Trong những năm gần đây, việc tàu hàng phải di chuyển qua nhiều quốc gia khác nhau dẫn đến phát sinh nhiều vấn đề pháp lý tranh chấp tàu biển. Có nhiều trường hợp không may xảy ra như tàu bị đắm, bị va chạm gây thiệt hại đến hàng hóa giao dịch và thương nhân gây ra nhiều tranh chấp trong thực tiễn.
Mục lục bài viết
1. Tranh chấp hàng hải là gì?
Tranh chấp hàng hải được hiểu là các tranh chấp phát sinh liên quan đến hoạt động hàng hải theo Điều 337 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015.
Hiện nay, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta đang diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam đã tích cực tham gia các cơ chế song phương và đa phương về hợp tác quốc tế, đặc biệt là ở trong lĩnh vực thương mại hàng hải. Nhằm mục đích để kinh tế biển nhanh chóng trở thành ngành mũi nhọn, việc nâng cao hiểu biết của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp về tranh chấp hàng hải quốc tế hiện nay là cần thiết và cấp bách. Các tranh chấp về hàng hải quốc tế có thể giải quyết thông qua hình thức thương lượng, hòa giải, giải quyết tại cơ quan
2. Giải quyết tranh chấp hàng hải:
Theo Điều 338
“1. Các bên liên quan có thể giải quyết tranh chấp hàng hải bằng thương lượng, thỏa thuận hoặc khởi kiện tại Trọng tài hoặc
2. Tranh chấp hàng hải được Trọng tài hoặc Tòa án giải quyết theo thẩm quyền, thủ tục do pháp luật quy định.”
Như vậy, dựa trên nguyên tắc giải quyết tranh chấp hàng hải ta nhận thấy, theo Điều 337 và Điều 338 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định: tranh chấp hàng hải là các tranh chấp phát sinh liên quan đến hoạt động hàng hải. Để giải quyết tranh chấp hàng hải, các bên liên quan có thể tiến hành bằng con đường thương lượng, thỏa thuận hoặc khởi kiện tại trọng tài hoặc tòa án có thẩm quyền. Tranh chấp hàng hải được trọng tài hoặc tòa án giải quyết theo thẩm quyền, thủ tục do pháp luật quy định. Tranh chấp hàng hải ở Việt Nam hiện tại được giải quyết theo quy định của
– Thương lượng, thoả thuận được hiểu là việc đàm phán, thỏa thuận giữa hai bên xảy ra tranh chấp nhằm mục đích để giải quyết xung đột cũng như xây dựng mối quan hệ tiến bộ, hài hòa và ổn định.
– Theo khoản 1 Điều 2
Đối với trường hợp hợp đồng có ít nhất một bên là tổ chức, cá nhân là người nước ngoài thì các bên tham gia hợp đồng sẽ có thể thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài hoặc tòa án ở nước ngoài. Trong trường hợp khi mà các bên liên quan đến tranh chấp hàng hải đều là tổ chức, cá nhân nước ngoài và các bên đã có thỏa thuận bằng văn bản giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Việt Nam thì Trọng tài Việt Nam sẽ có quyền giải quyết đối với tranh chấp hàng hải đó theo đúng quy định của pháp luật, ngay cả khi nơi xảy ra tranh chấp là ở ngoài lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, ta nhận thấy, pháp luật Việt Nam đã công nhận khả năng đưa vụ tranh chấp hàng hải có yếu tố nước ngoài ra giải quyết bằng trọng tài hoặc tòa án ở nước ngoài và bên cạnh đó cũng đã đưa ra quy định đối với trường hợp khi một bên hoặc các bên nước ngoài lựa chọn trọng tài Việt Nam để giải quyết tranh chấp hàng hải có yếu tố nước ngoài trong trường hợp tranh chấp đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.
3. Thực tế giải quyết tranh chấp liên quan đến hàng hải quốc tế ở Việt Nam:
Thực tiễn giải quyết đối với các tranh chấp liên quan đến hàng hải quốc tế ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều điểm bất cập. Về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hiện nay ở nhiều nước đã có các trung tâm trọng tài hàng hải có uy tín lớn trong việc giải quyết các tranh chấp hàng hải quốc tế nói chung và tranh chấp liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển nói riêng. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam chưa thành lập riêng Ban trọng tài hàng hải. Việc giải quyết đối với các tranh chấp thương mại hàng hải ở Việt Nam hiện nay vẫn ở mức độ khiêm tốn. Thực tiễn cho thấy có quá ít các tranh chấp thương mại hàng hải có yếu tố nước ngoài đang giải quyết tại các Trung tâm trọng tài Việt Nam.
Ngoài ra thì hiện nay trình độ của các trọng tài viên của Việt Nam còn có những hạn chế. Cụ thể là những hạn chế về ngoại ngữ, kiến thức trong lĩnh vực thương mại hàng hải quốc tế cũng như những kinh nghiệm thực tiễn trong việc giải quyết tranh chấp hàng hải quốc tế nói chung và trong lĩnh vực hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển nói riêng. Mặc dù số lượng cũng như chất lượng của đội ngũ trọng tài viên ở các Trung tâm trọng tài ngày càng được nâng cao, nhưng thực tế là năng lực giải quyết tranh chấp quốc tế ở không ít trọng tài viên còn thấp, thiếu kinh nghiệm, xét xử tranh chấp quốc tế, nói chung chưa đáp ứng được toàn diện các yêu cầu giải quyết tranh chấp ngày càng đa dạng, phức tạp.
– Việc giải quyết tranh chấp hàng hải sẽ được Tòa án giải quyết theo thẩm quyền, thủ tục do pháp luật quy định cụ thể trong các văn bản tố tụng.
Chính bởi vì vậy mà Việt Nam cần nâng cao năng lực của các thẩm phán, trọng tài viên và luật sư Việt Nam trong xét xử tranh chấp hàng hải quốc tế. Thực tiễn hiện nay, số lượng trọng tài viên có trình độ chuyên sâu về thương mại và hàng hải quốc tế rất hiếm. Ngoài ra, năng lực xét xử của đội ngũ trọng tài viên còn nhiều hạn chế, phần lớn các trọng tài viên ở các trung tâm trọng tài là làm việc kiêm nhiệm. Do vậy nên còn có ít trọng tài viên được coi là chuyên nghiệp trong hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại hàng hải quốc tế. Trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao hiệu quả xét xử của tòa án, trọng tài sẽ là yêu cầu cần thiết. Nhằm mục đích để làm được điều này thì nước ta cần phải đào tạo, bổ sung các cán bộ pháp lý giỏi về ngoại ngữ, có chuyên môn sâu về các lĩnh vực thương mại hàng hải quốc tế.
Nhà nước ta cũng cần có chính sách hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ trọng tài viên ở nước ta. Việc đào tạo đối với các trọng tài viên có thể được tiến hành ở trong nước. Theo đó, Nhà nước sẽ hỗ trợ kinh phí và mời chuyên gia nước ngoài giảng dạy nâng cao trình độ tiếng Anh và kiến thức chuyên sâu về thương mại hàng hải quốc tế cho các trọng tài viên. Việc đào tạo cũng có thể tiến hành ở nước ngoài theo hình thức trao đổi chuyên gia hoặc cho các trọng tài viên đi tu nghiệp ở nước ngoài. Bên cạnh đó, Nhà nước ta cũng cần có chính sách nhằm mục đích để có thể khuyến khích trọng tài viên Việt Nam đi theo con đường hoạt động chuyên nghiệp. Bên cạnh đó các chính sách cũng cần góp phần tạo ra môi trường hoạt động trọng tài hấp dẫn hơn, thu hút các trọng tài viên nước ngoài có tên tuổi hoạt động tại Việt Nam.
Trong giai đoạn hiện nay thì trọng tài đã trở thành phương thức được sử dụng phổ biến để giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế và hiện tại là phương thức bắt buộc phải thi hành và ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất có thể được sử dụng để thay thế cho phương thức tranh tụng tại tòa án của các quốc gia. Trong thời gian gần đây, đã có những thay đổi đối với giải quyết tranh chấp hàng hải quốc tế phản ánh sự phát triển của thương mại quốc tế và các nguyên tắc xuyên quốc gia điều chỉnh nó. Chính bởi vì những nguyên nhân này đã dẫn tới sự dịch chuyển quan trọng từ giải quyết tranh chấp tại Tòa án quốc gia đến trọng tài quốc tế, và nói riêng là trọng tài hàng hải quốc tế.
Theo Điều 339
“1. Trường hợp hợp đồng có ít nhất một bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì các bên tham gia hợp đồng có thể thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án ở nước ngoài.
2. Trường hợp các bên liên quan đến tranh chấp hàng hải đều là tổ chức, cá nhân nước ngoài và có thỏa thuận bằng văn bản giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Việt Nam thì Trọng tài Việt Nam có quyền giải quyết đối với tranh chấp hàng hải đó, ngay cả khi nơi xảy ra tranh chấp ngoài lãnh thổ Việt Nam.
3. Tranh chấp hàng hải quy định tại khoản 2 Điều này cũng có thể được giải quyết tại Tòa án Việt Nam nếu căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ giữa các bên liên quan đến tranh chấp hàng hải theo pháp luật Việt Nam hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở Việt Nam.”
Ta nhận thấy rằng, trong giai đoạn hội nhập quốc tế như hiện nay, yêu cầu cấp thiết được đặt ra đối với Việt Nam đó là cần phải tiếp tục sửa đổi bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp hàng hải quốc tế sao cho phù hợp hơn với các yêu cầu thực tiễn của Việt Nam và thực tiễn thương mại hàng hải quốc tế. Các chủ thể tham gia lĩnh vực này cũng cần hiểu biết và nắm bắt được các quy định liên quan đến giải quyết tranh chấp hàng hải quốc tế bằng phương thức trọng tài hay Toà án. Từ đó sẽ góp phần đáng kể vào việc nâng cao hiểu biết của cá nhân, tổ chức về luật hàng hải quốc tế, bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của các bên khi tham gia hoạt động hàng hải quốc tế.