Trách nhiệm hình sự khi dùng kéo đâm người khác. Em của tôi bị người khác dùng kéo gây thương tích tỷ lệ 35% thì trách nhiệm như thế nào?
Trách nhiệm hình sự khi dùng kéo đâm người khác. Em của tôi bị người khác dùng kéo gây thương tích tỷ lệ 35% thì trách nhiệm như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư tư vấn cho em: Em của em đi trên đường ở xóm thì người người ở xóm trên gây chuyện chửi đòi đánh. Em của em lên nhà để nói sự việc với cha mẹ người gây sự. Nhưng đi chưa tới nhà, thì người này chặn đường đánh và dùng kéo đâm gây thương tích 35%. Mức phạt và bồi thường như thế nào? Mong luật sư tư vấn giúp em. Cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP;
2. Giải quyết vấn đề:
Theo quy định của Điểm 3.1 Điều 3
"Phương tiện nguy hiểm" là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công."
Theo quy định, thì tình tiết: Dùng hung khí nguy hiểm được xác định là tình tiết định khung phạm tội được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự 1999.
Bạn có nêu em của bạn bị người khác đánh và dùng kéo đâm gây thương tich 35%, hành vi này được xác định là hành vi cố ý gây thương tích và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 104 Bộ luật Hình sự 1999. Chiếc kéo dùng để đâm em của bạn có thể được xác định là hung khí nguy hiểm, do đó người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm theo khoản 3 Điều 104 Bộ luật Hình sự 1999 với mức hình phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm:
"3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm."
Tùy vào từng tính chất, diễn biến sự việc và các tình tiết cụ thể để xác định mức độ cụ thể để xác định trách nhiệm hình sự cụ thể của bên có hành vi vi phạm như thế nào?
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự về hành vi cố ý gây thương tích: 1900.6568
Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
Điều 609 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi sức khỏe bị xâm phạm bao gồm các chi phí sau:
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại;
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị;
– Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thỏa thuận được thì sẽ yêu cầu Tòa án giải quyết nhưng không mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.