Tranh chấp phần đất được tặng cho có kênh mương chung. Giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định hiện hành.
Tranh chấp phần đất được tặng cho có kênh mương chung. Giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định hiện hành.
Tóm tắt câu hỏi:
Ông nội tôi có 6 công đất, Khoang tren 30 nam về trước, ông nội tôi có cho cha tôi 2 công đất. Đất cha tôi nằm cặp bờ kinh khai nước ra vào để làm ruộng, 4 công con lại ông nội làm, ông nội tôi lúc đó có đào đường nước trên 2 công ruộng cho cha tôi để dẫn nước từ đất nội xuống kinh, nhưng thấy cũng không cần thiết nên nội tôi cho cha tôi luôn đường nước này,khi làm giấy tờ đất cha tôi làm luôn phần đường nước này của cha tôi, đó là cách đây hơn 30 năm về trước, năm 2004 nội tôi mất, cho 4 công đất của nội cho chú tôi, chú tôi làm ruộng vẫn khai nước qua ruộng cha tôi bình thường,năm 2011 chú tôi còn kí tên đồng ý cho cha tôi đứng tên cả phần đất và phần đường nước. mọi chuyện xuất phát từ hiện nay chú tôi muốn bán 4 công đất của chú tôi, chú tôi đòi cha tôi phải trả lại phần đường nước trước đây đã ban ra. Cha tôi nói vẫn cho người mua đất chú tôi khai nước nhờ chứ không đồng ý tách đất trả. Chú tôi làm đơn thưa cha tôi, địa phương ở nơi tôi ở xử cha tôi phải tách giấy tờ đất ra trả lại phần đất đường nước cho chú tôi, cũng xin nói thêm chú tôi quen biết hết và cũng thân với mấy chú làm ở địa phương. Cha toi khong đồng ý và sắp tới là cấp trên sẽ giải quyết. Xin cho tôi được hỏi theo luật đất đai chú tôi thưa cha tôi là đúng hay sai, cha tôi có quyền không tách giấy trả lại phần đường nước đó là đúng hay sai. Rất mong được sự tư vấn. Tôi xin thành thật biết ơn rất nhiều.?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Theo như bạn trình bày, bố của anh nhận tặng cho diện tích đất của ông nội; đã thực hiện thủ tục đăng ký sang tên đăng ký quyền sở hữu quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Theo Luật đất đai 2013 quy định thì:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
…
16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
…”.
Bố của bạn đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liên với đất theo quy trình và cơ sở hợp pháp; đây là cơ sở được Nhà nước công nhận. Người sở hữu tài sản sẽ được pháp luật bảo vệ.
Nếu tranh chấp xảy ra, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liến với đất là chứng cứ quan trọng để UBND xã; Hội đồng xét xử xem xét khi tiến hành hòa giải tại UBND xã hoặc ra phán quyết khi giải quyết tranh chấp. Hơn nữa chú của bạn cũng đã ký giấy thỏa thuận giữa hai bên đồng ý cho cha anh đứng tên một phần diện tích đất đó. Trong trường hợp này người chú không có cơ sở để đòi lại phần diện tích đất đó, tại thời điểm này, cha của bạn có thể tiến hành khiếu nại về quyết định yêu cầu tách thửa của cán bộ địa phương và tiến hành trình tự tranh chấp đất đai theo pháp luật quy định.
>>> Luật sư tư vấn pháp
Theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013 và Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai quy định về hòa giải tranh chấp đất đai. về hòa giải tranh chấp đất đai:
"1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất."
Các bên tranh chấp có quyền tự hòa giải, thông qua hòa giải, thông qua hòa giải ở cơ sở hoặc yêu cầu Uỷ ban nhân dân cấp xã hòa giải tranh chấp. Trong trường hợp của bạn, hai bên có thể hòa giải, bạn nêu những căn cứ chứng minh quyền sử dụng đất đối với diện tích bị chồng lấn, hai bên có thể đi đến thống nhất và yêu cầu Ủy ban nhân dân xã làm lại giấy chứng nhận quyền sở hữu đất cả hai bên.
UBND cấp xã thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giả quyết tranh chấp đất đai.
Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp 1 trong bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ 2 thì được coi là việc hòa giải không thành.
Trong trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành, mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải: UBND cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tiếp theo.
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
Theo Điều 203 Luật đất đai:
"2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự; "
"3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;"
Do đó, gia đình bạn có quyền làm đơn khởi kiện Toàn án nhân dân cấp huyện để giải quyết tranh chấp.