bản giải trình về hành vi bị tố cáo của người bị tố cáo;
-
Biên bản làm việc với người tố cáo, làm việc với người bị tố cáo, cơ quan hoặc cá nhân có liên quan đến nội dung tố cáo;
-
Thông tin, giấy tờ, tài liệu, bằng chứng, chứng cứ đã thu thập được trong quá trình xác minh;
-
Kết quả giám định, nếu có;
-
Văn bản báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo, quyết định giải quyết tố cáo;
-
Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
Lưu ý thêm, thành phần hồ sơ giải quyết tố cáo bắt buộc phải được đánh số bút lục theo đúng thứ tự tài liệu, giấy tờ và được lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thời hạn giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự sẽ được thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 481 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Theo đó: Thời hạn giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật không được vượt quá 30 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày nhận được tố cáo. Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo sẽ có thể kéo dài thêm, tuy nhiên không được phép vượt quá 60 ngày.
3. Những ai có quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự?
3.1. Người có quyền khiếu nại trong tố tụng hình sự:
Căn cứ theo quy định tại Điều 469 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về người có quyền khiếu nại trong hoạt động tố tụng hình sự. Theo đó: Cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ thể có quyền khiếu nại quyết định tố tụng, hành vi tố tụng của cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có đầy đủ căn cứ cho rằng quyết định tố tụng hoặc hành vi tố tụng đó là trái quy định pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi của mình.
3.2. Người có quyền tố cáo trong tố tụng hình sự:
Người có quyền tố cáo trong hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện theo quy định tại Điều 478 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015: Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan có thẩm quyền hoặc người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có quyền tiến hành thủ tục nào trong trường hợp hành vi đó gây thiệt hại hoặc có khả năng đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền lợi hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác trong xã hội.
THAM KHẢO THÊM: