Trái phiếu địa phương là trái phiếu do chính quyền địa phương phát hành. Cụ thể là trong hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Ý nghĩa của trái phiếu được thể hiện như khoản vay được thực hiện. Từ đó các khoản vốn huy động được sử dụng trong hoạt động công.
Mục lục bài viết
1. Trái phiếu địa phương là gì?
Trái phiếu địa phương hay còn được hiểu là Trái phiếu chính quyền địa phương, Trái phiếu đô thị. Với các tính chất đối với hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương tiến hành. Trái phiếu này thường được gọi là Trái phiếu Muni. Trái phiếu được phát hành trong thẩm quyền cũng như điều kiện chi tiết với các hoạt động của chủ thể quản lý nhà nước.
Số tiền thu được do phát hành trái phiếu địa phương được sử dụng vào các mục đích khác nhau. Tuy nhiên đều phản ánh chung với tính chất của dịch vụ công. Như đảm bảo cho các đầu tư mang đến lợi ích và tiềm năng lâu dài. Như xây dựng trường học, bệnh viện, đường xá giao thông của địa phương. Củng cố cho nhiều ngành cũng như lĩnh vực khác nhau.
Căn cứ pháp lý:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
11. Trái phiếu chính quyền địa phương là công cụ nợ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phát hành để huy động vốn cho ngân sách địa phương.”.
Thể hiện với công cụ nợ đối với các nhà đầu tư. Khi đó, với các nghĩa vụ đến hạn được đảm bảo thanh toán với cả gốc và lãi. Ngân sách địa phương không đảm bảo để thực hiện các nhu cầu sử dụng. Thực hiện trong các hoạt động và công việc cần phải thực hiện sẽ được đảm bảo trong tính chất khoản vay. Tuy nhiên phải xét đến các điều kiện khác trong nhu cầu vay có đảm bảo hay không.
Điều 4. Phân loại nợ công
3. Nợ chính quyền địa phương bao gồm:
a) Nợ do phát hành trái phiếu chính quyền địa phương;
Từ đó cho thấy đây là hình thức nợ công. Nhu cầu cũng như mục đích được sử dụng trong tính chất công. Hướng đến tìm kiếm lợi ích cho địa phương trong tiếp cận và phát triển kinh tế. Với các nền tảng và lợi ích hiệu quả được đáp ứng. Trước tiên là dành cho địa phương, sau là đóng góp đối với phát triển kinh tế đất nước.
Mục đích phát hành:
“Điều 49. Mục đích vay của chính quyền địa phương
1. Bù đắp bội chi của ngân sách địa phương theo quy định của
2. Vay để trả nợ gốc của ngân sách địa phương theo quy định của
Các mục đích được xác định với hai định hướng cụ thể.
– Bù đắp bội chi với các nguồn thu vào ngân sách nhà nước ổn định. Trong khi các nhu cầu được cân đối. Vừa đảm bảo các hoạt động của tổ chức. Vừa thực hiện các đầu tư cho phát triển trước mắt và lâu dài. Cho nên tính chất bội chi hoàn toàn có thể phản ánh. Trong các trường hợp này, cần thiết với các khoản vay thông qua phát hành trái phiếu được thực hiện.
Có được nguồn vốn lấp đầy các nhu cầu. Từ đó có chính sách sử dụng hiệu quả để tìm kiếm lợi ích tốt nhất. Hướng đến các tiềm năng đối với nhân dân trong các lĩnh vực hoạt động. Cũng như mang đến tác động hiệu quả đối với kinh tế đất nước.
– Trả nợ gốc của ngân sách. Các khoản vay với ngân sách nhà nước cần được đảm bảo các nghĩa vụ đến hạn. Các hoạt động đầu tư sử dụng với ngân sách được đảm bảo mang đến hiệu quả.
2. Trái phiếu địa phương tiếng Anh là gì?
Trái phiếu địa phương tiếng Anh là Municipal bonds.
3. Đặc điểm:
Các đặc điểm được quy định trong Điều 8 về Tổ chức vay theo hình thức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương:
– Mệnh giá phát hành:
Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá là một trăm nghìn (100.000) đồng. Được phát hành với số lượng trái phiếu lớn đảm bảo trong khoản vốn muốn huy động. Cũng có thể thực hiện với các mệnh giá khác trong tính chất hoạt động của tổ chức.
Các mệnh giá khác của trái phiếu chính quyền địa phương là bội số của một trăm nghìn (100.000) đồng.
– Kì hạn phát hành:
Trái phiếu chính quyền địa phương có kì hạn từ 1 năm trở lên. Xác định với khoảng thời gian đảm bảo để thực hiện hoạt động đầu tư. Thời gian tương đối giúp tham gia các nhu cầu đầu tư trung hạn hiệu quả. Khi nhận được các lợi nhuận sau đầu tư. Kì hạn cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn và điều kiện thị trường. Cũng như đảm bảo trong triển khai tốt các nhu cầu tìm kiếm lãi suất của các chủ thể đầu tư.
– Khối lượng phát hành:
Khối lượng phát hành từng đợt có sự khác nhau. Do chủ thể phát hành quyết định trong nhu cầu, khả năng gắn với quy định pháp luật. Cũng như các tiếp cận và triển khai hiệu quả để tìm kiếm lợi ích. Gắn với các lợi ích và tiềm năng xây dựng cho địa phương về các lĩnh vực khác nhau.
Căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn của địa phương. Hiệu quả với các kế hoạch được xây dựng thực tế. Cũng như khả năng huy động vốn trên thị trường. Trong uy tín và giá trị tìm kiếm được từ việc huy động. Và phải nằm trong hạn mức phát hành đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Với các điều kiện và tương ứng khả năng có thể huy động. Các giá trị được xác định cụ thể.
– Lãi suất phát hành:
“Căn cứ khung lãi suất do Bộ Tài chính
Lãi suất phát hành trái phiếu chính quyền địa phương do chủ thể phát hành quyết định cho từng đợt phát hành. Để tác động và tìm kiếm được các nhu cầu hiệu quả. Cũng như huy động được giá trị đầu tư theo mong muốn. Các nhà đầu tư căn cứ trên lợi ích họ nhận được có đảm bảo nhu cầu và mong muốn hay không. Nhưng không được vượt quá khung lãi suất do Bộ Tài chính qui định. Là khung xác định với lãi suất thực hiện trong các khoản vay của cơ quan nhà nước. Được thực hiện chi trả bằng ngân sách nhà nước tại địa phương.
– Phát hành trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường vốn trong nước. Từ đó mà phạm vi thực hiện cũng như tính chất tiếp cận nhà đầu tư được ràng buộc. Mang đến hiệu quả tìm kiếm nhà đầu tư trong nước. Cũng như không trao đến các quyền lợi đầu tư cho các thị trường bên ngoài. Vì đây là hoạt động huy động vốn của một địa phương trong một quốc gia.
Đăng ký, lưu ký và niêm yết trái phiếu:
Thực hiện tại Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam. Là cơ quan quản lý và tiến hành các quyền liên quan. Được niêm yết, giao dịch tập trung tại Sở Giao dịch Chứng khoán theo yêu cầu của chủ thể phát hành. Từ đó có được địa điểm cho các nhu cầu tiếp cận dễ dàng, hiệu quả hơn. Các chủ thể tham gia và phản ánh nhu cầu của mình ở cơ quan quản lý nhà nước.
Quy trình đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch trái phiếu chính quyền địa phương được áp dụng quy trình đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ.
Áp dụng như quy trình thực hiện của trái phiếu Chính phủ.
4. Phương thức phát hành:
– Phương thức đấu thầu phát hành:
Đấu thầu được thực hiện với một tổ chức làm chủ và thực hiện đấu thầu. Tìm kiếm các nhà đầu tư phù hợp với các quyền và nghĩa vụ như với thỏa thuận.
“Trái phiếu chính quyền địa phương được tổ chức phát hành theo phương thức đấu thầu tại tổ chức thực hiện đấu thầu công cụ nợ Chính phủ. Nguyên tắc tổ chức đấu thầu, hình thức đấu thầu, đối tượng tham gia đấu thầu, quy trình thủ tục tổ chức đấu thầu, phương thức xác định kết quả đấu thầu, phương thức thanh toán tiền mua trái phiếu được áp dụng theo quy định về phát hành công cụ nợ Chính phủ theo phương thức đấu thầu;”
Thực hiện theo phương thức đấu thầu, mang đến ý nghĩa của phát hành các công cụ nợ của Chính phủ. Đảm bảo thực hiện theo quy định chung trong các phương thức tiếp cận và thực hiện công việc. Để đảm bảo tìm kiếm các nhà thầu phù hợp, mang đến lợi ích tốt nhất trong tìm kiếm, huy động vốn.
– Phương thức bảo lãnh phát hành.
Thực hiện bảo lãnh với uy tín của các tổ chức. Qua đó mà nhà đầu tư quan tâm đến lợi ích an toàn có thể tìm kiếm.
“Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc tổ chức được ủy quyền đàm phán trực tiếp với tổ chức bảo lãnh chính để thống nhất về khối lượng, điều kiện, điều khoản của trái phiếu (kỳ hạn, lãi suất phát hành, ngày phát hành, ngày thanh toán tiền mua trái phiếu, giá bán trái phiếu), chi phí bảo lãnh và các nội dung liên quan khác. Quy trình tổ chức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo phương thức bảo lãnh phát hành thực hiện theo quy trình bảo lãnh phát hành công cụ nợ của Chính phủ.”
Chủ thể thực hiện thẩm quyền: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc tổ chức được ủy quyền.
Tổ chức thực hiện bảo lãnh cũng được quy định cụ thể theo nội dung luật. Để đảm bảo các khả năng và uy tín thực hiện bảo lãnh. Trong đó, hoạt động này vẫn được thực hiện trong bản chất phát hành công cụ nợ của Chính phủ. Từ đó huy động nguồn vốn hiệu quả để sử dụng trong hoạt động nhà nước.
Như vậy:
Được thực hiện với quy định cho các hình thức. Từ đó mang đến các trách nhiệm cần đảm bảo hiệu quả. Từ đó xác định đúng chủ thể và nghĩa vụ tương ứng. Mang đến hiệu quả và nghĩa vụ xác định với tổ chức. Nội dung này xác định theo Điều 51 Luật Quản lý nợ công năm 2017. Điều 51. Hình thức vay của chính quyền địa phương.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Quản lý nợ công năm 2017;
– Nghị định số 93/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về quản lý nợ của chính quyền địa phương.