Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập. Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân. Thuê giám đốc cho doanh nghiệp.
Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập. Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân. Thuê giám đốc cho doanh nghiệp.
Tóm tắt câu hỏi:
Ngày 20/4/2012, A là chủ một DNTN, đã ký một hợp đồng thuê B làm giám đốc quản lý và điều hành DN. Ngày 22/7/2015, B đại diện cho DNTN ký hợp đồng với công ty TNHH X mua một lô hàng trị giá 500 triệu đồng, hai bên thoả thuận thanh toán vào ngày 15/8/2015. Ngày 10/8/2015 A đã huỷ bỏ hợp đồng thuê B làm giám dốc DNTN vì B mắc một số vi phạm cam kết trong hợp đồng; Vì vậy ngày 15/8/2015, đại diện công ty X đến gặp B và yêu cầu B thanh toán tiền hàng, B không đồng ý trả vì cho rằng mình chỉ là người làm thuê cho A. Đại diện công ty đến gặp A yêu cầu thanh toán số tiền trên, nhưng A không chịu thanh toán với lý do hợp đồng đó do B ký kết mà không hỏi ý kiến của A. Hãy xác định cách giải quyết vụ việc trên.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Điều 185
"1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Theo quy định trên, chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, A là chủ doanh nghiệp tư nhân có thể thuê B làm giám đốc.
Cần xác định rõ phạm vi đại diện của B là như thế nào? A thuê B thực hiện những công việc gì? Do đó sẽ chia các trường hợp như sau:
Nếu hợp đồng A đã ký mà A không có quyền đại diện xác lập, thực hiện thì sẽ xử lý theo quy định tại Điều 145 Bộ luật dân sự 2005:
– Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người đại diện hoặc người được đại diện đồng ý. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện phải thông báo cho người được đại diện hoặc người đại diện của người đó để trả lời trong thời hạn ấn định; nếu hết thời hạn này mà không trả lời thì giao dịch đó không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, nhưng người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện.
– Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch.
Nếu hợp đồng A đã ký do A xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì sẽ xử lý theo quy định tại Điều 146 Bộ luật dân sự 2005 như sau:
– Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người được đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối; nếu không được sự đồng ý thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện.
– Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.
– Trong trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.