Kết hôn và ly hôn là một trong những quyền cơ bản của công dân, tuy nhiên khi thực hiện thì cần phải đáp ứng được những điều kiện nhất định. Vậy cho em 16 tuổi đang mang bầu có được thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn hay không?
Mục lục bài viết
1. Trẻ 16 tuổi mang bầu có đăng ký kết hôn được không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định cụ thể và yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính trong quá trình kết hôn nói chung. Cụ thể như sau:
– Đáp ứng đầy đủ độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật, cụ thể là nam từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bị ép buộc hoặc lừa dối dưới bất kỳ hình thức nào;
– Các chủ thể tham gia vào quá trình kết hôn không bị mất năng lực hành vi dân sự, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
– Việc kết hôn không thuộc một trong những trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định của pháp luật. Cụ thể bao gồm:
+ Kết hôn giả tạo;
+ Tảo hôn, có hành vi cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
+ Người đang có vợ, người đang có chồng mà kết hôn với người khác, hoặc người chưa có vợ hoặc người chưa có chồng tuy nhiên kết hôn với người đã có vợ hoặc người đã có chồng;
+ Kết hôn giữa những người cùng dòng máu trực hệ, kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời, giữa những người có mối quan hệ như cha mẹ nuôi với con ruột, giữa những người từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, kết hôn giữa cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ hoặc mẹ kế với con riêng của chồng.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong quan hệ hôn nhân gia đình. Cụ thể như sau:
– Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo trái quy định của pháp luật;
– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở quá trình kết hôn tự nguyện và tiến bộ, lừa dối kết hôn;
– Những người đang có vợ hoặc đang có chồng tuy nhiên kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác, những người chưa có vợ hoặc chưa có chồng tuy nhiên kết hôn hoặc chung sống với người đang có vợ hoặc người đang có chồng;
– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời, giữa những người có mối quan hệ là cha mẹ với con nuôi, đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ hoặc mẹ kế với con riêng của chồng.
Theo đó thì có thể nói, trẻ em 16 tuổi đang mang bầu chưa đủ tuổi để đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình. Hay nói cách khác, trẻ em 16 tuổi dù đang mang bầu hay không mang bầu, thì cũng không thể đăng ký kết hôn.
2. Kết hôn với trẻ em 16 tuổi đang mang bầu sẽ bị xử phạt như thế nào?
Theo như phân tích nêu trên thì có thể nói, trẻ em 16 tuổi đang mang thai không đủ điều kiện để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn. Vì vậy người nào có hành vi kết hôn với trẻ em 16 tuổi, dù đang mang bầu và không đang mang bầu cũng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 58 của
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi tổ chức lấy vợ, tổ chức lấy chồng cho những người chưa đủ độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình;
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái quy định của pháp luật đối với những người chưa đáp ứng đầy đủ độ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án.
Như vậy có thể nói, theo khoản 1 Điều 58 của
3. Thẩm quyền xử phạt hành vi kết hôn với trẻ em 16 tuổi đang mang bầu:
Căn cứ theo quy định tại Điều 83 của Nghị định 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, có quy định cụ thể về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp. Cụ thể như sau:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp và hôn nhân gia đình, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 3.000.000 đồng;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 15.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp và hôn nhân gia đình, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền nêu trên, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp và hôn nhân gia đình, phạt tiền lên đến 40.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp hợp tác xã, phạt tiền lên đến 50.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, tước chứng chỉ hành nghề hoặc giấy chứng nhận đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ được phát lại hoặc thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết.
Theo như phân tích nêu trên thì có thể nói, người nào có hành vi kết hôn với trẻ em 16 tuổi chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình có thể bị phạt tiền với mức cao nhất là 3.000.000 đồng. Vì vậy thẩm quyền xử phạt trong trường hợp này sẽ thuộc về chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Nghị định 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.