Trách nhiệm khi giao hàng có liên quan đến người vận chuyển
Hiện nay, hoạt động sản xuất và mua bán hàng hóa diễn ra ngày một sôi động và phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Những điều khoản trong quá trình giao kết
– Cơ sở pháp lý:
1. Trách nhiệm khi giao hàng có liên quan đến người vận chuyển.
– Về bản chất, mua bán hàng hóa là một dạng của mua bán tài sản nên có bản chất giống mua bán tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự, theo đó, mua bán hàng hóa là việc bên bán chuyển quyền sở hữu hàng hoá, tài sản cho bên mua và nhận thanh toán, bên mua có quyền sở hữu đối với hàng hoá, tài sản đã mua và có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán. Bên cạnh đó mua bán hàng hoá, tài sản đều được thể hiện qua các hình thức pháp lý là
Mua bán hàng hóa có thể diễn ra trực tiếp giữa bên mua và bên bán hoặc thông qua chủ thể trung gian để thiết lập quan hệ mua bán hàng hoá. Hàng hóa có thể là hàng hóa hiện hữu hoặc hàng hóa chưa hình thành ở thời điểm giao kết hợp đồng.
– Do đó, thể thấy được sự khác nhau trong mua bán hàng hóa trong thương mại và mua bán tài sản trong dân sự. Mua bán hàng hóa trong thương mại là một trong những hoạt động thương mại chủ yếu do thương nhân thực hiện trong đó bao gồm thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài để chuyển giao hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán. Mua bán hàng hóa là một dạng của mua bán tài sản.
Về vấn đề vận chuyển hàng hóa thì các bên có thể tự thỏa thuận với nhau về phương thức vận chuyển, hình thức vận chuyển, phương thức thanh toán, giao hàng… Theo đó, nếu trong trường hợp các bên không thỏa thuận với nhau về giao hàng thì trách nhiệm khi giao hàng có liên quan đến người vận chuyển sẽ tuỳ thuộc vào từng trường hợp và được pháp luật quy định rất rõ về vấn đề này.
– Tại Điều 36
+Trường hợp 1: bên bán sẽ không phải
+ Trường hợp 2: Bên bán phải ký kết hợp đồng cần thiết có liên quan đến việc chuyên chở được thực hiện tới đích bằng các phương tiện chuyện chở thích hợp với hoàn cảnh cụ thể và theo điều kiện thông thường đối với phương thức chuyên chở đó đối với trường hợp bên bán có nghĩa vụ thu xếp việc chuyên chở hàng hóa. Theo đó, ở trường hợp này, khi các bên có thỏa thuận với nhau về việc bên bán sẽ có nghĩa vụ thu xếp việc chuyên chở hàng hóa cho bên mua, thì khi đó, các bên( đặc biệt là bên bán) sẽ phải có những hợp đồng ký kết về việc vận chuyển hàng hóa. Hợp đồng này là hợp đồng vận chuyển, chuyên chở hàng hóa của bên bán và bên chuyên chở hàng hóa, theo đó, nội dung của hợp đồng này là bên bán và bên chuyên chở hàng hóa tự thỏa thuận với nhau về phương tiện chuyên chở, cách thức vận chuyển hàng hóa sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể và đảm bảo về việc chuyên chở, giao hàng đúng và đủ cho bên mua như trong hợp đồng mua bán hàng hóa giữa bên bán và bên mua đã ký kết.
+ Trường hợp 3: khi bên bán và bên mua ký kết hợp đồng mua bán nhưng có thỏa thuận về việc bên bán không có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển hàng hóa, đối với trường hợp này, nếu bên mua có yêu cầu về việc cung cấp thông tin về hàng hóa để bên mua mua bảo hiểm cho hàng hóa đó thì bên bán sẽ phải có nghĩa vụ cung cấp tất cả những thông tin liên quan đến hàng hóa đó và việc vận chuyển hàng hóa đó cho bên mua. Điều này được quy định nhằm tạo điều kiện cho bên mua mua bảo hiểm cho những loại hàng hóa đó theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật đã quy định.
Như vậy, có thể thấy, việc giao kết hợp đồng trong mua bán hàng hóa nói chung và việc quy định về trách nhiệm khi giao hàng có liên quan đến vận chuyển nói riêng là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng đối với các bên khi tham gia vào quan hệ mua bán hàng hoá. Bởi lẽ, về bản chất hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận của các bên về những điều khoản trong hợp đồng. Do đó, có thể thấy được hợp đồng mua bán hàng hóa có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động thương mại hàng hoá. Đây chính là nhân tố cơ bản tạo ra kinh tế thị trường. Có thể thấy,
– Hợp đồng mua bán hàng hóa với tính ổn định của các tập quán thương mại và tính linh hoạt của thỏa thuận giữa các bên đã góp phần làm phát triển thị trường. Ngược lại, thị trường với ý nghĩa là môi trường thực tiễn của hoạt động mua
bán hàng hóa cũng có tác động trở lại làm phong phú thêm cho hợp đồng mua bán hàng hóa và các tập quán thương mại.
– Hợp đồng mua bán hàng hóa là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích các bên Công cụ này phát huy trên hai phương diện:
* Phương diện giữa các bên tham gia quan hệ mua bán hàng hóa, đây là quan hệ song vụ, theo đó một bên có quyền nhận lấy hàng hóa như đã thỏa thuận và bên kia có quyền nhận tiền sau khi đã thực hiện nghĩa vụ giao hàng và các nghĩa vụ khác theo hợp đồng. Có thể nói đơn giản rằng quyền của bên này làm phát sinh nghĩa vụ tương ứng của bên kia. Các bên đều có quyền yêu cầu đối tác của mình thực hiện trọn vẹn nghĩa vụ theo hợp đồng, nếu không, lập tức hợp đồng sẽ làm phát sinh trách nhiệm cho bên đã không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ. Trách nhiệm này buộc họ phải hoàn thành nốt phần nghĩa vụ còn lại, bồi thường thiệt hại cho bên kia (nếu có thiệt hại).
– Hợp đồng mua bán hàng hóa giúp Nhà nước kiểm soát các hoạt động kinh doanh. Với ý nghĩa là nhân tố giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động thương mại, hợp đồng mua bán hàng hóa xuất hiện trong phần lớn các hoạt động kinh doanh hay nói cách khác, hợp đồng mua bán hàng hóa là công cụ quan trọng trong khâu lưu thông, phân phối của quá trình kinh doanh, trực tiếp đem lại lợi ích kinh tế cho các chủ thể kinh doanh. Vậy kiểm soát được hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ giúp Nhà nước quản tốt các hoạt động kinh doanh. So với các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, mua bán hàng hóa thương mại luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong đời sống kinh tế của mỗi quốc gia. Kiểm soát được hoạt động kinh doanh trong khâu lưu thông hàng hóa, Nhà nước sẽ đảm bảo sự lành mạnh cho môi trường kinh tế – xã hội. Thông qua hợp đồng mua bán hàng hoá, các thông tin về hàng hóa và sự lưu thông của nó trên thị trường được thể hiện đầy đủ, Nhà nước sẽ quản lý tốt dòng lưu chuyển hàng hóa – tiền tệ, sự biến động về tăng trưởng thấp hay cao của hoạt động thương mại theo từng giai đoạn cụ thể, để từ đó có chính sách phù hợp cho nền kinh tế.