Việc bảo đảm an toàn cho cư dân trong chung cư là đặc biệt quan trọng. Vậy, nhà chung cư có cần thiết phải mua bảo hiểm cháy nổ hay không? Trách nhiệm mua bảo hiểm cháy nổ tại nhà chung cư thuộc về ai?
Mục lục bài viết
1. Nhà chung cư có thuộc đối tượng phải mua bảo hiểm cháy nổ không?
Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc được hiểu như thế nào? Theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, có thể hiểu bảo hiểm cháy nổ bắt buộ là sản phẩm bảo hiểm bắt buộc áp dụng đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ cao về rủi ro, cháy nổ, gây mất an toàn cho các cá nhân khi khai thác, sử dụng, sinh hoạt tại các cơ sở này được quy định cụ thể tại
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 23/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23 tháng 02 năm 2018 Quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc quy định về đối tượng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc được hiểu là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ bao gồm những công trình sau:
Thứ nhất, nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình hoặc máy móc, thiết bị.
Thứ hai, các loại hàng hóa, vật tư (trong đó bao gồm cả các nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm).
Những đối tượng bảo hiểm nêu trên khi làm hợp đồng, làm giấy chứng nhận bảo hiểm cần ghi rõ thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm và địa điểm của đối tượng bảo hiểm.
Bên cạnh đó, theo mục 2 Phụ lục II Nghị định số 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 11 năm 2020 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy đã quy định nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1000m3 trở lên; và các loại nhà ở hỗn hợp cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5000 m3 trở lên sẽ được coi là nhóm đối tượng thuộc vào danh mục cơ sở của nguy hiểm về cháy, nổ.
Do đó, căn cứ vào các quy định pháp luật nêu trên có thể thấy, những đối tượng thuộc danh mục cơ sở của nguy hiểm về cháy nổ nói chung, nhà chung cư nói và toàn bộ tài sản liên quan đến nhà chung cư đều được coi là đối tượng của bảo hiểm cháy nổ. Hay nói cách khác, nhà chung cư và toàn bộ tài sản liên quan đến nhà chung cư là đối tượng phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.
2. Quy định về việc mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tại nhà chung cư:
2.1. Trách nhiệm mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tại nhà chung cư:
Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 38
Bên cạnh đó, cũng tại Thông tư số 02/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 15 tháng 02 năm 2016 Ban hành quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư, cụ thể là tại điểm i khoản 1 Điều 39 Thông tư này đã quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà chung cư cần phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật phòng cháy, chữa cháy và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 và Điều 39 tại Thông tư số 02/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 15 tháng 02 năm 2016 Ban hành quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư cho thấy chủ đầu tư và chủ sở hữu nhà chung cư phải có trách nhiệm mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo quy định pháp luật có liên quan, đó là pháp luật phòng cháy, chữa cháy và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Như vậy, trách nhiệm mua bảo hiểm cháy nổ sẽ thuộc về nhà đầu tư và chủ sở hữu nhà ở chung cư, khách hàng khi mua bán, nhận chuyển nhượng căn hộ chung cư sẽ không phải tiến hành mua bảo hiểm cháy nổ.
Đối với trường hợp khách hàng khi mua căn hộ chung cư, đã và đang khai thác sử dụng căn hộ chung cư mà phát hiện ra chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu căn hộ chung cư không mua bảo hiểm cháy nổ thì người mua căn hộ chung cư hoàn toàn có quyền yêu cầu hoặc khiếu nại cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật này.
2.2. Quy định xử phạt đối với hành vi không mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc:
Đối với hành vi không mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, có thể khẳng định: Nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu nhà chung cư khi không tiến hành thực hiện mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc được coi là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này.
Căn cứ khoản 2 Điều 49 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31 tháng 12 năm 2021 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Phòng, chống tệ nạn xã hội; Phòng cháy, chữ cháy; Cứu nạn, cứu hộ; Phòng, chống bạo lực gia đình về xử phạt vi phạm quy định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, cụ thể: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không mua bảo hiểm cháy nổ theo quy định của pháp luật. của chủ đầu tư, chủ sở hữu nhà chung cư.
Như vậy có thể thấy, đối với hành vi không thực hiện mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc của các cơ sở bắt buộc nói chung; nhà đầu tư, chủ sở hữu nhà chung cư thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc nói riêng sẽ bị phạt tiền lên đến 40.000.000 đồng.
3. Nội dung của Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tại nhà chung cư:
Theo quy định tại Điều 7a Nghị định số 23/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23 tháng 02 năm 2018 Quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc được sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 1 Nghị định số số 97/2021/NĐ-CP quy định về doanh nghiệp bảo hiểm phải tiến hành cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho bên chủ sở hữu hoặc nhà đầu tư mua bảo hiểm. Về nội dung Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy nổ, Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy nổ bắt buộc do doanh nghiệp bảo hiểm chủ động thiết kế. Như vậy có thể hiểu là về mặt hình thức, doanh nghiệp bảo hiểm được tự do thiết kế về hình ảnh, mẫu chữ, mẫu số,… tuy nhiên, những nội dung cơ bản xuất hiện trong Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy nổ bắt buộc lại phải đảm bảo theo quy định của pháp luật. Những nội dung cơ bản cần có trong Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy nổ bắt buộc gồm:
Thứ nhất, tên, địa chỉ, thông tin của các bên: Doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm;
Thứ hai, thuộc danh mục cơ sở (doanh nghiệp bảo hiểm cần nêu rõ vào Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy nổ danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ nào theo quy định pháp luật về phòng cháy và chữa cháy);
Thứ ba, địa chỉ tài sản được bảo hiểm;
Thứ tư, số tiền được bảo hiểm;
Thứ năm, mức khấu trừ của bảo hiểm;
Thứ sáu, thời hạn bảo hiểm;
Thứ bảy, tỷ lệ phí bảo hiểm và phí bảo hiểm;
Thứ tám, tên, địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng của doanh nghiệp bảo hiểm;
Cuối cùng, Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy nổ cần ghi đầy đủ về ngày, tháng, năm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm.
Bên cạnh đó, đối với trường hợp cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy nổ dưới hình thức điện tử, doanh nghiệp bảo hiểm cần tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành kèm theo. Hơn nữa, Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy nổ điện tử phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành và ghi nhận đầy đủ các nội dung cơ bản nêu trên.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Nhà ở năm 2014 số 65/2014/QH13;
– Nghị định số 23/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23 tháng 02 năm 2018 Quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;
– Thông tư số 02/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 15 tháng 02 năm 2016 Ban hành quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư;
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31 tháng 12 năm 2021 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Phòng, chống tệ nạn xã hội; Phòng cháy, chữ cháy; Cứu nạn, cứu hộ; Phòng, chống bạo lực gia đình;
–