Khái quát chung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất? Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất?
Đất đai có những vai trò và ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống von người. Để có thể thực hiện việc quản lý và sử dụng đất đai một cách hiệu quả thì nhà nước ta cần phải lập các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Hiện nay, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được ra đời đã tạo khung hành lang pháp lý quan trọng trong việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và trong quá trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Không những thế, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã khắc phục tình trạng giao, cho thuê đất tràn lan gây lãng phí. Các quy định về công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã mang lại nhiều kết quả quan trọng đối với hoạt động quản lý đất đai trên phạm vi cả nước. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Khái quát chung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
1.1. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là gì?
Theo quy định của pháp
– Quy hoạch sử dụng đất là việc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu cụ thể như là: phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian được xác định cụ thể.
Quy hoạch sử dụng đất bao gồm:
+ Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.
+ Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
+ Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
+ Quy hoạch sử dụng đất an ninh.
+ Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng.
Quy hoạch sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại
– Cũng theo quy định của pháp luật đất đai, kế hoạch sử dụng đất là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.
Kế hoạch sử dụng đất bao gồm:
+ Kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.
+ Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
+ Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
+ Kế hoạch sử dụng đất an ninh.
+ Kế hoạch sử dụng đất quốc phòng.
Kế hoạch sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật đất đai và kỳ kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh và kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh là năm năm. Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm.
1.2. Các tiêu chí lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần phải theo các tiêu chí cụ thể như sau:
– Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh.
– Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế – xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã.
– Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần phải đáp ứng việc sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
– Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần được bảo đảm cho việc khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu.
– Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần phải bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.
– Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần phải dân chủ và công khai.
– Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.
– Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
Như vậy, ta nhận thấy, để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần phải đảm bảo theo các tiêu chí cụ thể được nêu trên. Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khi đảm bảo các tiêu chí này sẽ góp phần quan trọng trong việc bảo vệ đất đai cũng như trong hoạt động quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2. Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định cụ thể tại Điều 42 Luật đất đai và Điều 7
Theo Điều 42
“1. Chính phủ tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì giúp Chính phủ trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp huyện chủ trì giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
3. Bộ Quốc phòng tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; Bộ Công an tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.
Như vậy, ta nhận thấy, theo quy định của pháp luật, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất sẽ do hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền tổ chức lập. Trong đó, quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia do Chính phủ lập cùng với sự hỗ trợ của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bản quy hoạch kế hoạch của cấp hành chính nào sẽ do cấp đó tổ chức lập, cụ thể: cấp tỉnh do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập, cấp huyện do Uỷ ban nhân dân cấp huyện phụ trách. Đất quốc phòng do Bộ Quốc phòng đảm nhiệm và đất an ninh sẽ do Bộ Công an phụ trách.
Tại Điều 7
Thứ nhất: Đối với trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng đất trong việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia được quy định cụ thể tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP như sau:
– Các Bộ, ngành xác định nhu cầu sử dụng đất và đề xuất các dự án của ngành, lĩnh vực phụ trách theo từng đơn vị hành chính cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định nhu cầu sử dụng đất của địa phương.
– Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi nhu cầu sử dụng đất về Bộ Tài nguyên và Môi trường kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc đề nghị đăng ký nhu cầu sử dụng đất và trong thời hạn 45 ngày.
– Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, cân đối nhu cầu sử dụng đất và dự kiến phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia đến từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Thứ hai: Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh:
– Trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng đất trong việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh được quy định như sau:
+ Các sở, ngành xác định nhu cầu sử dụng đất và đề xuất các dự án sử dụng đất thuộc chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh theo từng đơn vị hành chính cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp huyện xác định nhu cầu sử dụng đất của địa phương.
+ Các sở, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi nhu cầu sử dụng đất về Sở Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc đề nghị đăng ký nhu cầu sử dụng đất.
+ Sở Tài nguyên và Môi trường dự kiến phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia và xác định danh mục các dự án trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia đến từng đơn vị hành chính cấp huyện; tổng hợp, cân đối nhu cầu sử dụng đất và dự kiến phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh đến từng đơn vị hành chính cấp huyện.
– Chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh gồm chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất và chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng được quy định như sau:
+ Chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất bao gồm:
Thứ nhất: chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất do quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phân bổ cho cấp tỉnh.
Thứ hai: chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất do cấp tỉnh xác định.
+ Chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng gồm: khu sản xuất nông nghiệp; khu lâm nghiệp; khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; khu phát triển công nghiệp; khu đô thị; khu thương mại – dịch vụ; khu dân cư nông thôn.
– Cần lưu ý rằng, trong trường hợp cần thiết mà cần phải có sự thay đổi về quy mô, địa điểm và số lượng dự án, công trình trong cùng một loại đất nhưng điều đó lại không làm thay đổi về chỉ tiêu và khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng trong quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua, chỉ đạo cập nhật vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện để tổ chức thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.
Thứ ba: Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện:
– Trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng đất trong việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được quy định như sau:
+ Các phòng, ban cấp huyện có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng đất và đề xuất các dự án sử dụng đất thuộc danh mục chỉ tiêu sử dụng đất cấp huyện theo từng đơn vị hành chính cấp xã; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn sẽ có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng đất của địa phương.
+ Các phòng, ban cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã gửi nhu cầu sử dụng đất về Phòng Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Phòng Tài nguyên và Môi trường về việc đề nghị đăng ký nhu cầu sử dụng đất.
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh và các dự án trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đã phân bổ cho cấp huyện đến từng đơn vị hành chính cấp xã; tổng hợp, cân đối nhu cầu sử dụng đất và dự kiến phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất cấp huyện đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
– Chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất cấp huyện gồm:
+ Thứ nhất: chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất.
Chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất bao gồm chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất do quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh phân bổ cho cấp huyện và chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất do cấp huyện, cấp xã xác định.
+ Thứ hai: chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng.
Chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng sẽ bao gồm khu vực chuyên trồng lúa nước; khu vực chuyên trồng cây công nghiệp lâu năm; khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất; khu công nghiệp, cụm công nghiệp; khu đô thị – thương mại – dịch vụ; khu du lịch; khu ở, làng nghề, sản xuất phi nông nghiệp nông thôn.
Cần lưu ý rằng:
Trong quá trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cần phải có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xác định vị trí, diện tích các loại đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra các văn bản pháp luật quy định chi tiết về trình tự, nội dung lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Theo đó, quy định về trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có nội dung cơ bản như sau:
Ta nhận thấy, pháp luật quy định các sở, ngành có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng đất và đề xuất các dự án sử dụng đất thuộc chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh theo từng đơn vị hành chính cấp huyện; Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng đất của địa phương. Các sở, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp huyện gửi nhu cầu sử dụng đất về Sở Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc đề nghị đăng ký nhu cầu sử dụng đất.
Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ đưa ra các dự kiến phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia và xác định danh mục các dự án trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia đến từng đơn vị hành chính cấp huyện; tổng hợp, cân đối nhu cầu sử dụng đất và dự kiến phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh đến từng đơn vị hành chính cấp huyện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Uỷ ban nhân dân cấp huyện còn có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng đất trong việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ có trách nhiệm đối với việc xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh và các dự án trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đã phân bổ cho cấp huyện đến từng đơn vị hành chính thuộc cấp xã; từ đó phòng Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, cân đối nhu cầu sử dụng đất và dự kiến phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất cấp huyện đến từng đơn vị hành chính cấp xã theo đúng các quy định của pháp luật nước ta.