Trách nhiệm vận hành xử lý nước thải tại nhà chung cư. Không sửa chữa hệ thống xử lý nước thải có vi phạm không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật Dương Gia Hiện tại Chung cư có hệ thống xử lý nước thải đã bị hư hỏng nhiều năm, nên dùng bơm trực tiếp ra cống chung TP. Cho mình hỏi: Nếu không sửa chữa hệ thống xử lý nước thải có vi phạm không ? Nếu vi phạm mức phạt là bao nhiêu ? Mong Luật Dương Gia giải đáp giùm mình. Cảm ơn
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
Nghị định 38/2015/NĐ – CP ngày 24 tháng 04 năm 2015
Nghị định 80/2014/NĐ – CP ngày 06 tháng 08 năm 2014
Nghị định 155/2016/NĐ – CP ngày 18 tháng 11 năm 2016
2. Nội dung tư vấn:
Dựa theo thông tin bạn cung cấp thì hiện nay, chung cư có hệ thống xử lý nước thải đã bị hư hỏng nhiều năm, nên đã dùng bơm trực tiếp ra cống chung của thành phố. Trường hợp này để xác định việc không sửa chữa hệ thống xử lý nước thải có bị vi phạm không thì cần phải xem xét các phương diện sau:
Hiện nay, theo quy định thì các khu chung cư, khu dân cư mới được xác định là những dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, xây dựng khu dân cư và là đối tượng phải đánh giá tác động môi trường, xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo quy định tại mục II Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ – CP. Hạng mục này cũng là điều kiện đủ để được cấp giấy phép xây dựng và nghiệm thu hoàn công công trình. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 37 Nghị định 38/2015/NĐ – CP thì:
“Điều 37. Thu gom, xử lý nước thải
…
2. Các khu đô thị, khu dân cư tập trung, tòa nhà cao tầng, tổ hợp công trình dịch vụ, thương mại phải có hệ thống thu gom nước mưa và thu gom, xử lý nước thải theo quy hoạch và tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật.”
Từ căn cứ nêu trên cho thấy, khi thực hiện dự án xây dựng nhà chung cư thì chủ đầu tư phải thực hiện việc xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải theo đúng quy hoạch và quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng hệ thống công trình.
Khi đầu tư xây dựng nhà chung cư thì chủ đầu tư sẽ phải có trách nhiệm trong quản lý, vận hành hệ thống thoát nước thải theo quy định tại Điều 22 Nghị định 80/2014/NĐ – CP, theo đó:
“Điều 22. Quản lý, vận hành hệ thống thoát nước thải
1. Quản lý, vận hành hệ thống thoát nước thải bao gồm các nhà máy xử lý nước thải, trạm bơm, tuyến cống áp lực, công trình đầu mối, điểm đấu nối, tuyến cống thu gom, chuyển tải đến nhà máy xử lý nước thải, các điểm xả… phải tuân thủ các quy trình quản lý, vận hành đã được phê duyệt.
2. Nội dung quản lý, vận hành thoát nước thải bao gồm:
a) Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình đầu mối, công trình trên mạng lưới thoát nước; độ kín, lắng cặn tại các điểm đấu nối, hố ga và tuyến cống nhằm bảo đảm khả năng hoạt động liên tục của hệ thống, đề xuất các biện pháp thay thế, sửa chữa, nạo vét, bảo trì và kế hoạch phát triển hệ thống thoát nước;
b) Định kỳ thực hiện quan trắc chất lượng nước thải trong hệ thống thoát nước phù hợp với pháp luật về bảo vệ môi trường;
c) Thiết lập quy trình quản lý, vận hành hệ thống thoát nước thải bảo đảm yêu cầu về kỹ thuật quản lý, vận hành theo quy định;
d) Đề xuất các phương án phát triển hệ thống thoát nước thải theo lưu vực.
3. Trong trường hợp hệ thống thoát nước là hệ thống thoát nước chung thì việc quản lý hệ thống thoát nước được thực hiện như quy định tại Điều 20 và Khoản 1 Điều này.”
Việc kiểm tra định kỳ, thiết lập các quy trình quản lý, đánh giá chất lượng công trình hệ thống xử lý nước thải là một trong những nội dung quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải mà chủ đầu tư, hoặc ban quản lý nhà chung cư có trách nhiệm thực hiện. Việc sửa chữa, khắc phục của các hệ thống thoát nước thải được xác định là một trong những nội dung bảo hành nhà ở của chủ đầu tư xây dựng nhà ở chung cư theo quy định tại khoản 3 Điều 85
Do vậy, khi nhà chung cư có hệ thống xử lý nước thải bị hư hỏng nhiều năm thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm đầu tư, sửa chữa hệ thống xử lý nước thải để đảm bảo hoạt động xử lý nước thải được thực hiện bình thường, tránh việc tù đọng nước, hoặc xả trực tiếp ra cống chung gây ô nhiễm môi trường. Việc chủ đầu tư không thực hiện việc sửa chữa, vận hành hệ thống xử lý nước thải mà dùng bơm trực tiếp ra cống chung là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, vi phạm quy định về bảo hành nhà ở trong
Đối với việc không sửa chữa hệ thống xử lý nước thải của khu căn hộ chung cư khiến cho hệ thống xử lý nước thải không được vận hành thường xuyên và vận hành không đúng quy trình. Trường hợp này, bên chủ đầu tư hoặc ban quản lý nhà chung cư có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 09 Nghị định 155/2016/NĐ – CP, cụ thể:
“Điều 9. Vi phạm các quy định về thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường và dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bộ; cơ quan ngang bộ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này bị xử phạt như sau:
…i) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường; không vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm dự án;
…
2. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường bị xử phạt như sau:
…i) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường; không vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm dự án; không lập, phê duyệt và thực hiện kế hoạch thu dọn vệ sinh lòng hồ trước khi tích nước hoặc thực hiện việc tích nước khi chưa được cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kiểm tra, chấp thuận trong trường hợp dự án có nội dung đầu tư xây dựng hồ chứa thủy lợi hoặc hồ chứa thủy điện;
…
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng để khắc phục vi phạm đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm i, l, m, n vào khoản 1 và các điểm i, l, m, n vào khoản 2 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động cung ứng dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải vận hành đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường, buộc tháo dỡ công trình bảo vệ môi trường được xây lắp trái quy định về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm i khoản 1; điểm i khoản 2 Điều này;
b) Buộc phải xây lắp, vận hành công trình bảo vệ môi trường và lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường trình cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong
quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm l, m, n vào khoản 1; các điểm l, m, n vào khoản 2 Điều này;c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong
quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra.”
Bạn cần căn cứ vào tình hình thực tế của chung cư mình để có sự xác định cụ thể về trách nhiệm trong việc vận hành, bảo trì sửa chữa hệ thống xử lý nước thải.