Trách nhiệm thông báo sự cố, tai nạn hàng hải. Tàu đi trong đường thủy nội địa gây tai nạn mà không thông báo thì có bị xử phạt không?
Trách nhiệm thông báo sự cố, tai nạn hàng hải. Tàu đi trong đường thủy nội địa gây tai nạn mà không thông báo thì có bị xử phạt không?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho tôi hỏi về vấn đề va chạm tàu đường thủy nội địa. Nhà tôi có một chiếc thuyền nhỏ hoạt động đánh bắt và chở hàng bằng đường sông. Ngày 30/12/2015 có va chạm trên sông với một con tàu khác, người nhà gia đình tôi phải đi cấp cứu còn bên kia thì không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra cũng không bồi thường gì cho bên gia đình tôi, hành vi không thông báo tai nạn khi thuyền họ va như vậy có bị xử phạt không? Họ gây thiệt hại cho bên tôi thì phải bồi thường thế nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Nếu va chạm giao thông đường bộ thì sẽ áp dụng các vấn đề liên quan đến giao thông đường bộ. Tuy nhiên, nếu như bên bạn trình bày đây là va chạm tàu đường thủy nội địa sẽ được áp dụng theo quy định của Nghị định số 93/2013/NĐ-CP. Trong trường hợp nếu như bên có tàu gây tai nạn mà không thông báo lên Cảng vụ hàng hải để được giải quyết thì sẽ bị xử phạt như sau:
Điều 15. Vi phạm quy định về an toàn, an ninh, trật tự, vệ sinh đối với các hoạt động liên quan đến tàu thuyền
….
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thông báo cho Cảng vụ hàng hải về sự cố, tai nạn hàng hải do tàu mình gây ra hoặc vi phạm quy định khác về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải;
b) Không trang bị đủ trang thiết bị hàng hải trên buồng lái theo quy định hoặc có nhưng không hoạt động, không sử dụng được;
c) Không duy trì liên lạc với Cảng vụ hàng hải qua VHF trên kênh đã được thông báo hoặc các thiết bị thông tin liên lạc khác;
d) Không duy trì hoạt động của thiết bị nhận dạng tự động theo quy định;
đ) Bố trí trang thiết bị cứu sinh của tàu thuyền không đúng quy định;
e) Không tuân theo quy định khi tàu thuyền hành trình hoặc tránh, vượt nhau trên luồng hàng hải;
g) Điều động tàu thuyền chạy quá tốc độ cho phép tại khu vực có quy định giới hạn tốc độ.
….
11. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Bỏ trốn sau khi gây tai nạn hàng hải;
b) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, không trung thực các tài liệu, vật chứng liên quan khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong quá trình điều tra tai nạn hàng hải.
12. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 7 Điều này;
b) Tước Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 8 Điều này;
c) Tước Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 9 và Điểm a Khoản 11 Điều này.
13. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc di chuyển chướng ngại vật do vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này;
b) Buộc di rời khỏi vùng hoạt động cho phù hợp với cấp tàu hoạt động đối với hành vi được quy định tại Khoản 10 Điều này.”
Ngoài nội dung vi phạm trên, nếu hành vi mà bên gây ra thiệt hại là có lỗi, phải có trách nhiệm bồi thường dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự 2005:
“Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”
Bạn cần lưu ý, chi phí hợp lý bao gồm khoản chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ của thiệt hại, phù hợp với giá trung bình ở từng địa phương tại thời điểm phải bồi thường, hỗ trợ. Ngoài ra còn đặt vấn đề tổn thất về tinh thần được xác định bằng mức độ tổn thất về tinh thần cần căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân của người bị thiệt hại.
Bạn có thể dựa vào các căn cứ nêu trên để yêu cầu bồi thường, nếu hai bên không tự thỏa thuận được với nhau thì bên bạn nên khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp quận (huyện) để được giải quyết.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Thủ tục đăng ký lần đầu đối với phương tiện đường thủy nội địa
– Trách nhiệm phối hợp quản lý tại cảng thủy nội địa
– Đăng ký phương tiện thuỷ nội địa lần đầu đối với phương tiện chưa khai thác
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí