Trách nhiệm pháp lý khi người lao động bị điện giật. Người lao động bị điện giật khi lao động, trách nhiệm pháp lý như thế nào?
Trách nhiệm pháp lý khi người lao động bị điện giật. Người lao động bị điện giật khi lao động, trách nhiệm pháp lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào quý cơ quan. Tôi cần tư vấn việc sau: nhà tôi có 1 mảnh vườn khoảng 2 ha. Tôi thuê 1 tốp người làm công. (Đi hái quả nhãn trong vườn) . Trong vườn có đường điện cao thế 35kv. Khi 2 người trèo lên cây nhãn để hái quả có dùng cây gậy gỗ có móc sắt để kéo cành nhãn và hái quả. Nhưng không may đã móc phải dây điện và bị giật . 1 người chết. 1 người bị thương. Tôi muốn hỏi: gia đình tôi có phải chịu trách nhiệm hình sự hay dân sự gì không? Có bị truy cứu trach nhiệm không. ? Vườn nhà tôi là vườn cây lâu năm. Trồng trước khi có đường điện cao thế đi qua vườn, theo như kích thước đo là từ mặt đất lên đến ngọn cây cao nhất là 4.13m đo lên dây điện là 6.20m. Tôi muốn tư vẫn xem lỗi trong vụ việc trên là do ai? Và gia đình tôi có phải chịu trách nhiệm gi không??tôi xin cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– “Bộ luật lao động năm 2019”.
– Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH.
2. Giải quyết vấn đề:
Trường hợp câu hỏi của bạn xảy ra 2 khả năng như sau:
+ Trường hợp thứ nhất, vụ tai nạn xảy ra do quá trình lao động, người lao động phải thực hiện nhiệm vụ của mình, bằng hành vi dùng cây gậy gỗ có móc sắt để kéo cành nhãn và hái quả dẫn đến bị điện giật gây hậu quả nghiêm trọng là người lao động bị tử vong hoặc bị thương nặng. Trường hợp này có thể bị coi là tai nạn lao động theo quy định của “
– Căn cứ Điều 142 “
"Điều 142. Tai nạn lao động
1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.
2. Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.
3. Tất cả các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ."
– Căn cứ Điều 9 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động về phân loại tai nạn lao động như sau:
"Điều 9. Phân loại tai nạn lao động
1. Tai nạn lao động làm chết người lao động (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động chết người) là tai nạn lao động mà người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chết tại nơi xảy ra tai nạn;
b) Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;
c) Chết trong thời gian Điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;
d) Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.
2. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nặng) là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nhẹ) là tai nạn lao động không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này."
Như vậy, trong trường hợp của bạn, việc người làm công trong quá trình lao động bị điện giật dẫn đến tử vong hoặc bị thương nặng thì bị coi là tai nạn lao động nếu tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Tai nạn lao động chết người là tai nạn lao động mà người lao động bị chết tại nơi xảy ra tai nạn hoặc trên đường đi cấp cứu hoặc chết trong thời gian điều tri hoặc chết do tái phát vết thương. Trong trường hợp xảy ra tai nạn lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường theo quy định tại “Bộ luật lao động năm 2019”.
– Căn cứ Điều 144 “Bộ luật lao động năm 2019” quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
"Điều 144. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
2. Trả đủ tiền lương theo
hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này."
– Căn cứ Điều 145 “Bộ luật lao động năm 2019” quy định về quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
"Điều 145. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.
3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo
hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này."
– Căn cứ Điều 3 Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
"Điều 3. Bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Đối tượng được bồi thường:
a) Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 của Thông tư này;
b) Người lao động bị bệnh nghề nghiệp theo kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa hoặc của cơ quan pháp y có thẩm quyền, thì được bồi thường trong các trường hợp sau:
– Bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc hoặc trước khi chuyển làm công việc khác, trước khi thôi việc, trước khi mất việc, trước khi nghỉ hưu;
– Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bệnh nghề nghiệp theo kết quả thực hiện khám giám định bệnh nghề nghiệp định kỳ (theo quy định của Bộ Y tế).
2. Nguyên tắc bồi thường:
a) Việc bồi thường đối với người lao động bị tai nạn lao động được thực hiện từng lần. Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó;
b) Việc bồi thường đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp được thực hiện từng lần theo quy định sau:
– Lần thứ nhất căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động (tỷ lệ tổn thương cơ thể) trong lần khám đầu;
– Từ lần thứ hai trở đi căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức (%) suy giảm khả năng lao động so với kết quả giám định lần trước liền kề.
3. Mức bồi thường:
Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều này được tính như sau:
a) Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
b) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này:
Tbt = 1,5 + {(a – 10) x 0,4}
Trong đó:
– Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
– 1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;
– a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
– 0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%."
Như vậy, phụ thuộc cụ thể vào mức độ thiệt hại và yếu tố lỗi mà người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người lao động theo quy định của “Bộ luật lao động năm 2019” và Điều 3 Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH nêu trên.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
+ Trường hợp vụ tai nan lao động xảy ra do đường điện cao thế không đảm bảo an toàn, dẫn đến thiệt hại cho người lao động. Trong trường hợp nếu như đường điện cao thế đi qua mảnh vườn không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn theo quy định dẫn đến điện giật, gây tử vong hoặc bị thương nặng cho người lao động thì chủ nguồn điện có trách nhiệm bồi thường cho người lao động theo quy định của Bộ luật dân sự 2005.
– Căn cứ Điều 623 Bộ luật dân sự 2005 quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như sau:
"Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại."
Như vậy, đối với vấn đề của bạn phải xác định việc kéo đường dây điện có đảm bảo điều kiện an toàn hay không, tùy thuộc vào trường hợp cụ thể để xác định lỗi, mức độ bồi thường và trách nhiệm bồi thường cho người lao động.