Hiện nay, có nhiều cá nhân lợi dụng việc vay nợ của người cho vay mà không trả lại các khoản đã vay. Vậy khi phát hiện người vay tiền có hành vi chiếm đoạt tài sản của mình thì bên cho vay có thể làm đơn ra có làm đơn ra UBND xã được không?
Mục lục bài viết
1. Tranh chấp vay nợ có làm đơn ra UBND xã được không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:
Hợp đồng vay nợ tài sản đó là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó thì bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đã đến hạn trả,thì bên vay sẽ phải hoàn trả lại cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Theo đó, thì hợp đồng vay tài sản đó là sự thỏa thuận giữa các bên. Và khi đến hạn trả, thì bên vay sẽ phải hoàn trả lại cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Đối với trường hợp khi bên mượn nợ cố tình không trả lại khoản tiền vay thì bên cho mượn sẽ tiến hành thủ tục khởi kiện để đòi lại tiền.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
– Những tranh chấp về dân sự sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong đó có:
+ Tranh chấp về quyền sở hữu và những quyền khác đối với tài sản.
+ Tranh chấp về giao dịch dân sự hoặc hợp đồng dân sự.
Bên cạnh đó, thì căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện như sau:
– Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
+ Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;”
Cũng tại căn cứ khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ như sau:
– Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ sẽ được xác định như sau:
+ Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu trường hợp bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
Như vậy, đối chiếu quy định trên, thì tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản
Như vậy, đối với trường hợp vay nợ của bạn thì khi có tranh chấp giải quyết trên cơ sở thỏa thuận, thương lượng giải quyết vấn đề. Nếu trường hợp không giải quyết được bạn được quyền khởi kiện nộp đơn tại tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú. So đó, UBND cấp xã sẽ không có thẩm quyền để giải quyết đối với trường hợp vay nợ của bạn.
2. Vay tiền không trả phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Hiện nay, có nhiều trường hợp vay tiền mà không trả được theo thời hạn đã thoả thuận giữa các bên. Khi đó thì bên vay đã vi phạm về nghĩa vụ dân sự với bên có quyền được nhận tiền (bên cho vay) theo quy định tại Điều 351 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Theo đó, khi vi phạm thì bên vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm đối với những hậu quả do hành vi vi phạm của mình gây ra. Việc vay tiền mà không trả được có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không thì còn phải phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và hoàn cảnh cụ thể.
Việc vay tiền mà không trả được thì có thể giải quyết tranh chấp dân sự tại Toà án nơi có thẩm quyền hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản tuỳ vào điều kiện, dấu hiệu cụ thể của hành vi. Cụ thể như sau:
2.1. Giải quyết tranh chấp dân sự tại Toà án khi vay tiền không trả:
Việc vay nợ đó là sự kiện pháp lý được phát sinh trong lĩnh vực dân sự. Theo đó, thì các bên khi cho vay nợ thông thường sẽ phải ký kết hợp đồng vay trong dân sự và sẽ giải quyết tranh chấp bằng việc thoả thuận và khi không thể tự thoả thuận được với nhau thì các bên giải quyết tranh chấp tại Toà án nhân dân có thẩm quyền.
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì Toà án nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền để giải quyết sơ thẩm đối với những tranh chấp về dân sự. Bên cạnh đó, thì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì đói với việc xác định thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ sẽ là Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về dân sự. Theo quy định nêu trên thì khi xét thấy người vay tiền không thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo thời hạn đã thoả thuận thì bên cho vay sẽ có thể khởi kiện để yêu cầu Toà án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn (bên vay) cư trú hoặc làm việc để giải quyết.
Như vậy, căn cứ theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 189 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2018 thì khi khởi kiện ra Toà án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú để giải quyết tranh chấp hợp đồng vay thì bên nguyên đơn sẽ phải chuẩn bị hồ sơ gồm đầy đủ giấy tờ, tài liệu sau:
– Đơn khởi kiện để yêu cầu giải quyết tranh chấp trong Hợp đồng vay tài sản;
– Các tài liệu, chứng cứ để chứng minh về quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm như: Hợp đồng vay tài sản, hình ảnh chứng minh.
2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự khi vay tiền không trả:
Khi vay tiền mà nợ không trả được nếu trường hợp đủ căn cứ để cấu thành tội phạm và truy cứu trách nhiệm hình sự thì người vay tiền sẽ vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Lạm dụng tín nhiệm để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản sẽ được xác định là người phạm tội lợi dụng hình thức vay, mượn hoặc thuê tài sản của người khác hoặc khi nhận được tài sản của người khác rồi sau đó cố tình sử dụng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến khả năng không thể tả lại tài sản. Theo đó, thì hành vi lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản được thực hiện với hành vi cố ý với mục đích chiếm đoạt được tài sản.
Như vậy, việc bên vay cố tình vay, mượn tiền hoặc tài sản của bên cho vay với mục đích là chiếm đoạt tài sản đó hoặc sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp mà không có khả năng để thực hiện nghĩa vụ trả lại tài sản thì sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản.
Tuy nhiên, hiện nay trên thực tế thì một số người khi đi vay, mượn tài sản rồi bỏ trốn nhưng đối với việc chứng minh người đó bỏ đi để kiếm tiền trả nợ hay bỏ đi nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản hay không lại là vấn đề vướng mắc, khó có thể xác định. Khi xác định rõ được mục đích của người vay, mượn tài sản là chiếm đoạt tài sản thì khi đó bên cho vay có thể gửi đơn tố cáo đến cơ quan Công an cấp quận/ huyện nơi bên vay tiền cư trú, làm việc để được giải quyết đòi lại quyền lợi cho mình.
3. Đơn khởi kiện hợp đồng vay tài sản bao gồm những nội dung chính nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2018 quy định hình thức, nội dung đơn khởi kiện như sau:
– Ngày, tháng, năm mà người khởi kiện làm đơn khởi kiện;
– Tên Tòa án nơi nhận đơn khởi kiện;
– Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện nếu trường hợp là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Đối với trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
– Tên, nơi cư trú, nơi làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ nếu trường hơpj là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
– Tên, nơi cư trú, nơi làm việc của người bị kiện là nếu trường hợp là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Đối với trường hợp không rõ nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
– Tên, nơi cư trú, nơi làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Đối với trường hợp không rõ về nơi cư trú, hoặc làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
– Những căn cứ mà người khởi kiện cho rằng mình bị xâm phạm về quyền và nghĩa vụ, những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
– Họ và tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
– Các danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
Theo đó, thì đơn khởi kiện hợp đồng vay tài sản bao gồm những nội dung trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.