Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa do một bên không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
Tóm tắt câu hỏi:
X là một công ty chuyên kinh doanh trang thiết bị văn phòng ở một tỉnh miền núi yêu cầu Y là công ty kinh doanh cùng mặt hàng giao cho X 100 bộ bàn ghế văn phòng có kiểu dáng như X đã từng mua của Y theo những hợp đồng trước đã ký kết và thực hiện xong vào 1 ngày xác định qua 1 bức thư mà trong đó không nói đến giá cả, chất lượng, điểm giao hàng và phương thức thanh toán. Y không trả lời và không giao hàng. X đòi khởi kiện và dẫn chứng: trong hợp đồng trước đã có nói tới điều khoản ” Y sẵn sàng cung cấp những mặt hàng được ghi trong hợp đồng này vào bất cứ thời điểm nào khi nhận được yêu cầu cụ thể của X với điều kiện X phải trả thêm cho mỗi đơn vị hàng hóa 0,1% giá cả của đơn vị hàng hóa đó trong lần giao hàng theo hợp đồng này”, Y lập luận hợp đồng nói trên đã chấm dứt vào thời điểm giao hàng lần cuối cùng theo hợp đồng đó và hợp đồng này chỉ lập ra trong các lần mua bán đó. Y cùng cho rằng điều khoản mà X dẫn chiếu rất mập mờ không thể hiện ý chí cụ thể các điểm chính của việc mua bán như giá cả, chất lượng, phương thức thanh toán…X cho rằng mình đã trả thêm 0,1% nên có quyền đòi hỏi như vậy. tranh chấp nói trên được khởi kiện ra tòa, vậy ai sẽ là người thắng kiện, trách nhiệm của bên vi phạm sẽ như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Điều 24 Luật Thương mại 2005 về Hình thức
1.
2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
Theo quy định này thì hình thức
Y không trả lời lại đề nghị giao kết hợp đồng của X. Điều 404 Khoản 2 “Bộ luật dân sự 2015” : “Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết”.
Tuy nhiên, cũng không thể chỉ dựa vào sự im lặng để kết luận về việc hợp đồng có được giao kết không. Mà xét trong thực tiễn vụ việc này giữa Công ty X và Công ty Y đã từng kí kết và thực hiện hoạt động mua bán bàn ghế văn phòng nhiều lần trước đó.
”Công ty X yêu cầu Y là công ty kinh doanh cùng mặt hàng giao cho X 100 bộ bàn ghế văn phòng có kiểu dáng như X đã từng mua của Y theo những hợp đồng trước đã ký kết và thực hiện xong vào 1 ngày xác định qua 1 bức thư mà trong đó không nói đến giá cả, chất lượng, điểm giao hàng và phương thức thanh toán”.
Hơn nữa trong hợp đồng trước đã có nói tới điều khoản “ Y sẵn sàng cung cấp những mặt hàng được ghi trong hợp đồng này vào bất cứ thời điểm nào khi nhận được yêu cầu cụ thể của X với điều kiện X phải trả thêm cho mỗi đơn vị hàng hóa 0,1% giá cả của đơn vị hàng hóa đó trong lần giao hàng theo hợp đồng này“
Như vậy,có thể thấy rằng trong yêu cầumà công ty X gửi cho công ty Y có các nội dung về mặt hàng, số lượng hàng hóa. Nhưng không nói đến vấn đề giá cả, chất lượng, địa điểm và phương thức giao hàng. Tuy nhiên giữa hai bên đã có thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập.
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của pháp luật. ( Điều 12 Luật Thương mại)
Như vậy, trong yêu cầu mà X đưa ra thì những vấn đề về giá cả, chất lượng, địa điểm và phương thức giao hàng có thể coi là được thực hiện theo thói quen thương mại giữa hai bên và sự im lặng của Y làm cho X sẽ hiểu là hàng vẫn sẽ được giao như những hợp đồng trước đó.
Vậy Y lập luận hợp đồng nói trên đã chấm dứt vào thời điểm giao hàng lần cuối cùng theo hợp đồng đó và hợp đồng này chỉ lập ra trong các lần mua bán đó. Y cũng cho rằng điều khoản mà X dẫn chiếu rất mập mờ không thể hiện ý chí cụ thể các điểm chính của việc mua bán như giá cả, chất lượng, phương thức thanh toán.
Với những căn cứ nêu trên thì có thể thấy rằng lập luận của Y sẽ là không hợp lý, không có căn cứ pháp luật và không được chấp nhận khi giải quyết tranh chấp.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Khi các bên đưa tranh chấp nêu trên ra
Thứ nhất, Bên vi phạm sẽ phải chịu một trong các loại chế tài trong thương mại (Điều 292 Luật Thương Mại )
– Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
-Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
– Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
– Huỷ bỏ hợp đồng.
– Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.
Thứ hai, bên vi phạm có thể bị phạt vi phạm hợp đồng nếu có căn cứ tại Điều 300 Luật Thương Mại “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này”.
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.
Thứ ba, bên vi phạm sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên kia nếu có căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Điều 303. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:
1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;
2. Có thiệt hại thực tế;
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
Chuyên viên tư vấn: Phạm Thị Hạnh