Trách nhiệm khi giao hàng không đúng thời hạn? Quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Xử lý đối với trường hợp vi phạm thời gian giao hàng theo quy định của hợp đồng?
1. Hợp đồng thương mại
Điều 1
Chủ thể của hợp đồng thương mại được kí kết giữa hai bên là thương nhân hoặc có một bên là thương nhân. Theo Khoản 1 Điều 6 Luật thương mại 2005 thì thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, chủ thể của hợp đồng thương mại còn có thể là các cá nhân, tổ chức khác có hoạt động liên quan đến thương mại.
Điều 24 Luật thương mại 2005 quy định về hình thức của hợp đồng thương mại:
2. Trách nhiệm khi giao hàng không đúng thời hạn, vi phạm thời gian giao hàng
Trong hợp đồng thương mại, các bên sẽ thỏa thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ của hợp đồng cũng như khi vi phạm hợp đồng trách nhiệm giữa các bên với nhau. Trong trường hợp các bên không quy định về phạt vi phạm hợp đồng thì việc phạt vi phạm này sẽ thực thực hiện theo quy định của pháp luật. Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật thương mại 2005. Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
Theo Điều 294 Luật thương mại 2005 quy định các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm:
1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
2. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.
Khi vi phạm thời hạn giao hàng, giao hàng không đúng thời hạn mà không thuộc một trong các trường hợp loại trừ trách nhiệm nêu trên thì bên vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm phạt vi phạm theo quy định tại Điều 300 Luật thương mại 2005.
Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật thương mại.Mức phạt vi phạm đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật thương mại.
Ngoài việc phạt vi phạm ra, bên vi phạm còn phải chịu bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Nếu trong hợp đồng hai bên có thỏa thuận về việc hủy bỏ hợp đồng khi vi phạm nghĩa vụ giao hàng thì bên bị thiệt hại có quyền hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hợp đồng. Điều 313 Luật thương mại 2005 quy định: Huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần:
-Trường hợp có thoả thuận về giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần, nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc giao hàng, cung ứng dịch vụ và việc này cấu thành một vi phạm cơ bản đối với lần giao hàng, cung ứng dịch vụ đó thì bên kia có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với lần giao hàng, cung ứng dịch vụ.
-Trường hợp một bên không thực hiện nghĩa vụ đối với một lần giao hàng, cung ứng dịch vụ là cơ sở để bên kia kết luận rằng vi phạm cơ bản sẽ xảy ra đối với những lần giao hàng, cung ứng dịch vụ sau đó thì bên bị vi phạm có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với những lần giao hàng, cung ứng dịch vụ sau đó, với điều kiện là bên đó phải thực hiện quyền này trong thời gian hợp lý.
-Trường hợp một bên đã tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với một lần giao hàng, cung ứng dịch vụ thì bên đó vẫn có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với những lần giao hàng, cung ứng dịch vụ đã thực hiện hoặc sẽ thực hiện sau đó nếu mối quan hệ qua lại giữa các lần giao hàng dẫn đến việc hàng hoá đã giao, dịch vụ đã cung ứng không thể được sử dụng theo đúng mục đích mà các bên đã dự kiến vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Trường hợp vi phạm nghĩa vụ và có thiệt hại là do một phần lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình. Bởi căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là bên bồi thường phải có lỗi. Lỗi trong trách nhiệm dân sự bao gồm lỗi cố ý, lỗi vô ý.
Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
Lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
Luật sư
Trách nhiệm khi giao hàng không đúng thời hạn, vi phạm thời gian giao hàng trước hết phải tuân thủ theo việc phạt vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.
II.TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Công ty tôi có ký 1 hợp đồng mua nguyên liệu với nhà cung cấp quy định về loại nguyên liệu, giá cả, thời gian giao hàng. Tuy nhiên nhà cung cấp không giao hàng đúng thời gian, làm tôi phải mua nguyên liệu của nhà cung cấp khác với giá cao hơn. Trong hợp đồng không có quy định về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, Vậy Công ty tôi có sơ sở đòi họ bồi thường thiệt hại không? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Trường hợp của bạn được coi là hoạt động mua bán hàng hóa trong thương mại.
Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.
Đối với hoạt động mua bán hàng hóa, Luật được áp dụng là Luật thương mại 2005. Nếu Luật thương mại 2005 không điều chỉnh thì áp dụng quy định của
– Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp đồng.
– Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua.
– Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.
– Trường hợp bên bán giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận thì bên mua có quyền nhận hoặc không nhận hàng nếu các bên không có thoả thuận khác.
Như vậy, trong trường hợp này, bạn và bên bán đã thỏa thuận về thời hạn giao hàng nhưng bên bán giao hàng không đúng thời hạn nên bên bán đã vi phạm hợp đồng. Khi bên bán vi phạm thời hạn giao hàng thì bên bạn có quyền xử lý vi phạm theo thỏa thuận. Tuy nhiên, bên bạn và bên bán không có thỏa thuận gì nên trách nhiệm bên bán sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật.
Khi nghĩa vụ dân sự chậm được thực hiện thì bên có quyền có thể gia hạn để bên có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ; nếu quá thời hạn này mà nghĩa vụ vẫn chưa được hoàn thành thì theo yêu cầu của bên có quyền, bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại; nếu việc thực hiện nghĩa vụ không còn cần thiết đối với bên có quyền thì bên này có quyền từ chối tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Do đó, trong trường hợp này, khi bạn không có thỏa thuận gì về phạt hợp đồng hay bồi thường thiệt hại thì khi bên bán có hành vi giao hàng không đúng thời hạn thỏa thuận thì bạn có quyền:
– Yêu cầu bên bán giao hàng khi bên bạn gia hạn thêm cho bên bán thêm một khoảng thời gian;
– Đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán và thông báo cho bên bán về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng heo Điều 312 Luật thương mại 2005.
– Yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra.