Khi có quyết định bán doanh nghiệp nhà nước thì bên doanh nghiệp giao bán phải thực hiện các bước nêu trong Điều 8 Nghị định 109/2008/NĐ-CP “Trình tự bán doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp.
Khi có quyết định bán doanh nghiệp nhà nước thì bên doanh nghiệp giao bán phải thực hiện các bước nêu trong Điều 8 Nghị định 109/2008/NĐ-CP “Trình tự bán doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp:
1. Việc chuẩn bị bán doanh nghiệp, gồm: thông báo về việc bán doanh nghiệp; chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ pháp lý của doanh nghiệp.
2. Xây dựng, phê duyệt phương án bán doanh nghiệp, gồm: kiểm kê, đối chiếu, phân loại tài sản và nợ; lập báo cáo tài chính và phương án xử lý tài sản, tài chính và nợ; xây dựng phương án sắp xếp lao động; xác định giá trị doanh nghiệp; xây dựng phương án bán, xác định giá bán tối thiểu và phương thức bán, dự kiến chi phí tổ chức thực hiện bán doanh nghiệp; phê duyệt phương án bán, xử lý tài sản, tài chính, công nợ, lao động. Trường hợp dự kiến số thu từ việc bán doanh nghiệp không đủ bù đắp chi phí thực hiện bán doanh nghiệp (trường hợp người mua kế thừa nợ) hoặc không đủ chi phí và trả các khoản nợ (trường hợp người mua không kế thừa nợ) thì phải chuyển sang hình thức giao hoặc giải thể, phá sản.
3. Xử lý tài sản, tài chính, công nợ, lao động.
4. Tổ chức bán doanh nghiệp.
5. Phê duyệt kết quả bán; lập báo cáo tài chính doanh nghiệp tại thời điểm bàn giao cho người mua; ký kết hợp đồng; thanh toán; bàn giao tài sản, sổ sách và các hồ sơ liên quan cho người mua; thông báo về việc hoàn thành bán doanh nghiệp.
6. Đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp sau khi bán.
Theo sự sắp xếp mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước tiến hành thông báo về việc bán doanh nghiệp. Sau đó tiến hành xử lý tài sản và tài chính khi bán doanh nghiệp quy định tại Điều 10, các khoản dôi dư hay mất mát tổn thất đều được xem xét, xác định rõ trách nhiệm và yêu cầu bồi thường. Các chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước phải hạch toán được số tài sản của mình theo giá trị thực tế để tăng vốn nhà nước. Doanh nghiệp xác định các khoản nợ, có trách nhiệm thu hồi đến hạn trước khi bán và huy động các nguồn vốn để trả nợ. Đối với các khoản nợ phải thu còn lại và trả thì tùy theo điều kiện mua bán có kế thừa nợ hoặc không sẽ được xử lý theo Điều 11 quy định rõ.
Tiếp sau đó, doanh nghiệp xác định giá bán theo Điều 12, giá bán doanh nghiệp được xác định theo nguyên tắc: không thấp hơn tổng giá trị phần vốn nhà nước hoặc tổng giá trị doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có từ 02 người mua trở lên phải bán theo một trong hai phương thức: đấu giá kế thừa toàn bộ số lao động còn lại và đấu giá không kế thừa lao động. Đơn đăng ký mua doanh nghiệp và tiền đặt cọc phải nộp chậm nhất 5 ngày làm việc trước ngày thực hiện bán đấu giá, mức tiền đặt cọc bằng 10% giá khởi điểm. Người mua doanh nghiệp thanh toán trong thời hạn quy định tại hợp đồng mua bán, nhưng tối đa không quá 01 năm kể từ thời điểm hợp đồng mua bán doanh nghiệp được ký, trong đó lần đầu phải thực hiện trong thời hạn 01 tháng và thanh toán không dưới 70% giá bán…và phải lập biên bản đấu giá và gửi tới Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp. Nhưng nếu như cuộc đấu giá không thành công thì cũng phải lập biên bản đấu giá không thành theo quy định Điều 13 quy định tổ chức bán doanh nghiệp theo phương thức đấu giá.
Nếu chỉ có một đơn đăng kí mua doanh nghiệp hợp lệ được chấp thuận thì tổ chức có thẩm quyền quyết định bán doanh nghiệp theo phương thức bán thỏa thuận trực tiếp. Người mua và người bán đưa ra phương án thỏa thuận, trao đổi trực tiếp về các vấn đề của doanh nghiệp và đưa ra các quyết định trình lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quyết định bán quy định tại Điều 14 tổ chức bán doanh nghiệp theo phương thức trực tiếp. Đối với doanh nghiệp không có người đăng ký mua hoặc nhận giao doanh nghiệp thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp; trường hợp lâm vào tình trạng phá sản thì Giám đốc doanh nghiệp phải làm đơn đề nghị Toà án mở thủ tục giải quyết phá sản…
Sau khi tiến hành bán doanh nghiệp theo phương thức đấu giá hoặc thỏa thuận trực tiếp thì tiến hành phê duyệt và kí hợp đồng mua bán theo quy định Điều 15 phê duyệt kết quả bán, ký hợp đồng, bàn giao, thanh toán, thông báo về việc hoàn thành bán doanh nghiệp. Điều 15 có quy định rõ thời hạn để xem xét và phê duyệt quyết định bán. Và người mua doanh nghiệp phải tiến hành đặt cọc và trả tiền. Người mua doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp trả tiền một lần sau khi mua được giảm giá tối đa là 5% giá bán không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất nhưng không vượt quá số vốn chủ sở hữu hiện có tại doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp… theo quy định tại Điều 27 chính sách đối với người mua trả tiền ngay và thanh toán không dưới 70% giá bán trong thời hạn 1 tháng.
Hợp đồng mua bán công ti nói chung và mua bán công ty nhà nước nói riêng là một chế định pháp lý mới. Tuy nhiên các quy định về loại hợp đồng này rất sơ sài. Theo khoản 3 Điều 15 quy định “Hợp đồng mua bán doanh nghiệp bao gồm các nội dung chính sau:
a) Tên, địa chỉ, số tài khoản của doanh nghiệp được bán;
b) Tên, địa chỉ, số tài khoản (nếu có) của người mua doanh nghiệp;
c) Giá bán doanh nghiệp;
d) Các cam kết của người mua và người bán doanh nghiệp;
đ) Phương thức chuyển giao tài sản, thanh toán tiền mua doanh nghiệp, thời hạn bàn giao doanh nghiệp;
e) Xử lý các vấn đề phát sinh, tranh chấp hợp đồng.
Kèm theo hợp đồng là bản kê tài sản, công nợ (nếu có) mà người mua và người bán đã thỏa thuận.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Trong một số trường hợp có quyền yêu cầu điều chỉnh hợp đồng mua, bán công ty, bộ phận công ty. Theo thời hạn thỏa thuận tại hợp đồng, Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp phải tổ chức việc bán doanh nghiệp cho người mua. Khi bàn giao số lượng và thực trạng tài sản của công ty, bộ phận công ty không đúng với số lượng và thực trạng tài sản đã ghi trong hợp đồng mua, bán thì người mua có quyền yêu cầu điều chỉnh hợp đồng đã kí cho khớp với số lượng và thực trạng tài sản của công ty, bộ phận công ty.
Sau khi hoàn tất các thủ tục bán công ty thì Điều 16 quy định quản lý và sử dụng số tiền bán doanh nghiệp. Ngoài ra sau khi bán doanh nghiệp còn phải giải quyết vấn đề người lao động và cán bộ quản lý được quy định trong Điều 17 Nghị định 109/2008/NĐ-CP. Khi bán công ty, bộ phận của công ty, người lao động được chia những khoản sau:
– Số dư bằng tiền của Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi được chia cho người lao động đang làm việc theo số năm làm việc thực tế tại công ty trước khi bán công ty.
– Trường hợp người mua chỉ cam kết tiếp tục sử dụng 50% số lao động hiện có của công ty thì cơ quan quyết định bán công ty có thể bán lại các tài sản thuộc công trình phúc lợi: nhà trẻ, nhà mẫu giáo, bệnh xa và các tài sản phúc lợi khác hình thành từ quỹ khen thưởng, phúc lợi cho người mua cồn ty hoặc cho tổ chức, cá nhân khác để chia cho số lao động hiện có trong công ty.
Điều 29 Thẩm quyền quyết định bán, giao doanh nghiệp là Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Hội đồng quản trị tổng công ty nhà nước, công ty mẹ quyết định hoặc phân cấp, ủy quyền cho Tổng giám đốc quyết định bán đối với những bộ phận doanh nghiệp mà giá trị tài sản còn lại của bộ phận doanh nghiệp đó không vượt quá mức 50% tổng giá trị tài sản còn lại trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp được công bố tại quý gần nhất.Giám đốc công ty không có Hội đồng quản trị quyết định bán đối với những bộ phận doanh nghiệp mà giá trị tài sản còn lại của bộ phận doanh nghiệp đó không vượt quá mức 30% tổng giá trị tài sản còn lại trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp được công bố tại quý gần nhất. Đó là những cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, tuy nhiên ở từng trường hợp doanh nghiệp nhà nước khác nhau lại quy định cơ quan có thẩm quyền riêng. “Căn cứ vào Đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và điều kiện quy định tại Điều 2 Nghị định này.
1. Thủ tướng Chính phủ ủy quyền Hội đồng quản trị tổng công ty nhà nước, công ty mẹ do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập quyết định: giao công ty thành viên hạch toán độc lập; bán công ty thành viên hạch toán độc lập, đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty, công ty mẹ, bộ phận phụ thuộc công ty thành viên hạch toán độc lập có giá trị tài sản vượt quá 50% tổng giá trị tài sản còn lại trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp được công bố tại quý gần nhất.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Quyết định bán, giao đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập, kể cả các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập, đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của tổng công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chưa chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước;
b) Quyết định bán đối với những bộ phận của doanh nghiệp do mình quyết định thành lập chưa chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước mà giá trị tài sản còn lại của bộ phận doanh nghiệp đó vượt quá 30% tổng giá trị tài sản còn lại trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp được công bố tại quý gần nhất (nếu doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) hoặc vượt quá 50% tổng giá trị tài sản còn lại trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp được công bố tại quý gần nhất (nếu doanh nghiệp có Hội đồng quản trị).
3. Hội đồng quản trị tổng công ty nhà nước, công ty mẹ quyết định hoặc phân cấp, ủy quyền cho Tổng giám đốc quyết định bán đối với những bộ phận doanh nghiệp mà giá trị tài sản còn lại của bộ phận doanh nghiệp đó không vượt quá mức 50% tổng giá trị tài sản còn lại trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp được công bố tại quý gần nhất.
4. Giám đốc công ty không có Hội đồng quản trị quyết định bán đối với những bộ phận doanh nghiệp mà giá trị tài sản còn lại của bộ phận doanh nghiệp đó không vượt quá mức 30% tổng giá trị tài sản còn lại trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp được công bố tại quý gần nhất.”
Trong quá trình thực hiện hợp đồng có ủy ban giám sát được đặt ra để giám sát các bên thực hiện đúng các điều khoản. Nếu có tranh chấp xảy ra được giải quyết theo Điều 52 khiếu nại, tố cáo và Điều 53 xử lý vi phạm được quy định tại Nghị định 109/2008/NĐ-CP chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Nhận thức chung về hợp đồng mua bán doanh nghiệp
– Xử lý số lượng cố phần không bán hết khi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước tiến hành cổ phần hóa
– Nguyên tắc bán, giao doanh nghiệp
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí