Trách nhiệm khi lái xe ngược chiều gây tai nạn. Say rượu lái xe chạy ngược chiều gây tai nạn giao thông phải chịu trách nhiệm thế nào?
Trách nhiệm khi lái xe ngược chiều gây tai nạn. Say rượu lái xe chạy ngược chiều gây tai nạn giao thông phải chịu trách nhiệm thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin giải đáp và tư vấn tình huống của cháu tôi như sau: Vào 19h00' ngày 29/9/2015, cháu tôi (sinh ngày 10/12/1997) trên đường đi làm về (đi xe máy) thì bị anh Nguyễn Văn A là bộ đội (đi xe máy ngược chiều) vượt xe ô tô lấn hết làn đường của cháu tôi và đâm trực diện vào xe máy của cháu tôi, làm cháu tôi ngã, đập đầu xuống đường, gãy chân, đa chấn thương, gây tử vong ngày hôm sau (30/9/2015) tại bệnh viện tỉnh, xe máy hỏng toàn bộ (Cháu tôi chưa có giấy phép lái xe mô tô). Còn anh Nguyễn Văn A chỉ bị dập phổi nhẹ. Vậy xin hỏi Luật sư tư vấn, phân tích chi tiết giúp cho gia đình chúng tôi, cháu tôi và anh Nguyễn Văn A có những sai vi phạm gì? Trách nhiệm ra sao? Nếu anh Nguyễn Văn A say rượu tham gia giao thông đâm vào cháu tôi tử vong như nói ở trên thì chịu trách nhiệm như thế nào? Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thông qua những gì bạn trình bày qua mail thì cháu bạn và anh A có những sự vi phạm như sau:
– Cháu bạn: Chưa đủ điều kiện lái xe máy( theo quy định là đủ 18 tuổi)
– Anh Nguyên Văn A: theo bạn nói thì a A vượt xe ô tô( cần xét xem có biển báo cấm vượt không, có biển báo cầm đi ngược chiều không)
Mặt khác, theo quy định của Bộ luật hình sự 1999 thì:
Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Nếu trong trường hợp của anh A do sự vi phạm đó gây thiệt hại thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mặt khác, bạn nói rằng anh A say rượu. Như vậy, có thể anh A sẽ bị truy cứu theo khoản 2, phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Hơn nữa, ngoài bị truy cứu trách nhiệm về mặt hình sự thì theo quy định tại Bộ luật dân sự 2005 thì:
Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Nếu trong trường hợp hoàn toàn do lỗi của anh A gây ra tai nạn này thì anh A ngoài truy cứu trách nhiệm hình sự thì còn phải bồi thường đối với thiệt hại của mình gây ra.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.