Vừa qua, trên địa bàn huyện tôi xảy ra một vụ cháy rừng Thông trồng của công ty TNHH MTV Innovgreen (công ty có vốn 100% nước ngoài), diện tích thiệt hại 15 ha.
Tóm tắt câu hỏi:
Vừa qua, trên địa bàn huyện tôi xảy ra một vụ cháy rừng Thông trồng của công ty TNHH MTV Innovgreen (công ty có vốn 100% nước ngoài), diện tích thiệt hại 15 ha. Mức độ thiệt hại vượt quá mức xử phạt vi phạm hành chính nên các cơ quan chức năng đã hoàn tất hồ sơ vi phạm để khởi tố vụ an hình sự theo điều 189 (tội hủy hoại rừng) Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, bên bị hại là công ty TNHH MTV Innovgreen đã có văn bản đề nghị cơ quan chức năng không khởi tố vụ án trên mà để công ty trồng lại rừng hoặc để rừng tự phục hồi. Xin hỏi như vậy các cơ quan chức năng có thể dừng việc khởi tố vụ án theo đề nghị của công ty TNHH MTV Innovgreen không? Căn cứ theo điều luật nào để giải quyết theo hướng này. Xin cám ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Tại quy định của Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi 2009
Mục lục bài viết
- 1 “Điều 189. Tội huỷ hoại rừng
- 2 Như nội dung vụ việc thì bên bị hại là công ty TNHH MTV Innovgreen, không phải chủ sở hữu thực hiện nên sẽ bị truy cứu về tội “Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản”. Việc công ty có văn bản đề nghị cơ quan chức năng không khởi tố vụ án trên mà để công ty trồng lại rừng hoặc để rừng tự phục hồi thì các cơ quan chức năng vẫn có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự mà không phụ thuộc vào yêu cầu của đương sự.
“Điều 189. Tội huỷ hoại rừng
1.Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c) Hủy hoại diện tích rừng rất lớn;
d) Chặt phá các loại thực vật quý hiếm thuộc danh mục quy định của Chính phủ;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Hủy hoại diện tích rừng đặc biệt lớn;
b) Hủy hoại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
4.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Theo quy định của Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC có quy định chi tiết nội dung Điều 189 Bộ luật hình sự như sau:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
“3. Tội huỷ hoại rừng (Điều 189 Bộ luật hình sự)
3.1. "Đốt rừng trái phép" là hành vi cố ý làm cháy rừng với bất kỳ mục đích gì mà không được người hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
3.2. "Phá rừng trái phép" là chặt phá rừng, ken cây và các hành vi khác trái pháp luật làm cho cây rừng bị chết với bất kỳ mục đích gì, trừ các trường hợp được hướng dẫn tại tiểu mục 1.1 và tiểu mục 1.2 mục 1 Phần IV này.
3.3. "Hành vi khác huỷ hoại rừng" là đào bới, nổ mìn, san ủi, đào, đắp ngăn nước thuỷ triều, tháo nước hoặc xả chất độc hại vào rừng trái pháp luật… làm cho cây rừng bị chết hàng loạt, đất rừng bị ô nhiễm.
Trường hợp đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao cho tổ chức, tập thể, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp mà người được giao đã bỏ vốn đầu tư trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ… thì bị xử lý như sau:
a) Nếu chủ rừng đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 189 Bộ luật hình sự;
b) Nếu người đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng mà không phải là chủ rừng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các điều luật tương ứng quy định tại Chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự.”
Như nội dung vụ việc thì bên bị hại là công ty TNHH MTV Innovgreen, không phải chủ sở hữu thực hiện nên sẽ bị truy cứu về tội “Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản”. Việc công ty có văn bản đề nghị cơ quan chức năng không khởi tố vụ án trên mà để công ty trồng lại rừng hoặc để rừng tự phục hồi thì các cơ quan chức năng vẫn có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự mà không phụ thuộc vào yêu cầu của đương sự.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.