Thực trạng hiện nay cho thấy, trong những năm vừa qua số lượng các vụ việc liên quan đến thiệt hại do súc vật gây ra ngày càng gia tăng. Dưới đây là những quy định của pháp luật về tranh chấp bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra.
Mục lục bài viết
1. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra:
Hiện nay trên thực tế, có nhiều trường hợp gia súc và súc vật thả rông gây thiệt hại cho những người xung quanh. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra đã trở nên phổ biến và không còn quá xa lạ trong đời sống. Quá trình giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra (một loại tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng) sẽ phải trải qua những giai đoạn cơ bản sau đây:
Bước 1: Người có thiệt hại trên thực tế sẽ cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ khởi kiện trong trường hợp này sẽ bao gồm các loại giấy tờ cơ bản sau đây: Đơn khởi kiện theo mẫu do pháp luật quy định, giấy tờ tùy thân của người khởi kiện như chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, các loại tài liệu có liên quan tới nội dung của vụ việc, các văn bản và tài liệu chứng minh thiệt hại đã xảy ra trên thực tế và chứng minh mức độ thiệt hại do súc vật gây ra, các giấy tờ và tài liệu chứng minh lỗi của các bên và chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa lỗi của một trong các bên với thiệt hại thực tế xảy ra, các chứng cứ và tài liệu chứng minh mặc dù mình đã áp dụng nhiều biện pháp khắc phục cần thiết nhưng vẫn không ngăn chặn được thiệt hại đó, các bản kê khai nộp kèm theo đơn khởi kiện, biên lai nộp tiền tạm ứng lệ phí hoặc nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp không được miễn án phí theo quy định của pháp luật … và các loại giấy tờ khác khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ nêu trên thì người bị hại sẽ nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này được xác định là tòa án nhân dân. Sau đó thì tòa án sẽ tiếp nhận đơn và hồ sơ khởi kiện, thông báo nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của pháp luật. Có thể nộp hồ sơ khởi kiện trực tiếp tại tòa án hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 3: Đương sự nộp biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó thẩm phán phụ trách ra quyết định thụ lý vụ án và gửi thông báo thụ lý tới các đường sự và viện kiểm sát cùng cấp theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Các bên đường sự có văn bản trình bày ý kiến đối với nội dung khởi kiện của nguyên đơn trong thời gian 15 ngày làm việc, được tính kể từ ngày nhận được thông báo. Sau đó chủ thể có thẩm quyền sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên có thể nói, mức bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Và trong trường hợp các bên có tranh chấp thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết theo như phân tích nêu trên. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm sẽ được xác định căn cứ theo quy định tại Điều 589 của Bộ luật dân sự năm 2015 bao gồm những thiệt hại như: Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, các chi phí hợp lý để ngăn chặn và khắc phục thiệt hại, các lợi ích gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản … và các thiệt hại khác do pháp luật quy định. Bên cạnh đó trong trường hợp dẫn đến hậu quả chết người thì chủ súc vật đó phải bồi thường thiệt hại do súc vật của mình gây ra căn cứ theo quy định tại Điều 591 của Bộ luật dân sự năm 2015 bao gồm thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, các chi phí phục vụ cho quá trình mai táng, tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại phải có nghĩa vụ cấp dưỡng, và các thiệt hại khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, nếu súc vật gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên thì sẽ áp dụng quy định của pháp luật căn cứ theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật hình sự năm 2015 về tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Tùy từng trường hợp khác nhau mà chủ của vật nuôi thú cưng gây thiệt hại cho người khác sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Căn cứ bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra:
Theo những nội dung lý luận, súc vật là loài súc vật có sự gần gũi với con người. Trong suốt vòng đời của mình, súc vật thường chấp nhận sự kiểm soát của con người. Súc vật thường chỉ gây thiệt hại khi chủ sở hữu của loại súc vật này hoặc chủ thể được giao chiếm hữu, sử dụng không quản lý loại tài sản này một cách chặt chẽ. Theo quy định của điều 603 của Bộ luật Dân sự năm 2015 khi súc vật gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại thường được xác định cho chủ sở hữu và các chủ thể bị suy đoán là có lỗi trong hoạt động quản lý loại súc vật này.
Thứ nhất, về điều kiện làm phát sinh thiệt hại. Trong trường hợp này nguyên nhân gây thiệt hại là do hoạt động nội tại của súc vật. Trường hợp súc vật gây thiệt hại dưới sự điều khiển của con người thì lúc này không phải súc vật gây thiệt hại mà là hành vi của con người gây thiệt hại. Súc vật nhận tin hiệu và làm theo yêu cầu, mệnh lệnh của người điều khiển gây thiệt hại do đó súc vật chỉ là công cụ, phương tiện gây thiệt hại.
Thứ hai, về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường do súc vật gây ra. Theo quy định của Điều 603 của Bộ luật Dân sự năm 2015 khi súc vật gây thiệt hại, chủ thể có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm:
– Chủ sở hữu tài sản. Chủ sở hữu súc vật phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây thiệt hai là khi chủ sở hữu súc vật đang trực tiếp quản lý tài sản này Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định chủ sở hữu súc vật phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bất kể chủ thể này có lỗi trong việc quản lý loại động sản này hay không.
Ví dụ: A đi chăn trâu để trâu ăn lúa nhà B, B nhìn thấy trâu ăn lúa nhưng không xua đuổi mà để mặc trâu ăn lúa và yêu cầu A bồi thường. Trong trường hợp này, A không phải bồi thường toàn bộ thiệt hại thực tế. Khi xem xét ai là chủ sở hữu tài sản, ai là người được chủ sở hữu chuyển giao quyền chiếm hữu chúng ta cần tìm đến những giao dịch hoặc căn cứ xác lập quyền chiếm hữu của từng chủ thể để xác định chụ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
– Người chiếm hữu, sử dụng súc vật. theo quy định tại khoản 1, Điều 603 của Bộ luật Dân sự năm 2015 chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra ngoài chủ sở hữu còn có người chiếm hữu, sử dụng súc vật. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật ở đây được hiểu là người nhận chuyển giao từ chủ sở hữu súc vật thông qua các hợp đồng thuê, hợp đồng mượn súc vật, hợp đồng thuê khoán súc vật … Trong thời gian khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ súc vật những chủ thể này có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra, trừ trường hợp các bên có thòa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác;
– Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người thứ ba. Theo quy định của khoản 2 Điều 603 của Bộ luật Dân sự năm 2015, người thứ ba ở đây được xác định không phải là chủ sở hữu, không phải là người được chủ sở hữu chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự, nhưng người thừ ba lại có hành vi tác động, thúc đẩy súc vật gây thiệt hại thì chủ thể này phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Ví dụ: A đi qua nhà B, thấy chó nhà B đang bị xich lai, A ném đá, trêu chó khiến con chó giật xích và xồng ra đường căn C A phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho C vi trong trường hợp này B đã quản lý, xich con chó trong nhà, B không có lỗi trong việc quản lý tài sản của mình;
– Người chiếm hữu, sử dụng súc vật trái pháp luật. Theo quy định của khoản 3 Điều 603 của Bộ luật Dân sự năm 2015, người chiếm hữu và sử dụng trái pháp luật là người xác lập quyền chiếm hữu không dựa trên các căn cứ luật định cụ thể là khoản 1 điều 165 của Bộ luật Dân sự năm 2015. Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật súc vật sẽ phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra, trừ trường hợp chủ sở hữu có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thi phải liên đới bồi thường thiệt hại. Ví dụ: B không nhất chó trong nhà cần thận mà thường xuyên thả rông khiến A dễ dàng bắt trộm được chó, trong quá trình A vận chuyển chó của B đi bán, con chó gây thiệt hại cho C, theo quy định của pháp luật A và B phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
3. Bản chất của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra là một lại trách nhiệm pháp lý, mang đầy đủ các đặc trưng chung của trách nhiệm dân sự. Bên cạnh đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cũng có thể được xem là một loại chế tài được áp dụng đối với chủ thể đã có lỗi trong việc quản lý, vận hành để súc vật gây thiệt hại. Tuy nhiên, chủ sở hữu và người chiếm hữu, người sử dụng và người có tác động khiến tài sản gây thiệt hại sẽ phải bồi thường ngay cả khi không có lỗi. Do vậy sẽ rất khó để khẳng định tránh nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra là chế tài được áp dụng cho hành vi vi phạm pháp luật của chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản … Việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra nói riêng nhằm bù đắp những tổn thất mà người bị thiệt hại đã phải gánh chịu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra được xác lập cho chủ sở hữu, người chiếm hữu súc vật … thực chất được xác lập trên cơ sở nguyên tắc chủ thể được hưởng lợi từ tài sàn đồng thời phải gánh chịu những rủi ro do tài sản gây ra. Thông qua đó, việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cũng nhăm nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ sở hữu, người có nghĩa vụ phải quản lý tài sản. Chủ sở hữu và người quản lý tài sản phải có nghĩa vụ trông coi tài sản không được để tài sản của mình gây thiệt hại cho chủ thể khác. Để súc vật không gây thiệt hại, chủ sở hữu súc vật, người quản lý súc vật phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa, khắc phục thiệt hại. Các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra nói chung và trách nhiệm bởi thường thiệt hại do súc vật nói riêng là nền tảng cơ sở pháp lý quan trong để giải quyết các tranh chấp có liên quan đến thiệt hại do súc vật gây ra.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật Dân sự năm 2015;
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.